Sự phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giai đoạn phát triển đầu tư của ASEAN theo mô hình IDP và hàm ý cho việt nam (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Sự phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia ASEAN

Myanmar là một trong số những nền kinh tế kém phát triển nhất khu vực do phải chịu hàng thập kỷ trì trệ do quản lý yếu kém và cấm vận quốc tế. Khi được gỡ bỏ cấm vận quốc tế, Myanmar bắt đầu mở cửa nền kinh tế. Năm 2016, chính phủ Myanmar đã thông qua luật mới nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Có thể đánh giá rằng Myanmar vẫn ở giai đoạn I khi chưa có OFDI và lượng IFDI rất ít, là một nước tiền công nghiệp hóa.

Từ các kết quả ước lượng có được, học viên rút ra một số kết luận về các giai đoạn phát triển theo mô hình IDP của các cụm quốc gia ASEAN như sau:

Đối với khu vực ASEAN, lượng IFDI vẫn lớn hơn OFDI cho thấy khu vực nếu được coi như một quốc gia thì đây là một nước nhận đầu tư ròng. NOI giai đoạn 1990 - 2015 luôn nhận giá trị âm. Mức GDPpc trong khoảng 2.000 - 3.500 USD/người và đạt đỉnh vào năm 2013 tại mức 4.041 USD/người, không phải là mức cao so với các quốc gia phát triển. Vì đã có một lượng OFDI nhất định nên có thể kết luận rằng trong giai đoạn 1990 - 2015 khu vực ASEAN đã tiến vào giai đoạn II trên IDP. -1500 -1000 -500 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 GDPpc

NOIpc OFDIpc IFDIpc Poly. (NOIpc)

HÌNH 3.1. IDP khu vực ASEAN giai đoạn 1990 - 2015 (đơn vị: USD/người)

Nguồn: Tính toán của học viên

Đối với cụm C1 gồm một quốc gia là Brunei, kết quả hồi quy cho thấy mô hình IDP không phù hợp trong việc giải thích mối quan hệ giữa NOIpc và GDPpc; do đó không thể xác định được mô hình IDP của Brunây. Tuy nhiên khi xem xét số liệu của quốc gia này, có thể thấy Brunei nhận IFDI nhiều hơn OFDI dẫn đến giá trị của NOI âm, trừ các năm 1990, 1992 và 1993 có NOI dương. Mức thu nhập bình quân đầu người của Brunei thuộc vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao, khoảng 25.000 - 40.000 USD/người. Nếu xem xét theo mức GDPpc thì Brunây có khả năng đã tiến vào giai đoạn V với mức OFDI < IFDI dẫn đến giá trị NOI âm.

Đối với cụm C2 gồm ba quốc gia Campuchia, Lào và Việt Nam, nhìn chung kết quả kiểm định cho thấy mô hình IDP phù hợp trong việc giải thích mối quan hệ giữa NOIpc và GDPpc trong giai đoạn 2005 - 2015. Cụm C2 gồm các quốc gia nằm trong nhóm thu nhập trung bình và thu nhập thấp nhất trong khu vực ASEAN. Dựa vào kết quả hồi quy, có thể đánh giá rằng ba quốc gia trong cụm này đã tiến vào giai đoạn II nhưng mới chỉ là bắt đầu bước vào giai đoạn II không lâu. Lý do là các quốc gia này vẫn là những nước nhận đầu tư ròng, mức OFDI rất thấp và không đáng kể so với IFDI.

Đối với cụm C3 gồm hai quốc gia Indonesia và Philipines, kết quả kiểm định cho thấy mô hình IDP phù hợp trong việc giải thích mối quan hệ giữa NOIpc và GDPpc trong giai đoạn 2006 - 2015. Có thể nhận thấy rằng hai quốc gia này đã đạt đến giai đoạn II của quá trình phát triển theo mô hình IDP, tương tự như các quốc gia ở cụm C2. Tuy nhiên khi so sánh hai cụm này, các quốc gia ở cụm C3 có mức GDPpc cao hơn mức của các quốc gia ở cụm C2; cho thấy một trường hợp khác đi của IDP là các quốc gia ở cùng một giai đoạn IDP và có sự tương đồng về mức NOI nhưng lại khác nhau ở trình độ phát triển kinh tế mà biểu hiện là mức GDPpc khác nhau (tương tự kết quả nghiên cứu của Gorynia và cộng sự, 2010). Kết quả ước lượng mô hình riêng cho Philipines cũng chỉ ra quốc gia này đã đạt đến giai đoạn II.

Đối với cụm C4 gồm một quốc gia là Malaysia, kết quả ước lượng cho thấy sự phù hợp của mô hình IDP trong việc giải thích mối quan hệ NOIpc và GDPpc của quốc gia này. Hệ số tương quan nhận giá trị dương cho thấy mối quan hệ cùng chiều của NOIpc và GDPpc (GDPpc tăng thì NOIpc tăng). Malaysia đã tiến vào giai đoạn III của quá trình phát triển. Boudier-Bensebaa (2008) cho rằng dựa vào đồ thị IDP có thể xác định được điểm chuyển tiếp giữa giai đoạn II và III tại mức GDPpc = -β1 / 2β2. Áp dụng vào trường hợp của Malaysia có thể xác định điểm chuyển tiếp trên đường IDP của quốc gia này là tại mức GDPpc = 5.602 USD/người, rơi vào khoảng những năm 2005 - 2006. Điều này có nghĩa là Malaysia đã bước vào giai đoạn III và đang ở thời kỳ đầu của giai đoạn này (NOI âm nhưng mức độ âm của NOI đã giảm).

Đối với cụm C5 gồm một quốc gia Singapore, mô hình IDP phù hợp trong kiểm định đối với quốc gia này. Kết quả cho thấy Singapore có mức NOI âm nhưng lượng OFDI, IFDI và mức GDPpc của quốc gia này rất cao. Vì thế, có thể kết luận Singapore đã tiến vào giai đoạn V, có sự dao động ở mức cao của OFDI và IFDI.

Đối với cụm C6 gồm một quốc gia Thái Lan, kết quả kiểm định cũng cho thấy sự phù hợp của mô hình IDP. Dựa vào cơ sở lý thuyết, có thể kết luận rằng Thái Lan đã đạt đến giai đoạn II của quá trình phát triển, tương tự như cụm C2 và C3.

Tóm lại, trừ trường hợp của Brunei không thể xác định được giai đoạn từ mô hình ước lượng IDP và hai trường hợp của cụm C2 trong giai đoạn 1990 - 2004 và cụm C3 trong giai đoạn 1980 - 1999, kết quả kiểm định xác định mô hình IDP của các quốc gia ASEAN như sau: Ba quốc gia cụm C2 (Campuchia, Lào, Việt Nam), hai quốc gia cụm C3 (Indonesia, Philipines) và một quốc gia cụm C6 (Thái Lan) đã đạt được và nằm trong giai đoạn II; một quốc gia cụm C4 (Malaysia) đã bước vào giai đoạn III; một quốc gia cụm C5 (Singapore) đã đạt đến giai đoạn V.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giai đoạn phát triển đầu tư của ASEAN theo mô hình IDP và hàm ý cho việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)