Đối tượng được điều tra khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp (Trang 41)

2.3.1 .M c tiêu khảo sát

2.3.3 Đối tượng được điều tra khảo sát

 ĐNGV trong Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp.

2.3.4. Phạm vi v phương pháp hảo át

 Phạm vi khảo sát: ĐNGV trong Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp, Ban Giám hiệu trƣờng.

 Phƣơng pháp: sử dụng bảng câu hỏi điều tra, khảo sát. Trong đó, câu hỏi khảo sát bao gồm 2 loại thang đo: thang đo định danh và thang đo khoảng cách.

+ Số lƣợng bảng: 100 bảng khảo sát + Số lƣợng phát ra là: 100 bảng + Số lƣợng thu về là: 100 bảng

+ Thời gian phát: 10/04/2016 – 15/04/2016 + Thu thập phiếu: 20/4/2016 – 25/4/2016

+ Thời gian xử lý thông tin: 26/4/2016 – 30/4/2016

2.3.5.Phân tích số liệu

+ Phân tích tài liệu sơ cấp

Toàn bộ số liệu thu đƣợc thông qua kết quả tổng hợp phiếu điều tra đã gửi cho giảng viên đang làm tại Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp sẽ đƣợc xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Kết quả điều tra sẽ đƣợc tập hợp trên các bảng tính tỷ lệ phần trăm và qua đó đánh giá đƣợc mức độ thỏa mãn của giảng đối với mức thu nhập, điều kiện sống, điều kiện làm việc.

Từ kết quả sử lý số liệu, tìm các điểm chƣa phù hợp với mức thu nhập, môi trƣờng làm việc, điều kiện làm việc từ đó tìm các giải pháp phù hợp với với mong muốn và yêu cầu của nhà trƣờng và ĐNGV.

+ Phân tích tài liệu thứ cấp

Tác giả đã phân tích các số liệu tình hình nhân sự qua các năm 2011, 2012, 2013, 2014 để thấy đƣợc những biến động về nhân sự qua các năm theo độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn…

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt hay đắc trƣng riêng có của đối tƣợng nghiên cứu giúp cho đối tƣợng quan tâm có căn cứ để đƣa ra quyết định. Từ đó học viên đã thu thập đƣợc các số liệu định lƣợng từ phiếu điều tra. Sau khi đƣợc kiểm tra và làm sạch, các dữ liệu đƣợc chuyển sang phần mềm excel để thống kê, so sánh, phân tích để rút ra các kết luận, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ĐNGV tại Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

3.1. Khái quát về Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp

3.1.1. Lịch sử hình thành, chức năng v nhiệm v của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp

Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp, trực thuộc Bộ Công Thƣơngtrụ sở đặt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tại số 202 đƣờng Trần Nguyên Hãn, Thành phố Bắc Giang, tiền thân là Trƣờng Công nhân Kỹ thuật II (gọi tắt là Trƣờng II), đƣợc thành lập từ năm 1966. Trƣờng thuộc khối các trƣờng công lập, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Trải qua 49 năm xây dựng và phát triển, trƣờng đã đào tạo, bồi dƣỡng và đào tạo lại cho đất nƣớc trên 35 ngàn cán bộ quản lý, kỹ thuật viên trình độ cao và công nhân kỹ thuật lành nghề. Hiện nay quy mô của trƣờng giữ mức ổn định trên 3.500 học sinh, sinh viên các hệ đào tạo chính quy, 1.500 sinh viên hệ liên thông cao đẳng, đại học chính quy và vừa làm vừa học, khoảng 1.200 học sinh trung học phổ thông thuộc 03 khối lớp 10, 11, 12; trên 500 tu nghiệp sinh đang đƣợc đào tạo để chuẩn bị du học Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và khoảng trên 2.000 học viên đào tạo cấp chứng chỉ.

3.1.1.1.Tầm nhìn, sứ mạng, m c tiêu phát triển

Tầm nhìn: Trở thành cơ sở giáo dục Cao đẳng danh tiếng, chất lƣợng, đào tạo

đa cấp, đa ngành, đáp ứng các yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nƣớc, hƣớng đến chuẩn khu vực và quốc tế về đào tạo; Trung tâm hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ, là nơi khởi đầu sự nghiệp của sinh viên Việt Nam và nơi giao lƣu, học tập của sinh viên quốc tế.

Sứ mạng: Đào tạo NNL chất lƣợng cho ngành Công nghiệp, thƣơng mại theo

hƣớng thực hành công nghệ, có khả năng tự nghiên cứu ứng dụng, làm việc độc lập và sáng tạo tại các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.

