thành phố cần phát huy hết công suất các dây chuyền , đầu tư thêm hệ thống khâu hoàn tất nâng cao chất lượng sản phẩm , tổ chức hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước .
* ) Dự báo nhu cầu tiêu thụ trong nước
Hiện nay Việt nam với dân số khoảng 80 triệu người , vào năm 2010 khoảng 100 triệu người , có tiềm năng rất lớn khi đời sống , thu nhập được nâng lên thì mức tiêu thụ càng lớn . Theo dự tính sơ bộ của Tổng công ty Dệt – May thì nếu GDP bình quân đầu người của nước ta năm 2010 ước đạt 900 – 1200 USD thì tiêu dùng hàng hoá tính theo đầu người là 400 – 500 USD / năm; và năm 2010 mức tiêu dùng hàng Dệt – May là 6 – 9 % tổng thu nhập . Nhu cầu của thị trường ở khu vực thành phố , thị trấn trong những năm đến về các sản phẩm vải cao cấp , quần áo may sẵn có tính thời trang cao chiếm 70 – 80 % trong tổng tiêu dùng ; các sản phẩm Dệt – May ở khu vực nông thôn , vùng sâu thì nhu cầu về các loại khăn bông , quần áo lao động chiếm 60 – 75 % trong tổng tiêu dùng các sản phẩm Dệt – May .
Đối với nhu cầu Dệt – May của thành phố Đà Nẵng ; dân số khoảng gần 800.000 người , với mức tăng bình quân là 2,4 % và dự kiến đến năm 2010 là 939.000 người .Nếu tính bình quân đầu người 2 sản phẩm/ năm thì nhu cầu tiêu dùng tại địa phương vào năm 2010 là 1.878.000 sản phẩm/năm.Trong thời gian tới thì mức bình quân đầu người ở thành phố ngày càng tăng lên , kéo theo tiêu dùng tăng lên tương ứng.
Điều đó cho thấy nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng nói chung và sản phẩm Dệt - May nói riêng là rất lớn . Thị trường nội địa và đặc biệt là thị trường Đà Nẵng là thị trường có nhiều tiềm năng mở rộng về quy mô . Dự kiến trong thời gian tới các doanh nghiệp Dệt - May Đà Nẵng đầu tư mới thiết bị và công nghệ , chất lượng sản phẩm được nâng cao , sản phẩm được đa dạng hoá thì khi đó khả năng mở rộng thị trường trong nước và thành phố Đà Nẵng sẽ tăng lên gấp 3 lần so với hiện nay chủ yếu là các sản phẩm vải có chất lượng phục vụ cho các đơn vị may xuất khẩu, vải cho trang phục phục vụ quân đội , học sinh , …
II > Mục tiêu và phương hướng phát triển ngành Dệt – May thành phố Đà Nẵng thành phố Đà Nẵng
1. Mục tiêu tiêu thụ trong nước trong thời gian đến
Mục tiêu chung : tiếp tục củng cố , duy trì các thị trường hiện có ở Đà Nẵng , Miền Trung – Tây Nguyên và Hà Nội . Nỗ lực tìm kiếm thị trường mới để từng bước vươn lên làm chủ thị trường nội địa .
- Phấn đấu tăng doanh số tiêu thụ trong nước đến năm 2010 là 800.000 triệu đồng , tốc độ tăng bình quân hàng năm là 25 %
- Xây dựng mạng lưới bán rộng rãi , hình thành thêm một số kênh phân phối , tăng số lượng tư nhân mở các đại lý bán lẻ để bao phủ thị trường .
- Tiết kiệm và giảm các khoản chi phí , cố gắng tìm các nguyên liệu trong nước để sản xuất , từ đó tạo lợi thế cạnh tranh về giá bán .
- Tăng cường công tác quảng cáo , khuếch trương , tham gia các hội chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm .
- Tổ chức nghiêm cứu , thâm nhập vào các thị trường lâu nay chưa vươn tới như vùng sâu , vùng xa và những nơi mà có khả năng mở rộng và phát triển trong tương lai .
2. Phương hướng phát triển ngành trong thời gian đến
2.1 Phương hướng phát triển ngành Dệt – May Đà Nẵng
Phương hướng phát triển ngành Dệt – May Đà Nẵng trong thời gian đến là củng cố và phát triển các cơ sở sản xuất ở cả đô thị và nông thôn trong các thành phần kinh tế để tạo động lực mạnh mẽ và đều khắp , vừa giải quyết sức ép dôi thừa lao động vừa tận dụng nguồn nhân công dồi dào của thành phố .
Tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành nhằm xây dựng một số doanh nghiệp đủ mạnh , giữ vị trí đầu đàn , có tác dụng hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế .
Tăng cường đầu tư khoa học , thiết bị khoa học công nghiệp , củng cố và nâng cao khâu nghiên cứu thị trường , thiết kế mẫu mốt thời trang để kịp thời nắm bắt nhu cầu , thị hiếu người tiêu dùng .Tạo mối liên kết , hợp tác sản xuất, từng bước hình thành quá trình khép kín kéo sợi - dệt vải - may trang phục trên địa bàn để chuyển nhanh hình thức gia công đơn thuần sang mua bán trực tiếp sản phẩm , hướng mạnh xuất khẩu .
2.2 Phương hướng phát triển thị trường nội địa
Theo định hướng chiến lược phát triển thị trường của ngành Dệt - May thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến thì phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ trong nước những năm đến như sau :
Tiếp tục duy trì và phát triển thị phần hiện tại ở Đà Nẵng .Đây là thị trường mà ngành ó nhiều lợi thế nhất so với các doanh nghiệp trong nước và đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài . những năm qua ngành phải nhập khẩu các loại vải và phụ kiện may để sản xuất hàng gia công xuất khẩu . Do đó phương hướng của ngành là nâng cao chất lượng sản phẩm dệt , hoàn thiện các đại lý hiện tại và thiết lập thêm các đại lý mới từ đó mới có thể bao phủ được thị thị trường này .
Mở rộng thị trường tại các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên và vươn ra các thị trường xa hơn như các tỉnh ở phía Bắc và Nam Bộ . Hình thành các kênh phân phối dài để vươn tới những vùng sâu , vùng xa để khai thác thị trường rộng lớn và dễ tính này , không yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Hoàn thiện và hình thành thêm một số đại lý mới ở các thành phố lớn như Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh . Bởi đây là thị trường có sức mua lớn , yêu cầu về chất lượng mẫu mã cao .
III > Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa của ngành Dệt - May thành phố Đà Nẵng