Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh quảng bình (Trang 35)

Tác giả sử dụng phƣơng pháp luận chung nhƣ duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, hệ thống và các phƣơng pháp cụ thể nhƣ tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích trong các nội dung nghiên cứu. Cụ thể:

Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng nhằm tập hợp những nội dung lý thuyết xoay quanh dịch vụ du lịch và hoạt động quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ những số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung của luận văn. Từ những số liệu, thông tin về thực trạng về du lịch và nội dung quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Quảng Ninh, tác giả thực hiện tổng hợp số liệu để từ đó có đánh giá đầy đủ nhất về nội dung nghiên cứu.

Phƣơng pháp so sánh chủ yếu sử dụng để so sánh số liệu qua các năm phục vụ cho việc phân tích và giải quyết vấn đề những nội dung về quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh.

Phƣơng pháp phân tích sử dụng để phân tích thông tin, số liệu dựa trên nền tảng về cơ sở lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề, từ đó đƣa ra một số gợi ý hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch tỉnh Quảng Ninh, góp phần thúc đẩy phát triển hơn nữa du lịch tại tỉnh.

Mặt khác nhằm nghiên cứu đúng hƣớng và hoàn thành kế hoạch đã đề ra, tạo nền tảng của toàn bộ nghiên cứu sẽ đƣợc thực hiện, giúp tác giả thực hiện một cách dễ dàng trong một định hƣớng có hệ thống, để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu, đề tài đƣợc áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu trải qua 4 bƣớc nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định mục đích nghiên cứu. Bƣớc 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu. Bƣớc 3: Thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu

Bƣớc 4: Xây dựng giải pháp tối ƣu cho nghiên cứu

Cách thức thu thập dữ liệu

Sử dụng phƣơng pháp thu thập gián tiếp qua một số nguồn:

+ Kế thừa một số công trình đã nghiên cứu t rƣớc đây về du lịch Quảng Ninh và những công trình có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý nhà nƣớc về du lịch nói riêng.

+ Tổng hợp liệu thông qua những nguồn số liệu chủ yếu: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh.

+ Chủ trƣơng, chính sách có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

+ Tìm thông tin qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng: Báo chí, Internet...

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2013 3.1. Thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Tiềm năng, lợi thế của tỉnh Quảng Ninh trong phát triển du lịch

Xét về điều kiện tự nhiên, văn hóa kinh tế và xã hội Quảng Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

- Lợi thế tự nhiên: Quảng Ninh có vịnh Hạ Long là danh thắng nổi

tiếng trong nƣớc và thế giới. Đây là vùng biển đảo có diện tích 1.553 km2 gồm 1.969 đảo, khu vực di tích đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng bảo vệ theo Quyết định số 313 - VH/QĐ, ngày 28/4/1962 của Bộ Văn hóa với tiêu chuẩn là một danh thắng. Ngày 17/12/1994, Vịnh Hạ Long đƣợc UNESCO cấp bằng Di sản thế giới khẳng định giá trị toàn cầu của một di sản văn hóa và thiên nhiên cần đƣợc bảo vệ. Ngày 29/11/2000, Hội đồng di sản thế giới thông qua quyết định công nhận vịnh Hạ Long là di sản thế giới về giá trị địa chất - địa mạo. Hiện nay, những giá trị tiềm tàng về sinh thái , về khảo cổ và lịch sử về văn hóa vật thể và phi vật thể vẫn đang đƣợc nghiên cứu, khám phá. Vịnh Hạ Long cùng với đảo Cát Bà đƣợc đánh giá là khu du lịch trọng điểm quốc gia, động lực phát triển vùng du lịch Bắc Bộ.

Bên cạnh Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh còn có Vịnh Bái Tử Long với diện tích 596,7 km2 , có nhiều hang động hấp dẫn nhƣ hang Sói Nhụ, Hà Giắt, Nhà Trò, Hang Quang, hang Đúc Tiền ..., có vƣờn quốc gia Bái Tử Long là điểm đến du lịch có vẻ đẹp không thua kém vịnh Hạ Long.

Các hang động ở Quảng Ninh rất phong phú, đa dạng, và có sức thu hút lớn đối với du khách nhƣ hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, hang Luồn, động Thiên Cung, động Tẩm Cung, động Mê Cung.