Mục tiêu: Phát triển ổn định, bền vững, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng. Đào

tạo cán bộ quản lý, các cử nhân, các kỹ thuật viên, thợ lành nghề có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ, tƣ chất tốt, kiến thức chuyên môn vững, kỹ năng thực hành

nghề cao, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, có khả năng thích ứng với môi trƣờng hội nhập quốc tế. Đảm bảo các tiêu chí phục vụ cho nền công nghiệp, thƣơng mại của đất nƣớc, có khả năng tham gia các chƣơng trình nghiên cứu ứng dụng phát triển kinh tế khu vực và thế giới.

 Đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập nâng cao trình độ, góp phần đào tạo NNL chủ yếu cho các ngành Công nghiệp, thƣơng nghiệp và dịch vụ.

 Đổi mới cơ chế quản lý, chƣơng trình, nội dung, hình thức đào tạo và phƣơng pháp giảng dạy; nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, từng bƣớc hiện đại hoá cơ sở vật chất; đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo nhằm tạo môi trƣờng học tập mang tính hợp tác, năng động và sáng tạo, giúp ngƣời học phát triển toàn diện nhân cách và chuyên môn.

 Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo theo địa chỉ, tăng cƣờng gắn kết giữa đào tạo với sử dụng lao động, gắn đào tạo với thực tế sản xuất.

 Tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mang tính ứng dụng cao cho ngành Công nghiệp trong nƣớc và các chƣơng trình hội nhập khu vực.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp

(Nguồn: Hồ sơ năng lực của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp)

BAN GIÁM HIỆU

Phòng chức năng

P.Tổ chức Hành chính P.Tài chính Kế toán

P.Đào tạo P.Kế hoạch Kỹ thuật &

Quản trị thiết bị P.Đảm bảo Chất lƣợng

P.Công tác HSSV

Khoa

Khoa Điện tử - Tin học Khoa Điện-Tự đông hóa Khoa Cơ khí Chế tạo Công

nghệ may và xây dựng Khoa Khoa học Cơ bản Khoa Kinh tế & QTKD Khoa Cơ khí Đông lực

Công nghệ hóa & MT

Trung tâm

Trung tâm Giáo dục Trung học Phổ thông Trung tâm Nghiên cứu và

Phát triển

Trung tâm Giáo dục Hàn Quốc

Trung tâm Tƣ vấn du học và Cung ứng Nhân lực Tổ Thanh tra Giáo dục

Chức năng của từng phòng, ban trong trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp:

 Ban Giám hiệu: bao gồm Hiệu trƣởng và 2 Phó hiệu trƣởng. Trong đó, Hiệu trƣởng là ngƣời đại diện theo pháp luật của nhà trƣờng; chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trƣờng theo các quy định của pháp luật và của Điều lệ trƣờng.

 Trƣờng bao gồm 6 khoa giảng dạy: Khoa Cơ khí chế tạo Công nghệ May và Xây dựng; Khoa Cơ khí động lực - Công nghệ Hóa và Môi trƣờng; Khoa Điện - Tự động hóa; Khoa Điện tử - Tin học; Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh; Khoa Khoa học cơ bản. Các khoa thực hiện tổ chức, đào tạo sinh viên theo đúng chuyên ngành giảng dạy.

 Các phòng- ban chức năng: Phòng Công tác học sinh, sinh viên; Phòng Đảm bảo chất lƣợng; Phòng Đào tạo; Phòng Kế hoạch Kỹ thuật và quản trị thiết bị; Phòng Tổ chức - Hành chính; tổ thanh tra giáo dục và các Trung tâm trực thuộc Trƣờng; Trung tâm Giáo dục trung học Phổ thông; Trung tâm Tƣ vấn du học và cung ứng nhân lực quốc tế Seiko; Trung tâm nghiên cứu và Phát triển; Trung tâm Giáo dục Hàn Quốc; các Trung tâm có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động đào tạo, quản lý chất lƣợng, liên kết, hợp tác Quốc tế, đối ngoại doanh nghiệp và các nhiệm vụ khác của trƣờng.

3.1.3. Đặc điểm cơ ở vật chất và trang thiết bị ph c v đ o tạo

Trụ sở chính của Nhà trƣờng có diện tích trên 4,5 ha, trong đó có hệ thống các nhà xƣởng trên 9000 m2, giảng đƣờng học lý thuyết hơn 6000 m2, sân vận động trên 1000 m2, khu rèn luyện thể thao 700 m2, ký túc xá sinh viên, nhà ăn, câu lạc bộ.

