3. Đóng góp mới của luận văn
2.4.3. Phương pháp thu mẫu
Nguyên tắc thu mẫu: Mỗi mẫu phải lấy đầy đủ các bộ phận gồm cành, lá và hoa với cây gỗ, còn với cây thảo nên lấy cả cây
Khi thu mẫu phải ghi chép đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên như đặc điểm vỏ, kích thước cây, màu sắc hoa, quả, có hay không có nhựa mủ, mùi vị... Thu và ghi chép xong, buộc vào cành (hay thân) cái nhãn có ghi chép đầy đủ, cho vào cấp gỗ hay bao tải mang về nhà. Cần chú ý là khi đặt mẫu vào túi phải nhẹ nhàng, nếu có hoa, qua có thể dùng các loại túi ngửng, giấy đựng và buộc lại.
Thu mẫu đất: Ở mỗi quần xã nghiên cứu, chúng tôi đều tiến hành lấy mẫu đất ở 3 vị trí địa hình (chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi) theo 3 lớp có độ sâu khác nhau:từ 0-10 cm; từ 10-20 cm; từ 20-30 cm. Sau đó trộn đều các mẫu ở cùng độ sâu và lấy một mẫu đất chung đem phân tích các chỉ tiêu lí, hóa học. Mỗi quần xã tiến hành đào một phẫu diện đất với kích thước 1,2m x 1,2m x 0,8m (dài, sâu, rộng), mô tả hình thái phẫu diện đất theo tác giả Lê Văn Khoa và cộng sự (1998) [26].
Trong các TDT, tiến hành ghi chép các thông tin về từng loài cây như: tên Việt Nam (hoặc tên Latinh), dạng sống (theo Raunkiaer). Những loài cây chưa xác định được tên thì thu thập mẫu về phân loại tại phòng thí nghiệm khoa Sinh học.
Đối với OTC, tiến hành thu thập mẫu trong các ô nhỏ (ODB), cách thu mẫu cũng giống như ở TDT. Phương pháp thu mẫu, ghi chép trong OTC cơ bản như phần trên. Với OTC có yêu cầu đặc biệt hơn là không chỉ ghi số loài mà cả số cá thể của từng loài (hoặc số chồi với nhóm hoà thảo và xa thảo) phân bố của nó theo không gian và cả thời gian.