Quảng Ninh còn có những đảo rộng và đẹp hiện đang đƣợc đầu tƣ khai thác nhƣ: đảo Cái Bầu với diện tích trên 100 km2, đảo Ngọc Vừng, đảo Khỉ, đảo Thẻ Vàng, đảo Quan Lan ... Trong đó, hấp dẫn hơn cả là đảo Tuần Châu có diện tích khoảng 400 ha, hiện đang làmột tổ hợp dịch vụ - vui chơi - biểu diễn hiện đại với công trình nhà mái vòm 2.500 ghế ngồi. Quần thể du lịch này còn có khu lƣu niệm Hồ Chủ Tịch, thác nƣớc nhân tạo, núi Thiên Thai, công viên nhạc nƣớc có sức chứa 10.000 ngƣời , lầu Cảnh Vọng, làng chài Tuần Châu, leo núi, cắm trại, picnic, câu cá ...

Quảng Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa tƣơng đối thích hợp với khách du lịch nhất là du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái vào các tháng mùa hè. Là một tỉnh biển - đảo, Quảng Ninh có nhiều bãi tắm đẹp. Đó là bãi tắm Hồng Vàn, Bắc Vàn , Vàn Chảy, đảo Cô Tô. Đây là những bãi tắm đƣợc đánh giá đẹp nhất miền Bắc. Các bãi tắm ở Vịnh Hạ Long, Trà Cổ, Bãi Cháy, Tuần Châu đã đƣợc cải tạo, nâng cấp với nhiều loại hình dịch vụ phục vụ đa dạng các nhu cầu của khách du lịch.

- Lợi thế về di tích lịch sử và danh thắng

Bên cạnh các danh thắng nổi tiếng về biển đảo nhƣ vịnh Hạ Long , Bái Tử Long, ... tỉnh Quảng Ninh còn có nhiều lợi thế về di tích lịch sử và danh thắng. Trên địa bàn tỉnh có 626 di sản lịch sử và danh thắng đƣợc công nhận (57 di sản cấp quốc gia, 42 di sản cấp tỉnh). Trong đó nổi tiếng hơn cả là di sản lịch sử văn hóa và danh thắng Yên Tử, khu di tích nhà Trần (huyện Đông Triều), cụm di tích Bạch Đằng (huyện Yên Hƣng), di tích Thƣơng cảng Vân Đồn (huyện Vân Đồn), cụm di tích lịch sử và danh thắng núi Bài Thơ (thành phố Hạ Long), đền cửa ông (thị xã Cẩm Phả), miếu Tiên Ông (huyện Yên Hƣng).

Lợi thế phát triển du lịch của tỉnh còn kể đến các công trình kiến trúc nghệ thuật nhƣ: chùa Quỳnh Lâm, đình Phong Cốc, chùa Xuân Lan, chùa Lƣu Khê, chùa Yên Đông; cụm di tích danh thắng chùa Lôi Âm - Hồ Yên Lập,

cụm di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quan Lạn. Hiện trên địa bàn tỉnh có một số di tích lịch sử nổi tiếng đang đƣợc khai thác phục vụ khách du lịch nhƣ: Khu di tích Yên Tử, chùa Quỳnh Lâm, đền Sinh và khu lăng mộ nhà Trần, cụm di tích nhà Trần, đền Cửa Ông.

Ngoài ra ngƣời dân Quảng Ninh còn có đời sống tinh thần lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng Đông Bắc trong đó có những lễ hội quy mô lớn, thu hút hàng vạn ngƣời, kéo dài 2 - 3 tháng nhƣ lễ hội Yên Tử, lễ hội đền Cửa Ông, lễ hội Quỳnh Lâm, lễ hội Thập Cửu Tiên Ông ....

- Lợi thế về kết cấu hạ tầng

Do có vị trí địa lý thuận lợi và giàu tài nguyên, nên hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là giao thông của tỉnh Quảng Ninh tƣơng đối phát triển, có cả đƣờng bộ, đƣờng sông, đƣờng biển, đƣờng sắt và đƣờn hàng không.

Về đƣờng bộ, trên địa bàn tỉnh đã có mạng lƣới nối liền với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ , có đƣờng giao thông nối liền Việt Nam - Trung Quốc. Đƣờng Quốc Lộ 18A dài 340 km chạy dọc theo chiều dài của tỉnh qua vùng đồng bằng, đồi núi, khu dân, khu công nghiệp, theo dọc ven biển đến cửa khẩu, nơi giao lƣu với Trung Quốc. Đây là trục đƣờng bộ quang trọng nhất của tỉnh. Quốc lộ 10 đi từ Ninh Bình qua Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng nối với quốc lộ 18A. Trục đƣờng này rất thuận tiện cho việc đi lại giữa Quảng Ninh với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh miền Trung. Du khách từ các tỉnh miền Trung đến Hạ Long và ngƣợc lại theo đƣờng quốc lộ 10 sẽ rút ngắn trên 100 km so với đi theo quốc lộ 18A qua Hà Nội.

