III > Một số giải pháp phát triển thị trườngnộiđịa của ngành Dệt May
7 .Các giải pháp khác
Phát triển thương hiệu sản phẩm của riêng mình , vì nhãn hiệu là một công cụ cạnh tranh đảm bảo lợi thế trên thị trường . Để khai thác lợi thế tại thị trường Đà Nẵng và trong cả nước các doanh nghiệp cần xây dựng cho sản phẩm của mình những nhãn hiệu theo các hình thức sau :
Trong doanh nghiệp có thể tổ chức cuộc thi sáng tạo nhãn hiệu , biểu tượng , logo ho doanh nghiệp . Thông qua cuộc thi để huy động trí tuệ của động đảo quần chúng nhân dân , của nhà khoa học , nhà nghiên cứu , công nhân trong doanh nghiệp để xây dựng nhãn hiệu có sức thu hút mạnh ở thị trường Đà Nẵng sau đó tung ra thị trường các địa phương khác
Các doanh nghiệp Dệt - May Đà Nẵng có thể tổ chức thành lập bộ phận quản lý và xúc tiến xây dựng phát triển thương hiệu . Liên kết để xây dựng chung một nhãn hiệu để gắn cho tất cả sản phẩm nhằm giảm tất cả các khoản chi phí và phụ hợp với tình hình thực tế của ngành Dệt - May Đà Nẵng hiện nay . Tuy nhiên vấn đề sử dụng chung một nhãn hiệu cho tất cả các sản phẩm có nhược điểm là khi một nhãn hiệu đã mất uy tín thì nó ảnh hưởng chung cho toàn bộ sản phẩm trong ngành . Để tạo uy tín lâu dài , có chỗ đứng lâu dài và có thế cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường trong nước thì từng doanh nghiệp cần nghiên cứu nắm bắt cụ thể nhu cầu mục tiêu cần đáp ứng , chọn lựa công nghệ đầu tư thích hợp , kiên quyết thu hồi và ngăn hặn các sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn , rà soát , hoàn chỉnh và tiêu chuẩn hoá quy trình đảm bảo chất lượng để đảm bảo uy tín chung cho toàn bộ sản phẩmcủa ngành , từng bước xây dựng được hệ thống khách hàng trung thành sử dụng sản phẩm nhãn hiệu của ngành Dệt - May Đà Nẵng .
Trong quá trình xây dựng nhãn hiệu thì đảm bảo các yêu cầu như phải ngắn gọn , dễ đọc , dễ nghe , dẽ nhớ … Cuối cùng , cácc doanh nghiệp cần phải đăng ký bản quyền sử dụng để được pháp luật bảo hộ khi có các công ty khác cạnh tranh không lành mạnh bằng cách đăng ký một nhãn hiệu tương tự để chiếm lĩnh thị trường .
Sự phát triển của các doanh nghiệp Dệt - May Đà Nẵng đang gặp nhiều thách thức rất lớn trong quá trình hội nhập . Do đó chúng ta nên thành lập hiệp hội để có sự hôc trợ , tư vấn cho doanh nghiệp về hướng đầu tư có hiệu quả , nên sử dụng công nghệ nào , giúp các doanh nghiệp tổ chức nắm bắt thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm Dệt - May trong nước , hiệp thương về giá để bảo vệ lợi ích của mình .
Hiệp hội cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp - nhà nước - hiệp hội Dệt - May Việt Nam và ngược lại phản ánh nguyện vọng và kiến nghị của doanh nghiệp Dệt - May Đà Nẵng đến hiệp hội Dệt - May Việt Nam rồi đến nhà nước.
KẾT LUẬN
Để thành phố Đà Nẵng phát triển theo kịp với các thành phố lớn ở hai đầu đất nước như Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh , xứng đáng là đô thị loại I trong quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới thì vấn đề phát triển hoạt động sản xuất và mở rộng thị trường của ngành Dệt - May là hết sức quan trọng đặ biệt là coi trọng , tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường nội địa là nhiệm vụ tất yếu nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành Dệt - May Đà Nẵng trong những năm đến , thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước đặt ra là phát triển coi trọng thị trường nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu .
