Với đặc thù là Trƣờng Cao đẳng đã có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo ngành Kỹ thuật nên Trƣờng đã mời những nhà khoa học có uy tín đảm nhận các vị trí then chốt về chuyên môn; đồng thời, trƣờng tạo điều kiện cho cán bộ trẻ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn.
Trƣờng khuyến khích cán bộ trẻ theo học các khoá đào tạo ngắn hạn trong nƣớcvà dài hạn để lấy bằng thạc sỹ, tiến sỹ.Các khoa chuyên môn trong trƣờng đã chủ động trong việc đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên. Cụ thể:
Bảng 3.8. Số lƣợng giảng viên đƣợc đào tạo giai đoạn 2011 - 2015
(Đơn vị: người) Tổng số 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Tổng Thi đỗ cao học 2 3 5 4 12 Bảo vệ thạc sỹ 2 2 4 5 11 Thi đỗ NCS 1 2 2 2 6 Bảo vệ Tiến sỹ 0 0 1 1 2 (Nguồn: hòng Tổ chức - Hành chính)
Bên cạnh đó, Nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động khoa học, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm, tổ chức công tác biên soạn giáo trình, học liệu và các chƣơng trình tập huấn giảng dạy đặc biệt hƣớng đến ĐNGV trẻ tuổi.
Bồi dưỡng đạo đức và phẩm chất chính trị:
Mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng là đào tạo, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực khối ngành kinh tế có chất lƣợng cao. Do đó, ĐNGV là những ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp trong quá trình giáo dục - đào tạo của nhà trƣờng. Vì vậy, công tác bồi dƣỡng đạo đức, phẩm chất chính trị luôn đƣợc nhà trƣờng quan tâm trƣớc tiên.
Bồi dƣỡng phẩm chất cho giảng viên để họ có đƣợc lòng yêu nghề, có trách nhiệm với sự nghiệp dạy nghề du lịch, quý trọng đồng nghiệp, đoàn kết, thƣơng yêu giúp đỡ học sinh, sinh viên, có lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh, biết nêu cao tấm gƣơng nhà giáo ở mọi lúc, mọi nơi.
Đào tạo, bồi dưỡng trình độ theo chuyên môn giảng dạy:
Bồi dƣỡng trình độ chuyên môn là bồi dƣỡng về hệ thống những kiến thức, những kỹ năng công nghệ mới về nghề du lịch, về môn học mà ngƣời giảng viên đang giảng dạy. Thông thƣờng, nó bao gồm việc bồi dƣỡng nâng cao, bổ sung và đào tạo lại. Trong giai đoạn hiện nay, với sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế tri thức cũng nhƣ sự phát triển của khoa học và công nghệ, thực hiện xã hội học tập, học tập suốt đời thì chúng ta cần phải thƣờng xuyên tiến hành bồi dƣỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên để họ có thể cập nhật đƣợc kiến thức mới về chuyên môn giảng dạy sao cho phù hợp với sự phát triển của thời đại. Giáo viên biết gắn kiến thức của giảng dạy với thực tiễn của sản xuất, kinh doanh, “lý luận phải gắn với thực tiễn”. Việc chỉ đạo công tác bồi dƣỡng về chuyên môn còn có tác dụng giúp cho đội ngũ giảng viên có điều kiện để nâng cao trình độ chuyên môn theo đúng tiêu chuẩn và chức danh quy định.
Bồi dưỡng về nghiệp v sư phạm:
Đội ngũ giảng viên cơ hữu của nhà trƣờng không đƣợc đào tạo về nghiệp vụ sƣ phạm một cách bài bản. Phƣơng pháp giảng dạy hiện nay của họ phần lớn vẫn theo phƣơng pháp truyền thống, chƣa thực thi đƣợc phƣơng pháp dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm, chƣa gắn với thực tiễn và chƣa biết cách phát huy tính tích cực của ngƣời học. Tổ chức dạy học với quan điểm “lấy ngƣời học làm trung tâm” thay cho “ngƣời thầy là trung tâm” thì vai trò, vị trí của giảng viên đã hoàn toàn thay đổi. Ngƣời giảng viên trở thành những “cố vấn”, “trọng tài”. Trong tổ chức dạy học,
giảng viên phải thay đổi phƣơng pháp dạy học mới nhằm thực hiện vai trò mới là định hƣớng vào tính tích cực học tập, biết tạo động lực cho ngƣời học để khuyến khích khả năng tự học, tự nghiên cứu của các chủ thể học tập.
