Giải pháp về nguồn nguyên liệu

Một phần của tài liệu thị truờng nội địa dệt may doc (Trang 38 - 39)

III > Một số giải pháp phát triển thị trườngnộiđịa của ngành Dệt May

4.Giải pháp về nguồn nguyên liệu

Các doanh nghiệp cần cố gắng tìm kiếm nguyên liệu trong nước kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài . Đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển tăng tốc ngành Dệt - May, diện tích trồng cây bông công nghiệp của Việt Nam hiện nay vào khoảng 50.000ha vào năm 2010 là 150.000 ha để đáp ứng 30% và 70% nhu cầu của ngành dệt . Tổng công ty Dệt - May Việt Nam đã tiến hành tổ chức liên kết các doanh nghiệp để sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may . Tuy số lượng và chất lượng trong nước ngày càng tăng nhưng so với tiềm năng và nhu cầu của ngành Dệt - May Đà Nẵng thì lượng nguyên liệu trong nước đáp ứng còn thấp nên không chủ động trong sản xuất .Do đó các doanh nghiệp cần xác định được nhu cầu về nguyên vật liệu để đáp ứng khuynh hướng thời trang sắp tới , có kế hoạch liên kết các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu thay thế hàng nhập khẩu . Trong khuynh hướng phát triển trong thời gian tới thành phố Đà Nẵng sẽ tập trung đất cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị mới nên diện tích đất trồng cây bông , dâu … cho sự phát triển của ngành dệt không được ưu tiên . Các doanh nghiệpcần có sự đầu tư , hợp tác với các địa phương khác như Quảng Nam , Quảng Ngãi để trồng và cung cấp nguyên liệu cho mình thông

qua hình thức hợp đồng sản xuất bao tiêu sản phẩm , ủng hộ về vốn, quy trình kỹ thuật , huy động lượng chuyên gia khoa học kỹ thuật của cơ quan nghiên cứu , các trường Đại học để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào khâu gieo trồng, chăm sóc thu hoạch . Đầu tư ơ sở vật chất , thiết bị và nhân lực cho các trung tâm nghiên cứu , các trường Đại học , đầu tư xây dựng công tác khuyến nông vào các vùng trồng bông . Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện chất lượng bông xơ , thành lập các trạm kiểm soát bông chặt chẽ . Bên cạnh đó , bản thânn các doanh nghiệp cũng cần đầu tư theo hướng chuyên môn hoá , nhằm nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm bằng cách đầu tư các cơ sở sản xuất cung cấp nguyên liệu vào các khu dân cư , tận dụng nguồn nhân công nhàn rỗi .

Xây dựng các doanh nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt - May tại vì vốn phụ liệu cho ngành may có thể chiếm 25 - 30 % giá thành . Có chính sách khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước và chủ động lựa chọn ổn định việc nhập khẩu ho ngành may .

Ngoài ra cần tổ chức quản lý và sử dụng tốt các loại nguyên liệu trong ngành dệt , qua đó sẽ tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh .

Một phần của tài liệu thị truờng nội địa dệt may doc (Trang 38 - 39)