CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Các kết quả ước lượng mô hình IDP
Theo quy trình ước lượng đã được nêu ra, học viên tiến hành xác định hệ số tương quan giữa hai biến số, ước lượng mô hình của khu vực ASEAN và các cụm quốc gia. Sau khi có kết quả là hàm hồi quy, học viên xác định các giá trị thống kê như hệ số xác định R2, mức xác suất (Prob (F-statistic)) của cặp giả thiết kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy. Tiếp đó, kiểm định White được thực hiện để xác định giá trị Prob.F của từng hàm, xem xét liệu mô hình có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi hay không. Nếu mô hình xảy ra hiện tượng này, các sai số chuẩn mạnh sẽ được áp dụng để khắc phục.
Do sự sẵn có của số liệu, quá trình triển đầu tư của các quốc gia được phân chia thành các giai đoạn; mỗi giai đoạn sẽ được kiểm định với số liệu sẵn có. Các mô hình tương ứng với từng giai đoạn của từng quốc gia như sau:
(A) Khu vực ASEAN giai đoạn 1990 - 2015 (C1) Brunei giai đoạn 1992 - 2015
(C21) Campuchia, Lào, Việt Nam giai đoạn 1990 - 2005 (C22) Campuchia, Lào, Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 (C31) Indonesia, Philipines giai đoạn 1980 - 1999
(C31) Indonesia, Philipines giai đoạn 2006 - 2015 (3P) Philipines giai đoạn 1980 - 2015
(C4) Malaysia giai đoạn 1980 - 2015 (C5) Singapore giai đoạn 1980 - 2015 (C6) Thái Lan giai đoạn 1980 - 2015
Kết quả ước lượng mô hình IDP của khu vực ASEAN và các cụm quốc gia được tổng hợp trong bảng dưới đây:
BẢNG 3.1. Kết quả ước lượng mô hình IDP của khu vực ASEAN và các cụm quốc gia (mức ý nghĩa 5%) Mô hình Hệ số tương quan
β0 Prob. β1 Prob. β2 Prob. R2 Prob
(F-statistic) A -0.9773 -95,308 0,2044 -0,017 0,8222 -0,000058 0,0006 0,974 0,00000 < α C1 -0,4730 -6256,741 0,4048 0,169 0,7637 -0,000006 0,5420 0,238 0,05785 > α C21 -0,7477 -240,816 0,3246 -1,354 0,4059 0,001038 0,6962 0,565 0,00679 > α C22 -0,9928 13,050 0,8927 -0,350 0,0541 -0,000071 0,2643 0,988 0,00000 < α C31 -0,6342 -5,246 0,9604 -0,047 0,8448 -0,000023 0,8631 0,403 0,01240 > α C32 -0,9838 -79,345 0,7616 -0,010 0,9644 -0,000047 0,2756 0,973 0,00000 < α C3P -0,8486 129,634 0,0001 -0,287 0,000 -0,000058 0,0000 0,838 0,00000 < α C4 0,3229 314,414 0,2604 -0,489 0,0001 0,000446 0,0000 0,496 0,00001 < α C5 -0,9014 -5728,874 0,0385 0,333 0,1312 -0,000021 0,0000 0,911 0,00000 < α C6 -0,9578 232,130 0,0422 -0,271 0,0023 -0,000136 0,2677 0,920 0,00000 < α
Xét các hệ số tương quan, trừ trường hợp của cụm C4 (hệ số tương quan dương cho thấy mối quan hệ cùng chiều của hai biến số), các mô hình còn lại đều có hệ số tương quan giữa hai biến âm, biểu thị mối quan hệ ngược chiều của hai biến số (GDPc tăng thì NOIpc giảm và ngược lại).
Các phương trình tổng quát như sau:
NOIpc = -95,308 - 0,017GDPpc - 0,000058GDPpc2 (A) NOIpc = -6256,741 + 0,169GDPpc - 0,000006GDPpc2 (C1) NOIpc = -240,816 - 1,354GDPpc + 0,001038GDPpc2 (C21) NOIpc = 13,050 - 0,350GDPpc - 0,000071GDPpc2 (C22) NOIpc = -5,246 - 0,047GDPpc - 0,000023GDPpc2 (C31) NOIpc = -79,345 - 0,010GDPpc - 0,000047GDPpc2 (C32) NOIpc = 129,634 - 0,287GDPpc - 0,000058GDPpc2 (C3P) NOIpc = 314,414 - 0,489GDPpc - 0,000446GDPpc2 (C4) NOIpc = -5728,874 - 0,333 GDPpc - 0,000021GDPpc2 (C5) NOIpc = 232,130 - 0,271GDPpc - 0,000136GDPpc2 (C6)
Các giá trị Prob (F-statistic) cho thấy chỉ có các mô hình của cụm A, C22, C32, C3P, C4, C5 và C6 có ý nghĩa thống kê; các mô hình còn lại (C1, C21, C31) không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi như sau: BẢNG 3.2. Kết quả kiểm định White của các mô hình
Mô hình Prob. F Kết luận
A F (4, 21) 0,2395 > α Phương sai sai số đồng nhất C1 F (4, 19) 0,0972 > α Phương sai sai số đồng nhất C21 F (4, 10) 0,4469 > α Phương sai sai số đồng nhất C22 F (4, 6) 0,2540 > α Phương sai sai số đồng nhất C31 F (4, 15) 0,9494 > α Phương sai sai số đồng nhất C32 F (4, 5) 0,3435 > α Phương sai sai số đồng nhất C3P F (4, 31) 0,0346 < α Phương sai sai số thay đổi
Mô hình Prob. F Kết luận
C5 F (4, 31) 0,0055 < α Phương sai sai sô thay đổi C6 F (4, 31) 0,0002 < α Phương sai sai số thay đổi
Nguồn: Tính toán của học viên
Các kết quả kiểm định White cho thấy mô hình của các cụm C4, C5, C6 và mô hình của Philipines xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi; các mô hình còn lại không xảy ra hiện tượng này.
Từ các kết quả ước lượng, có thể kết luận rằng mô hình IDP phù hợp và có thể áp dụng trong việc giải thích mối quan hệ giữa hai biến số NOIpc và GDPpc của: khu vực ASEAN (A); cụm C2 ba quốc gia Campuchia, Lào và Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015 (C22); cụm C3 hai quốc gia Indonesia và Philipines giai đoạn 2006 - 2015 (C32); cụm C4 quốc gia Malaysia; cụm C5 quốc gia Singapore và cụm C6 quốc gia Thái Lan. Riêng trường hợp của Philipines, mô hình IDP cũng cho thấy sự phù hợp trong việc giải thích mối quan hệ giữa hai biến số NOIpc và GDPpc của quốc gia này. Cũng theo các kết quả, mô hình ước lượng đề xuất không phù hợp trong các trường hợp của: cụm C1 quốc gia Brunei (C1); cụm C2 hai quốc gia Campuchia và Lào giai đoạn 1990 - 2004 (C21); cụm C3 hai quốc gia Indonesia và Philipines giai đoạn 1980 - 1999 (C31).
Ba hồi quy có kết quả kiểm định White cho thấy mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi; đó là các mô hình ước lượng của cụm C5, cụm C6 và trường hợp của Philipines Các mô hình đã được khắc phục bằng việc sử dụng các sai số chuẩn mạnh, cho kết quả hồi quy có độ chính xác cao hơn.