4.1.1. Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển du lịch Quảng Ninh
* Những yếu tố thuận lợi, cơ hội
- Thị phần khách du lịch quốc tế của khu vực Đông Nam Á có tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất thế giới, đạt 10% năm 2013, tăng từ 84,2 triệu lƣợt khách năm 2012 là 92,7 triệu lƣợt khách năm 2013, đứng thứ nhì chỉ sau khu vực Đông Bắc Á. Các thị trƣờng nguồn chính của du lịch thế giới nằm ngay chính khu vực Châu Á nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ. Châu Á đang trở thành trung tâm hội nghị của thế giới. Một số điểm đến của Đông Nam Á đã và đang đạt mức tăng trƣởng hai con số, trong đó tốc độ tăng trƣởng khách của Myanma, Campuchia và Việt Nam cao nhất nếu tính theo giá trị tƣơng đối.
- Sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ làm cho việc đi lại trong nội vùng và trong các vùng với nhau thuận lợi hơn, kinh tế hơn, khả năng tiếp cận các điểm đến dễ dàng hơn, từ đó thay đổi thói quen, hình thức đi du lịch của ngƣời dân, tạo điều kiện kích cầu du lịch.
- Cùng với sự bùng nổ của internet và sự hoàn thiện không ngừng của hệ thống công cụ tìm kiếm và thƣơng mại điện tử, các điểm đến và dịch vụ du lịch đang trở nên gần gũi và hiện thực hóa với du khách hơn bao giờ hết, làm thay đổi căn bản định hƣớng và phƣơng pháp marketing, chuyển từ marketing truyền thống sang chú trọng marketing hiện đại, marketing điện tử.
- Sự ổn định chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở, làm bạn với các nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới cùng sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm
của Đảng và Nhà nƣớc là nhứng yếu tố thuận lợi cho du lịch phát triển.
- Tỷ lệ công dân trong nƣớc có thu nhập cao đang tăng lên, sự thay đổi trong quan điểm tiêu dùng đã tạo ra cơ hội mới cho phát triển du lịch nội địa.
- Du lịch nội địa đã chứng kiến tốc độ tăng trƣởng nhanh chóng trong những năm qua, phân khúc thị trƣờng cũng rõ nét hơn, góp phần quan trọng trong việc ổn định và duy trì thị trƣờng.
* Những yếu tố không thuận lợi
- Tình hình thế giới vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hƣởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên,… toàn cầu hóa kinh tế phát triển với những hình thức biểu hiện phức tạp, đan xen giữa tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức khó lƣờng.
- Ngày càng nhiều quốc gia nhận thức đƣợc vai trò lớn của ngành du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là những nền kinh tế mới nổi do đó cạnh tranh toàn cầu đang trở nên gay gắt. Cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực cũng đang trở nên quyết liệt hơn, đặc biệt trong việc xây dựng hình ảnh, thƣơng hiệu.
- Các nƣớc có sự phát triển mạnh về du lịch trong khu vực nhƣ Malaysia, Thái Lan, Singapore liên tục có sự đổi mới về sản phẩm, thƣơng hiệu đƣợc gây dựng bài bản và các điểm đến này thƣờng đƣợc nhận diện rõ rệt hơn cả trong hình ảnh chung của du lịch khu vực Đông Nam Á. Sản phẩm của Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng thiếu tính cạnh tranh và dễ dàng bị thay thế bởi các sản phẩm khác ở các nƣớc trong khu vực.
- Song song với các chính sách ca ̣nh tranh v ề giá, cạnh tranh về các giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch, cạnh tranh v ề tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận điểm đến đang là một trong những xu thế mới. Các quốc gia sẵn sàng giảm, miễn phí visa, khai thông đƣờng bay để thu hút khách du lịch từ các thị trƣờng xa. Chính sách miễn visa giữa các nƣớc nội khối
Asean cũng khiến cho mơi trƣờng ca ̣nh tranh du lịch nội khối khốc liệt hơn. - Chính phủ ác nƣớc ngay cả một số nƣớc lân cận đầu tƣ cho hoa ̣t động marketing khá bài bản, chuyên nghiệp và liên tục trong suốt hơn 20 năm qua. Du lịch đƣợc công nhận là ngành "xuất khẩu ta ̣i ch ỗ ", do đó chính phủ các nƣớc đầu tƣ đáng kể vào marketing, đào ta ̣o và phát triển sản phẩm.
- Tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm công tác xúc tiến du lịch còn ha ̣n chế. Hoạt đ ộng marketing diễn ra ở quy mô nhỏ lẻ, thiếu tính chủ động do ngân sách và nguồn lực ha ̣n ch ế. Trong khi thế giới đang thịnh hành xu thế marketing và thƣơng ma ̣i điện tử, lĩnh vực này còn khá mới mẻ tại Việt Nam.
4.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh
- Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lƣợng cao, thƣơng hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, có năng lực cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo đảm quốc phòng - an ninh.
- Mục tiêu cụ thể
+ Phấn đấu đến năm 2015, tổng số khách du lịch đạt 8 triệu lƣợt, trong đó khách quốc tế 3 triệu lƣợt; tổng doanh thu đạt 8.000 tỷ Đồng; lao động trực tiếp 35.000 ngƣời. Năm 2020, tổng số khách du lịch đạt 10,5 triệu lƣợt, trong đó khách quốc tế 4 triệu lƣợt; tổng doanh thu đạt 30.000 tỷ Đồng; lao động trực tiếp 62.000 ngƣời. Năm 2030, tổng số khách du lịch đạt 23 triệu lƣợt, trong đó khách quốc tế 10 triệu lƣợt; tổng doanh thu đạt 130.000 tỷ đồng; lao động trực tiếp 120.000 ngƣời.
điểm: Hạ Long; Móng Cái - Trà Cổ; Vân Đồn - Cô Tô và Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên. Định hƣớng mở rộng không gian du lịch Hạ Long gắn với Vân Đồn - Vịnh Bái Tử Long và các vùng phụ cận, đồng thời phát triển các không gian du lịch mới ở Hải Hà, Cô Tô, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Tiên Yên, Bình Liêu...Tạo ra hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng phục vụ các thị trƣờng mục tiêu nhƣ Châu Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Nam Á, Trung Đông...; hình thành và phát triển dịch vụ văn hóa - giải trí; hình thành hệ thống sản phẩm du lịch chuyên nghiệp mang tính đặc trƣng tại 4 trung tâm du lịch.
+ Phấn đấu đến năm 2015, xây dựng thành phố Hạ Long trở thành thành phố du lịch biển theo hƣớng hiện đại, đến năm 2020 trở thành thành phố du lịch biển hiện đại và văn minh; đến năm 2020 Vân Đồn - Cô Tô trở thành trung tâm du lịch biển, đảo chất lƣợng cao, trung tâm vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế , phấn đấu đến nă m 2030 trở thành trung tâm công nghiệp giải trí có đẳng cấp quốc tế; Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên trở thành trung tâm du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh đặc sắc, có sức hấp dẫn cao.