Quốc lộ 279 dài 42 km, nối liền Quảng Ninh với các huyện phía Đông của tỉnh Bắc Giang, rất thuận tiện cho việc giao lƣu kinh tế, văn hóa, du lịch giữa hai địa phƣơng và khách du lịch.

Quốc lộ 4B dài 27 km, nối liền Quảng Ninh với Lạng Sơn rất thuận tiện cho việc giao lƣu giữa các tỉnh miền núi Đông Bắc Bộ với miền duyên hải

phía Đông Bắc của nƣớc ta.

Đƣờng sắt trên địa tỉnh không dài, chỉ có tuyến Kép - Bãi Cháy chủ yếu phục vụ vận tải hàng hóa cho cảng Cái Lân, vận chuyển lƣơng thực, thực phẩm cho vùng công nghiệp mỏ và thành phố Hạ Long. Nhƣng gần đây đƣờng sắt này còn đƣợc sử dụng đƣa đón khách du lịch về Hạ Long.

Đƣờng thủy ở Quảng Ninh có cả một mạng lƣới. Đƣờng do Trung ƣơng quản lý khai thác bao gồm tuyến ra đảo Cô Tô và đƣờng vào Thọ Xuân (Móng Cái). Đƣờng do địa phƣơng quản lý gồm luồng Cửa Đài - Dân Tiến dài 18 km, sâu 2m khi triều kiệt vẫn đảm bảo tàu thuyền đi lại dễ dàng; luồng Cửa đài - Vĩnh Thực dài 10 km, nƣớc sâu ổn định, không cần nạo vét thuận lợi cho tàu thuyền đi lm, lại đón khách và vận chuyển hàng hóa; luồng Cửa Đài - Hà Cối dài 14 km, luồng sông Chính - Đầm Buôn dài 7 km, luồng sông Sinh dài 11 km, luồng sông Cầm dài 8 km, luồng Cửa Lục - Trới dài 14 km luồng Mũi Chùa - Ba Chẽ dài 23 km. Hệ thống đƣờng thủy Quảng Ninh nối liền Quảng Ninh - Hải Phòng - Cô Tô - Móng Cái thông sang Kỳ Xá, phòng Thành, Bắc Hải Trung Quốc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa của tỉnh và khu vực.

Hệ thống bến bãi gồm bến ô tô, bến cảng. Trong những năm gần đây, Quảng Ninh đã tập trung đầu tƣ theo hƣớng hiện đại và thuận tiện các bến xe: Bến xe Kênh Đồng là bến xe trung tâm của tỉnh đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ, có sức chứa 120 xe; bến xe móng cái đƣợc xây dựng với quy mô lớn, sau bến xe Kênh Đồng, có sức chứa 100 xe, bến xe Bãi Cháy đƣợc dành cho xe du lịch. Các bến xe này đảm bảo nhu cầu đón trả khách thuận tiện, nhanh chóng, an toàn. Do yêu cầu của sự phát triển dịch vụ vận chuyển, đƣa đón khách du lịch và nhu cầu đi lại của ngƣời dân, địa phƣơng đã mở thêm bến xe miền Đông có sức chứa 120 xe nằm trên địa bàn phƣờng Hà Tu, thành phố Hạ Long. Năm 2011 đã bắt đầu đƣa vào khai thác đáp ứng yêu cầu đƣa khách

trong nƣớc đi du lịch trong nƣớc và đón khách Trung Quốc đến Việt Nam. Hệ thống bến cảng bao gồm cảng hàng hóa Cái Lân, cảng than Cửa Ông và Cột 8, cảng vận chuyển hành khách du lịch Hòn Gai, Bãi Cháy và Tuần Châu. Ngoài ra, Quảng Ninh còn có Cảng Hàng không phục vụ cho máy bay lên thẳng hoặc thủy phi cơ để khai thác vận chuyển khách có nhu cầu đi lại nhanh kể cả khách du lịch trong phạm vi khu vực Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, các tuyến bay nội tỉnh và các tỉnh lân cận: Hòn Gai - Móng Cái, Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn - Trà Cổ - Cô Tô ... có lịch trình các tuyến bay hàng ngày, có điểm đỗ và đảm bảo dịch vụ thuận tiện, kể cả nối tuyến bằng những phƣơng tiện thích hợp.

