III > Một số giải pháp phát triển thị trườngnộiđịa của ngành Dệt May
6. Giải pháp về tổ chức quản lý và chính sách hỗ trợ
6.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Để nâng cao sức cạnh tranh , mở rộng thị trường cho hàng hoá Dệt - May thành phố Đà Nẵng ở thị trường trong nước thì nhà nước và chính quyền thành phố cần phải tạo ra một sân chơi bình đẳng thật sự cho các doanh nghiệp hoạt động , tiến tới cải cách cơ cấu sản phẩm trong từng doanh nghiệp , hiện đại hoá hệ thống ngân hàng , tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính nhất là lĩnh vực cấp giấy phép đầu tư , giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư , chính sách huy động vốn .
Trước khi đưa ra chính sách thì nhà nước cần có sự tham khảo ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp nhằm tránh tình trạng các chính sách đưa ra không hiệu quả hoặc thay đổi liên tục gây xáo trộn về kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp .
Đối với thành phần kinh tế quốc doanh cần tiếp tục đầu tư nâng cao quy mô , năng lực sản xuất củng cố , lựa chọn , từng bước sắp xếp lại để hình thành một số đơn vị thật sợ mạnh , quy mô lớn , làm nòng cốt cho ngành Dệt - May thành phố .
Đối với thành phần kinh tế dân doanh thì khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp , hộ cá thể đầu tư trong lĩnh vực Dệt - May để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu , làm vệ tinh cho các doanh nghiệp có quy mô lớn .
Đối với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cần khuyến khích đầu tư nâng cao chất lượng sợi , vải chất lượng cao nhằm chủ động nguồn nguyên liệu thay thế nhập khẩu , đồng bộ các khâu sản xuất sợi - dệt - nhuộm - may để tạo giá trị gia tăng cao với mọi hình thức liên doanh, hợp tác , 100% vốn nước ngoài .
Nâng cao vai trò quản lý , Sở Công Nghiệp có quyền và trách nhiệm tham gia xây dựng , góp ý kiến quản lý thực hiện các quy hoạch và kế hoạch phát triển công nghiệp Dệt - May trên địa bàn .
6.2 Đối với doanh nghiệp
Chủ động sắp xếp bộ máy gọn nhẹ , đủ năng lực , năng động bảo đảm hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường .
Có chính sách tiền lương thoã đáng , hợp lý để khuyến khích người tài Khẩn trương áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000 phiên bản 2000 , các tiêu chuẩn lao động quốc tế SA8000 nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới .
Đa dạng hoá sản phẩm , nâng cao chất lượng , cải tiến mẫu mã , hạ giá thành nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường .
Các doanh nghiệp nhanh chóng đưa các dây chuyền đang đầu tư và các dây chuyền chưa hoạt động hết công suất vào sản xuất , chú trọng sản xuất các sản phẩm sợi , vải cao cấp , quần áo có tính thời trang cao phục vụ thị trường khu vực thành phố , quần áo lao động , khăn bông phục vụ cho khu vực nông thôn , vùng sâu , vùng xa .
Về thiết kế thời trang : các doanh nghiệp Dệt - May Đà Nẵng cần tiếp xúc với các Vinatex , Hà Nội , thành phố Hồ Chí Minh để học hỏi và nghiên cứu các bước triển khai theo hình thức từ thấp đến cao , cần thiết phải liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để tiến đến thiết kế các sản phẩm từ nguyên liệu trong nước để chào hàng và sản xuất tiêu thụ .
Ngoài ra các doanh nghiệp Dệt - May Đà Nẵng cần chủ động đưa ra các danh mục sản phẩm có khả năng cạnh tranh , giảm bớy hoặc xoá bỏ các danh mục kém hoặc không có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước nhằm tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh khi quá trình hội nhập kinh tế thế giới đang tới gần .