Diện tích mặt bằng đã xây dựng phục vụ cho đào tạo gồm:

 Ba toà nhà 4 tầng với 60 phòng học lý thuyết, diện tích trên 6000m2

;

 09 nhà xƣởng thực hành với diện tích trên 9000 m2; đƣợc trang bị nhiều thiết bị thực tập tiên tiến, hiện đại của Đức, Nhật, Pháp, Italia, Đài Loan…phục vụ cho các nghề đào tạo;

 01 Trung tâm công nghệ cao, diện tích 200m2;

 Khu nội trú gồm 02 tòa nhà 4 tầng và 2 tầng, đủ chỗ cho 600 học sinh. Nhà trƣờng đã đƣợc Bộ Công thƣơng phê duyệt Quy hoạch xây dựng phát triển giai đoạn 2007 - 2020 với số vốn 158 tỷ đồng; Giai đoạn I (2008 - 2011) đã đƣợc triển khai xây dựng 2 hạng mục gồm Nhà xƣởng thực hành 5 tầng và Nhà đa năng 8 tầng

với số vốn 52 tỷ đồng. Giai đoạn II (2013 - 2017) đã đƣợc Bộ Công Thƣơng phê duyệt Dự án đầu tƣ 02 nhà xƣởng thực hành với tổng mức là 53 tỷ đồng.

3.1.4. Đặc điểm đội ngũ nhân lực

3.1.4.1.Về số lượng

Hiện nay, Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp có 158 cán bộ, giảng viên, trong đó bao gồm: Cán bộ quản lý các phòng ban; Giảng viên; Chuyên viên; nhân viên nghiệp vụ các phòng ban chức năng.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, số lƣợng giảng viên cũng nhƣ cán bộ, công nhân viên của Trƣờng có xu hƣớng tăng qua các năm. Do quy mô đào tạo của Trƣờng có xu hƣớng tăng lên, do vậy, số lƣợng giảng viên của Trƣờng tăng lên cả về giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng.

Trong đó có 131giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại các khoa của trƣờng đƣợc thể hiện bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Thống kê số lượngnhân lực của Trường giai đoạn 2011 – 2015

(Đơn vị: người)

Năm học

Chỉ tiêu 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015

1. Giảng viên cơ hữu Trong đó:

61 70 83 89

Khoa Cơ khí chế tạo và Xây dựng

11 12 14 14

Khoa Cơ khí động lực - Công nghệ Hóa và Môi trường

8 8 10 13

Khoa Điện - Tự động hóa 14 16 19 20 Khoa Điện tử - Tin học 7 9 12 13 Khoa Kinh tế & Quản trị

Kinh Doanh

6 8 9 10

Khoa Khoa học cơ bản 15 17 19 19

2. Giảng viên thỉnh giảng Trong đó:

31 36 41 42

Khoa Cơ khí chế tạo và Xây dựng

4 4 5 5

Khoa Cơ khí động lực - Công nghệ Hóa và Môi trường

4 6 7 7

Khoa Điện - Tự động hóa 8 10 11 12 Khoa Điện tử - Tin học 6 6 6 7 Khoa Kinh tế& Quản Trị

Kinh Doanh

5 5 6 5

Khoa Khoa học cơ bản 4 5 6 6

3.Cán bộ, công nhân viên 24 26 27 27

Tổng số 116 132 151 158

Trong năm 2011, ĐNGV của Trƣờng bao gồm 61 giảng viên cơ hữu và 31 giảng viên thỉnh giảng. Đến năm 2015, ĐNGV của Trƣờng bao gồm 89 giảng viên cơ hữu và 42 giảng viên thỉnh giảng, tăng 1,42 lần so với năm 2011.

Hình 3.2. Tình hình nhân lực tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp (người)

(Nguồn: Báo cáo công tác tổ chức qua các năm)

Hiện tại, Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp đào tạo Hệ Cao đẳng và Hệ Trung cấp chuyên nghiệp với 6 khoa chuyên môn chính. Nhìn chung, số lƣợng giảng viên đƣợc phân bố tƣơng đối đồng đều ở các khoa, cơ bản đáp ứng đƣợc công tác giảng dạy theo mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng. Trong đó, Khoa Khoa học cơ bản và Khoa Điện – Tự động hóa là 2 khoa có số lƣợng giảng viên lớn nhất. Cụ thể:

Hình 3.3. Tình hình ĐNGV của Trƣờng theo các Khoa đào tạo (ngƣời)

Với quy mô đào tạo ngày một tăng cao, số sinh viên/ 1 giảng viên cũng ngày một lớn, điều này đặt ra vấn đề về áp lực công việc đối với mỗi ngƣời giảng viên. Điều này đặt ra vấn đề về chất lƣợng giáo dục nếu chất lƣợng ĐNGV của trƣờng không đảm bảo.

