Giải pháp phát triển thị trường

Một phần của tài liệu thị truờng nội địa dệt may doc (Trang 34 - 36)

III > Một số giải pháp phát triển thị trườngnộiđịa của ngành Dệt May

2.Giải pháp phát triển thị trường

Phát triển sản xuất công nghiệp gắn liền với việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước , một mặt nâng cao năng lực tiếp thị của các doanh nghiệp, mặt khác phải tạo sức cạnh tranh của các sản phẩm địa phương với các sản phẩm ở nơi khác . Mở rộng thị trường trong nước cần quan tâm đáp ứng các nhu cầu về sản xuất và đời sống dân cư ở thành thị và nông thôn trên địa bàn thành phố , Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước . Bênh cạnh đó phải nổ lực tìm kiếm khách hàng , thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài và ổn định đối với thị trường xuất khẩu .

Xây dựng mối liên hiệp hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trên địa bàn để hỗ trự tiêu thụ sản phẩm , cung cấp nguyên vật liệu … , trách hiện tượng tranh mua , tranh bán , chèn ép và các biểu hiện tiêu cực khác gây ra rối loạn thị trường , đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thương nghiệp để khai thác tốt thị trường , nhất là thị trường nông thôn và miền núi .

Tổ chức các hình thức tiếp xúc thị trường như triễn làm , giới thiệu sản phẩm , quảng cáo , … đồng thời điều tra thu thập trao đổi thông tin dự báo thị trường để có chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh . Đi đôi với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín đối với khách hàng cần coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thị trường có chuyên môn nghiệp vụ , phẩm chất đạo đức , đủ sức đảm đương nhiệm vụ trong điều kiện mới.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước , chống buôn lậu , hàng giả , lạnh mạnh hoá thị trường . Thực hiện tốt chính sách bảo hộ sản xuất trong nước , giám định chặt chẽ chất lượng hàng hoá để vừa thúc đẩy các cơ sở sản xuất , không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm , tăng sức cạnh tranh trên thị trường vừa bảo hộ được lợi ích của người tiêu dùng .

Các doanh nghiệp cần xây dựng các trang web , địa chỉ email có thiết kế khoa học , gây ấn tượng để tiếp thị sản phẩm qua mạng Internet , phục vụ cho nhóm người có chi tiêu cho may mặc cao như phụ nữ, tri thức.

Trong quá trình hội nhập , quá trình tự do hoá thương mại sắp diễn ra , nỗi lo thất bại trên sân nhà của các doanh nghiệp ngày càng nhiều , để chiếm lĩnh thị trường trong nước với dân số trên 80 triệu người , các doanh nghiệp Dệt - May Đà Nẵng không chỉ chú ý đến các giải pháp về công nghệ , về đầu

tư, về chất lượng sản phẩm , về tài chính , về nhân lực mà còn phải hoàn thiện hệ thống kênh phân phối phù hợp với các đặc điểm của mỗi vùng để khai thác có hiệu quả các nhu cầu thị hiếu , thời gian mua và khả năng thanh toán của mỗi vùng để nó trở thành một ông cụ cạnh tranh hữu hiệu là vấn đề hết sức cấp bách . Để góp phần giải quyết nhiệm vụ này thì các doanh nghiệp Dệt - May Đà Nẵng cần thực hiện các biện pháp sau :

Cần xem việc định hướng chiến lược phát triển hệ thống kênh phân phối phải được đặt lên hàng đầu hoặc ngang hàng và trong thế đồng bộ , liên hệ chặt chẽ với các công cụ khác của hệ thống Marketing - Mix của doanh nghiệp như sản phẩm , giá cả , xúc tiến hỗn hợp . Nhiệm vụ phát triển hệ thống kênh phân phối cần được xác lập cà điều khiển bởi cấp quản lý cao nhất của doanh nghiệp gồm giám đốc hoặc phó giám đốc , thậm chí chủ tịch hội đồng quản trị công ty. Kênh phân phối cần được đầu tư về vật chất , tiền bạc và nhân lực cân xứng với mục tiêu mà nó phải theo đuổi .

Đổi mới tư duy trong tổ chức và quản lý kênh cần kiên quyết loại trừ những cách tổ chức và quản lý kênh đã lỗi thời . Các doanh nghiệp nên sử dụng hệ thống kênh phân phối chung cho thị trường toàn quốc theo sơ đồ sau:

Trong hệ thống kênh phân phối tổng quát này thì cần xác định cơ cấu của hệ thống như sau :

• Vẫn giữ nguyên tỷ lệ kênh cấp 2 như hiện nay : 50 - 55 % • Kênh không cấp : giảm xuống còn 5 %

• Kênh cấp một giảm xuống còn 8 - 12 %

• Tăng tỷ lệ kênh cấp 3 lên 15 - 18 % để khắc phục điểm yếu của các doanh nghiệp Dệt - May Đà Nẵng hiện nay là thiếu nguồn tài chính và kinh nghiệm thâm nhập vào thị trường ở hai đầu đất nước và các vùng sâu, vùng xa .

• Tỷ lệ phân phối qua các siêu thị , đại lý , cửa hàng tăng lên từ 8 - 10 % để giới thiệu sản phẩm trực tiếp , tạo hình ảnh tốt trong lòng khách hàng .

Ngoài ra , các doanh nghiệp phải tiến hành phân tích toàn diện các yếu tố nội tại của công ty , các yếu tố thuộc về trung gian phân phối , thị trường khách hàng và các yếu tố khác như giới tính , tuổi tác , phân bố dân số theo vùng , mức thu nhậ của người dân và phân phối thu nhập của các thành viên trong xã hội … của từng vùng để đầu tư xây dựng hệ thống kênh có cơ cấu tối ưu về chiều dài ( số cấp độ của kênh ) chiều rộng ( số lượng thành viên của một

Nhà sản xuất Người tiêu dùng cuối cùng Người bán lẻ Người bán lẻ Người bán Người bán lẻ người bán buôn Nhà phân phối

cấp độ kênh ) , số lượng kênh được sử dụng và tỷ trọng hàng hoá được phân bổ vào mỗi kênh .

Thiết kế một số kênh phân phối và cơ cấu của nó hợp lý trên các thị trường trong nước . Quan tâm tuyển chọn các thành viên trong kênh , có chính sách kích thích , khuyến khích để các thành viên trong kênh tích ự hợp tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp . Các doanh nghiệp phải xử lý kịp thời và có hiệu quả các mâu thuẫn , xung đột trong kênh ngay từ khi nó mới phát sinh bằng các phương pháp khác nhau như sử dụng biện pháp ngoại giao , trung gian hoà giải …

Một phần của tài liệu thị truờng nội địa dệt may doc (Trang 34 - 36)