Lãnh đạo nhà trƣờng cũng đã khuyến khích ĐNGV theo học các lớp nghiệp vụ sƣ phạm và tham gia các lớp học về các phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến do dự án EU tài trợ.
Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học:
Giảng dạy và nghiên cứu khoa học đƣợc coi là hai nhiệm vụ quan trọng nhất của ngƣời giảng viên. Giáo viên muốn giảng dạy tốt thì cần phải nghiên cứu khoa học. Việc tổ chức nghiên cứu khoa học có tác dụng phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy, nâng cao năng lực và trình độ của ngƣời giảng viên, góp phần thiết thực cho thực tiễn đời sống của xã hội, cộng đồng.
Nhà trƣờng đã chủ động giao cho các giảng viên trẻ thực hiện một số nội dung nghiên cứu khoa học nhƣ: tham gia viết một phần bài giảng, giáo trình cho các môn học mới, môn học sử dụng tiếng Anh, soạn thảo các tài liệu bổ trợ cho môn học.
Bồi dưỡng những kiến thức hỗ trợ:
Hệ thống kiến thức về ngoại ngữ , tin học đƣợc coi là các phƣơng tiện hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên.
Điều rất đáng mừng là đội ngũ giảng viên trẻ mới đƣợc tuyển dụng hầu hết đều đƣợc đào tạo đại học và thạc sĩ ở nƣớc ngoài về nên có trình độ tiếng anh tƣơng đối tốt, tuy nhiên các em cần đƣợc trau dồi thêm tiếng anh chuyên ngành để đáp ứng tốt hơn cho công tác chuyên môn.
ĐNGV đặc biệt ĐNGV trẻ tuổi cần phải biết vận dụng và khai thác vốn hiểu biết về Anh ngữ để phục vụ cho hoạt động giảng dạy. Hiện nay việc tham khảo và nghiên cứu các tài liệu, sách giáo khoa bằng tiếng nƣớc ngoài phục vụ cho giảng dạy còn rất hạn chế.
Bồi dƣỡng kiến thức về tin học để có thể theo kịp sự phát triển của công nghệ thông tin. Hiện nay, sinh viên không chỉ lĩnh hội kiến thức thông qua ngƣời thầy, tài liệu, sách giáo khoa mà còn thông qua các chƣơng trình có sử dụng công nghệ thông tin nhƣ sách điện tử, mạng Internet... Ngƣời giảng viên cần phải có những
hiểu biết về tin học và sử dụng thành thạo máy vi tính, từ đó tiến hành soạn bài giảng trên máy tính, giảng bài qua các phƣơng tiện dạy học hiện đại, công cụ đa phƣơng tiện, máy vi tính, máy Projecter, đầu CD, VCD, DVD... Ngoài ra, với kiến thức về công nghệ thông tin, ngƣời giảng viên có thể khai thác các chƣơng trình dạy học qua mạng Internet, sách điện tử... để giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Từ sự tiện ích và cần thiết trên, lãnh đạo khoa luôn quan tâm tới việc bồi dƣỡng kiến thức về tin học - công nghệ thông tin cho đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các lớp học nâng cao trình độ tin học, sử dụng máy vi tính, khai thác mạng Internet, các lớp về đa phƣơng tiện dạy học.
Tuy nhiên, việc đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên vẫn còn những bất cập nhất định, đó là:
- Nhà trƣờng chƣa có kế hoạch đào tạo dài hạn, thiếu chủ động trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng. Đội ngũ giảng viên trẻ chiếm số lƣợng lớn, giảng viên trẻ rất cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thì nhà trƣờng lại không có kế hoạch cụ thể. Vì vậy, các giảng viên luôn tự chủ động bồi dƣỡng hoặc tự tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ để nâng cao trình độ cá nhân.
- Cơ chế, chính sách trong việc tuyển dụng sinh viên giỏi chƣa có sức thu hút. Trên thực tế trong thời gian qua nhà trƣờng phải chấp nhận tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp loại khá của các trƣờng Đại học.
- Việc chuẩn bị về chuyên môn, ngoại ngữ công nghệ thông tin của giảng viên còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc các dự án đào tạo cán bộ tại nƣớc ngoài.
Việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cán bộ hiện nay còn chủ yếu do các khoa đảm nhận, trong khi đó việc triển khai ở các khoa chƣa thống nhất và đồng bộ. Nội dung đào tạo bồi dƣỡng vẫn nặng về hình thức tiêu chuẩn bằng cấp, chƣa chú trọng bồi dƣỡng nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và thực hành.
Nhìn chung quá trình quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên còn nhiều hạn chế còn do không đủ nguồn lực để tạo ra chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ giảng viên.