Bảng 3.2. Quy đổi số lƣợng sinh viên/1 giảng viên

(Đơn vị: người) STT Năm học Số luợng giảng viên Sô luợng sinh viên Quy đổi (sv/1gv) 1 2011-2012 92 1093 11,9 2 2012-2013 106 2302 21,7 3 2013-2014 124 2930 23,6 4 2014-2015 131 3218 24,6

3.1.4.2.Về chất lượng

Phẩm chất, đạo đức chính trị, nghề nghiệp là yếu tố không thể thiếu đối với cán bộ, công chức nói chung đặc biệt là đối với đội ngũ đội ngũ giảng viên trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp nói riêng. Bác Hồ đã từng nói “có tài mà không đức là ngƣời vô dụng”. Do đó, cái “đức” của nhà giáo cần phải đƣợc nâng cao hơn nữa nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Nhằm đánh giá chất lƣợng ĐNGV của trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp, tác giả tiến hành điều tra đánh giá thực trạng kỹ năng thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi. Kết quả đánh giá thể hiện qua số liệu Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Thực trạng về kỹ năng của ĐNGV Nhà trƣờng Kỹ năng Tổng Mức độ và tỷ lệ lựa chọn Rất thành thạo Khá thành thạo Thành thạo Chƣa thành thạo SL (ng) Tlệ (%) SL (ng) Tlệ (%) SL (ng) Tlệ (%) SL (ng) Tlệ (%)

Kỹ năng giao tiếp 100 15 15 26 26 40 40 19 19

Kỹ năng tƣ vấn 100 10 10 40 40 41 41 9 9

Kỹ năng xử lý tình huống

100 12 12 33 33 44 44 11 11

Kỹ năng kiểm tra 100 10 10 38 38 42 42 10 10 Kỹ năng sử dụng tin học văn phòng 100 13 13 32 32 31 31 24 24 Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ 100 0 0 10 10 1 1 89 89

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Qua số liệu bảng 3,3, về kỹ năng sƣ phạm nhƣ: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng tƣ vấn, Kỹ năng xử lý tình huống, Kỹ năng kiểm tra của ĐNGV mới chỉ ở mức độ thành thạo, đây là một hạn chế làm giảm năng lực thực hiện công việc của ĐNGV của Trƣờng. Đối với kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, chỉ có 11 ngƣời ở mức thành thạo và khá thành

thạo; 89 ngƣời ở mức không thành thạo; điều này làm giảm khả năng mở rộng kiến thức cũng nhƣ giao lƣu nền giáo dục đổi mới theo hƣớng hiện đại hóa.

Trình độ chuyên môn:

Bảng 3.4. Thống kê trình độ chuyên môn ĐNGV của Trƣờng giai đoạn 2011 – 2015 Chỉ tiêu 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 Tiến sĩ 0 0 1 1 Thạc sĩ 69 78 83 85 Đại học 18 24 36 42 Cao đẳng 5 4 4 3 Tổng 92 106 124 131 (Nguồn: hòng Tổ chức - Hành chính)

Trình độ của đội ngũ giảng viên có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng giảng dạy nói riêng và chất lƣợng đào tạo nói chung. Vì vậy, muốn nâng cao trình độ cho ĐNGV thì phải quan tâm đến việc đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho đội ngũgiảng viên của nhà trƣờng.

Qua số liệu bảng 3.4 có thể thấy, trình độ chuyên môn của ĐNGV Trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp có xu hƣớng tăng lên qua các năm, số giảng viên có trình độ Thạc sĩ, cử nhân Đại học tăng lên; giảm số giảng viên có trình độ Cao đẳng.

Thâm niên công tác trong ngành Giáo d c:

Qua số liệu bảng 3.5, có thể thấy rằng: Số giảng viên có thâm niên trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học khá đồng đều. Số giảng viên có thâm niên từ 1 - 5 năm chiếm tới 17%, bộ phận này đa phần là các giảng viên mới đƣợc tuyển dụng trong các năm gần đây hầu hết là giảng viên trẻ, vừa tốt nghiệp ra trƣờng nhƣng đạt yêu cầu nên đƣợc tuyển dụng vào làm vị trí trợ giảng và giảng viên chính thức sau thời gian thử việc. Tuy nhiên, số giảng viên này cũng tồn tại không ít mặt hạn chế nhƣ chuyên môn chƣa cao, kinh nghiệm giảng dạy còn ít, các phƣơng pháp giảng dạy còn chƣa đƣợc rèn rũa, khả năng nghiệp vụ sƣ phạm còn hạn chế nhƣng lại có khả năng tiếp thu kiến thức mới nhanh và nhạy bén trong công việc ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)