Đề tài : “PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA NGÀNH DỆT MAY THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ” được xây dựng dựa trên thực trạng tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa , khả năng các nguồn lực và dự báo về xu hướng phát triển tiêu thụ sản phẩm trong nước . Các giải pháp nêu trong đề tài chủ yếu tập trung đến vấn đề giảm giá thành và giá bán phù hợp , nâng cao chất lượng sản phẩm , xác định cơ cấu và điều chỉnh hệ thống kênh phân phối ho phù hợp với thực lực về tài chính của các doanh nghiệp và đặc điểm của từng thị trường tiêu thụ khác nhau ở trong nước để cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt mẫu mã đẹp đáp ứng kịp thời sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng tiến tới chiếm lĩnh thị trường nội địa .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp - NXB Giáo Dục 1999 • Giáo trình quản trị Marketing - NXB Giáo Dục 1999
• Chiến lược phát triển công nghiệp thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2001- 2010
• Quy hoạch và phát triển ngành Dệt - May thành phố Đà Nẵng đến năm 2010
• Các báo cáo tổng kết của Sở Công Nghiệp hằng năm
• Dự thảo danh mục các sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố Đà Nẵng
• Tài liệu trên các website : www.scn.danang.gov.vn www.gso.gov.vn
www.moi.gov.vn
và các bài viết trên các trang web của : • tạp chí cộng sản
• tạp chí thương mại • tạp chí Sài Gòn tiếp thị
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...1
I> Thị trường...3
1. Khái niệm...3
2. Quan hệ giữa thị trường và phát triển công nghiệp...3
3. Vai trò của thị trường đối với việc tiêu thụ sản phẩm và phát triển ngành...3
4. Nguyên cứu và phát triển thị trường ...4
II> Thị trường nội địa và sự cần thiết phải phát triển thị trường nội địa ...5
1. Thị trường nội địa...5
2. Sự cần thiết phải phát triển thị trường nội địa...5
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường nội địa ...6
III> Một số kinh nghiệm trong việc phát triển thị trườngnộiđịa ...7
PHẦN II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA CỦA NGÀNH DỆT MAY THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...8
A/ Thực trạng phát triển sản xuất kinh doanh của ngành dệt may thành phố Đà Nẵng...8
I > Quá trình hình thành và phát triển của ngành dệt may thành phố Đà Nẵng...8
1. Sự hình thành và phát triển của ngành :...8
2. Năng lực sản xuất của ngành :...9
II > Đặc điểm các yếu tố sản xuất của ngành :...9
1. Số lượng cơ sở sản xuất...9
2. Tình hình máy móc thiết bị , công nghệ sản xuất...10
3. Về lao động :...11
4. Tình hình tài chính :...11
5. Tình hình đầu tư phát triển sản xuất :...12
III > Kết quả sản xuất kinh doanh của ngành...14
1. Mức độ tăng trưởng của ngành :...14
2. Sản phẩm sản xuất và tiêu thụ :...15
B/ Thị trường tiêu thụ nội địa của ngành dệt may thành phố Đà Nẵng ...15
I > Tình hình tiêu thụ sản phẩm dệt may Đà Nẵng trên các thị trường...15
1. Đối với thị trường xuất khẩu :...16
2. Đối với thị trường trong nước :...16
II > Thực trạng tiêu thụ trên thị trường nội địa của ngành dệt may Đà Nẵng ...17
1. Đặc điểm thị trường sản phẩm dệt may trong nước...17
2. Sản lượng và giá trị tiêu thụ...18
3. Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ và thị trường tiêu thụ...19
III > Các chính sách phát triển thị nội địa của ngành dệt may Đà Nẵng ....20
1. Chính sách sản phẩm...20
2. Chính sách giá cả...21
3. Chính sách phân phối...22
IV > Đánh giá những thành công và hạn chế trong việc phát triển thị
trường nội địa...23
1. Những thành công ...23
2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân...24
PHẦN III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...27
I > Dự báo một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thị trường trong nước của ngành Dệt – May thành phố Đà Nẵng ...27
1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển thị trường trong nước...27
2. Xu thế hội nhập khu vực và thế giới tác động đến việc phát triển thị trường nội địa...28
...29
3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ trong nước...29
II > Mục tiêu và phương hướng phát triển ngành Dệt – May thành phố Đà Nẵng...30
1. Mục tiêu tiêu thụ trong nước trong thời gian đến...30
2. Phương hướng phát triển ngành trong thời gian đến...31
III > Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa của ngành Dệt - May thành phố Đà Nẵng...32
1. Giải pháp về sản phẩm...32
2. Giải pháp phát triển thị trường...34
3. Giải pháp về huy động và sử dụng vốn đầu tư...36
4. Giải pháp về nguồn nguyên liệu...38
5. Giải pháp về khoa học công nghệ ...39
6. Giải pháp về tổ chức quản lý và chính sách hỗ trợ...40
7 . Các giải pháp khác...42
KẾT LUẬN...43
TÀI LIỆU THAM KHẢO...44