- Lợi thế về hệ thống chợ, siêu thị và buôn bán ở các cửa khẩu

Quảng Ninh có hệ thống chợ và siêu thị tƣơng đối phát triển và hiện đại. Ở Bãi Cháy có chợ đêm tổ chức vào các ngày trong tuần từ 18 giờ đến 23 giờ và chợ phiên vào thứ ba hàng tuần từ 6 giờ đến 14h tại khu bãi tắm Công ty du lịch Thanh niên ngã ba Vƣờn Đào. Đây là thời điểm các tàu du lịch biển lớn từ Hồng Kông, Singapore đƣa du khách lên bờ biển bãi cháy. Khu du lịch Tuần Châu cũng đã mở chợ quê để phục vụ khách.

Trung tâm thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, thành phố Móng Cái có nhiều siêu thị lớn, bán nhiều loại hàng hóa trong nƣớc và nƣớc ngoài. Nhiều khách sạn, nhà hàng có những món ăn ngon, đồ uống đặc sắc hƣơng vị vùng Đông Bắc Bộ.

Tuy có nhiều lợi thế nhƣ trên nhƣng với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội hiện có, việc phát triển du lịch tại tỉnh cũng có một số bất lợi. Do điều kiện tự nhiên và lịch sử tƣơng đối đồng nhất nên tài nguyên du lịch của các huyện, thành phố dễ trùng lắp, khó thu hút và giữ khách, và nếu không quản lý tốt dễ dẫn đến cạnh tranh nội bộ làm giảm hiệu quả kinh doanh du lịch. Mặc dù có bờ biển dài nhƣng do ảnh hƣởng của nhiều sông lớn, nhiều phù sa

nên nhìn chung hầu hết các bãi biển trên đất liền chất lƣợng thấp, ít sử dụng làm bãi tắm, chỉ phù hợp khai thác các nhà hàng hải sản và khách du lịch nội tỉnh. Ngoài ra, tuy có đƣờng hàng không nhƣng chi phí lại cao, trong khi đó đi bằng đƣờng bộ thì chặng đƣờng tƣơng đối dài.

3.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2013

3.1.2.1. Lượt khách du lịch và cơ sở lưu trú

Bảng 3.1: Số lƣợt khách đến Quảng Ninh từ năm 2008 - 2014

Năm Số lƣợt khách (nghìn ngƣời) Tốc độ tăng trƣởng (%) Số lƣợt khách Khách quốc tế Khách trong nƣớc Số lƣợt khách Khách quốc tế Khách trong nƣớc 2008 4373 2308 2065 - - - 2009 4650 1825 2825 6.3 -20.9 36.8 2010 5617 2006 3611 20.8 9.9 27.8 2011 6459 2283 4176 15.0 13.8 15.6 2012 6982 2450 4532 8.1 7.3 8.5 2013 7500 2600 4900 7.4 6.1 8.1 2014 7500 2550 4950 - - -

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2014 Tổng hợp thông tin từ website của UBND tỉnh Quảng Ninh

Tính chung lƣợt khách du lịch tăng đến Quảng Ninh tăng liên tục, từ 4.373 lƣợt năm 2008 tới 7.500 lƣợt vào năm 2013, tăng 1,7 lần, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 34,67% và khách trong nƣớc là 65,33%. Tốc độ tăng của du khách trong nƣớc nhanh hơn so với với khách quốc tế, đặc biệt là những năm sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ thế giới vào năm 2008. Trong giai đoạn 2008 - 2013, lƣợng du khách nội địa tăng 2,37 lần trong khi

lƣợng du khách quốc tế tăng 1,17 lần. Cùng với số lƣợng gia tăng khách du lịch, số lƣợng phòng của các các khách sạn cũng tăng tƣơng ứng từ 4.696 phòng năm 2008 lên 5.189 phòng năm 2011, tăng 1,48%. (Bảng 3.2)

Bảng 3.2: Số lƣợng buồng khách sạn tại Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2011

Năm 2008 2009 2010 2011

Số lƣợng phòng 4.696 4.725 4.790 5.189 Tốc độ tăng (%) - 0,62% 1,38% 8,33%

Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2014 3.1.2.2. Đóng góp vào GDP của tỉnh

Với lƣợng khách du lịch khoảng 7 triệu lƣợt năm 2012, ngành du lịch của Tỉnh đã mang lại doanh thu trên 200 triệu USD. Từ đồ thị có thể thấy tốc độ tăng doanh số trong giai đoạn thống kê là 26% nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng khách du lịch là 12%.

Biểu đồ 3.1: Tổng thu nhập từ khách du lịch và tỷ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh năm 2012

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh quảng bình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)