Một số đánh giá và bình luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giai đoạn phát triển đầu tư của ASEAN theo mô hình IDP và hàm ý cho việt nam (Trang 60 - 65)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Một số đánh giá và bình luận

Theo Báo cáo Đầu tư thế giới 2006 của UNCTAD, đến năm 2004 Singapore đã đạt đến cuối giai đoạn III, Malaysia đã đạt đến cuối giai đoạn II, Philipines mới chỉ ở giai đoạn I nhưng cũng đã di chuyển đến cuối giai đoạn. Các quốc gia này đều được dự báo sẽ phát triển đầu tư và tiến lên các giai đoạn IDP cao hơn.

HÌNH 3.2. Mối quan hệ OFDI và GDPpc của một số quốc gia năm 2004

Nguồn: Báo cáo Đầu tư thế giới 2006

Cũng trong báo cáo này, UNCTAD chỉ ra mức GDPpc là điểm chuyển giao giữa các giai đoạn để phân biệt các quốc gia: 2.500 USD/người (giữa giai đoạn I và II), 10.000 USD/người (giữa giai đoạn II và III), 25.000 USD/người (giữa giai đoạn III và IV), 36.000 USD/người (giữa giai đoạn IV và V).

Xem xét trường hợp của các quốc gia ASEAN năm 2015: Brunei đã bước vào giai đoạn V (36.909 USD/người), Campuchia ở cuối giai đoạn I (1.159 USD/người), Indonesia ở đầu giai đoạn II (3.407 USD/người), Lào ở cuối giai đoạn I (1.841 USD/người), Malaysia ở cuối giai đoạn II (9.684 USD/người), Myanmar ở giai đoạn I (1.175 USD/người), Philipines ở đầu giai đoạn II (2.961 USD/người), Singapore ở giai đoạn V (51.379 USD/người), Thái Lan ở giai đoạn II (5.757 USD/người) và Việt Nam ở cuối giai đoạn I (2.085 USD/người). Sự phân loại này có kết luận tương tự với các kết quả ước lượng IDP. Đồng thời, kết quả này cho thấy rằng sự phân cụm các quốc gia theo phương pháp phân tích cụm sử dụng kỹ thuật Ward có ý nghĩa trong việc chỉ ra các giai đoạn IDP của các nhóm quốc gia, và sự khác biệt của các nhóm quốc gia ở cùng một giai đoạn IDP.

Một vấn đề khác liên quan đến sự di chuyển dọc đường IDP của NOI của các quốc gia. Như Dunning nhấn mạnh, không phải tất cả các quốc gia đều chỉ tiến lên,

mà còn có những trường hợp bị lùi ngược trở lại. Đối với phạm vi thời gian nghiên cứu 1980 - 2015, học viên chú ý đến hai cuộc khủng hoảng kinh tế: Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Vấn đề ở hai thời điểm quan sát này là liệu có hay không tác động của hai cuộc khủng hoảng kinh tế đến quá trình phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp cận bằng mô hình IDP của các quốc gia ASEAN?

Trong nghiên cứu về trường hợp của các quốc gia Trung và Đông Âu (Tomas, 2014), tác giả đã chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng 2008/09 đã có tác động đến nền kinh tế của các quốc gia này, khiến các quốc gia này có bước thụt lùi dọc theo đường IDP. Bên cạnh đó, tác giả cho rằng hầu hết các quốc gia chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể dễ dàng quan sát được thông qua sự di chuyển theo đường IDP ngoằn ngoèo (zigzag): Mức GDPpc sụt giảm nhưng mức độ âm của NOIpc lại tăng lên. Tuy nhiên, nghiên cứu độc lập từng IDP của CEE10 (Gorynia và cộng sự, 2010) lại chỉ ra rằng có đến một nửa số quốc gia CEE đã di chuyển lên giai đoạn IDP cao hơn mặc cho tác động của cuộc khủng hoảng; điều này chứng minh rằng một yếu tố kinh tế vĩ mô, mà không trực tiếp liên quan đến cấu trúc FDI quốc gia, có thể tạo ra sự di chuyển giữa các giai đoạn IDP.

1995 - 2000 1998 1995 2000 1999 1997 1996 -350 -300 -250 -200 -150 -100 -50 0 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 GDPpc N O Ipc 2006 - 2011 2006 2007 2008 2009 2010 2011 -1000 -900 -800 -700 -600 -500 -400 -300 -200 -100 0 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 GDPpc N O Ipc

HÌNH 3.3. IDP ASEAN trong hai cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 và 2008

Xem xét trường hợp tương tự đối với khu vực ASEAN. Trong cuộc khủng hoảng 1997/98, mức GDPpc của khu vực giảm mạnh (1.596 USD/người năm 1996 xuống còn 1.489 USD/người năm 1997 và 985 USD/người năm 1999) nhưng mức NOI lại có xu hướng dao động khác với GDPpc (-231 USD/người 1996 tăng lên - 198 USD/người năm 1997 nhưng lại giảm xuống -252 USD/người năm 1998). Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng 1997/98 có tác động mạnh mẽ đến sự di chuyển của NOI của khu vực. Trong cuộc khủng hoảng 2008/09, cả mức GDPpc và NOIpc khu vực đều giảm nhưng khoảng biến động không lớn như trong cuộc khủng hoảng 1997/98. Vì thế, đường IDP của ASEAN giai đoạn trong cuộc khủng hoảng 1997/98 ngoằn ngoèo và biến động phức tạp hơn trong cuộc khủng hoảng 2008/09 với đường IDP “mượt” hơn và ít biến động. Từ những phân tích này, có thể kết luận rằng hai cuộc khủng hoảng kinh tế có sự tác động nhất định đến quá trình phát triển IDP của khu vực ASEAN.

Nội dung cốt lõi của lý thuyết IDP là mối quan hệ giữa mức độ phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài với trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, được biểu hiện qua hai biến số NOI và GDP có sự điều chỉnh theo dân số; GDPpc càng cao thì mức độ phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng càng cao. Xét trong trường hợp của các quốc gia ASEAN, có thể thấy mức GDPpc tương ứng với giai đoạn phát triển đầu tư nước ngoài của quốc gia đó, đúng với nội dung cơ bản theo lý thuyết của IDP

Tuy nhiên, cũng có trường hợp các quốc gia ở cùng một giai đoạn IDP lại có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế. Như đã đề cập, các quốc gia ở cụm C2, C3 và C6 có cùng vị trí ở giai đoạn II và cũng có nhiều sự tương đồng về mức NOI nhưng lại khác biệt về trình độ phát triển kinh tế biểu hiện qua mức GDPpc: Mức GDPpc cụm C2 thấp hơn cụm C3, và cả hai cụm đều thấp hơn cụm C6. Hai quốc gia cụm C2 và quốc gia ở cụm C6 là các quốc gia sáng lập ASEAN và nằm trong nhóm ASEAN5 có trình độ phát triển kinh tế cao trong khu vực so với nhóm các quốc gia gia nhập sau, trong đó có ba quốc gia cụm C3. Vậy sự khác biệt ở đây có được lý giải giống như trường hợp của CEE 10 mà được Gorynia và cộng sự (2010)

lý giải rằng quá trình phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia mới (có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn) có chịu tác động từ sự hội nhập liên minh?

Học viên cho rằng, trường hợp của CEE10 gia nhập EU vào các năm 2004 và trở thành thành viên chính thức vào năm 2007, EU vốn đã đạt đến cấp độ liên kết kinh tế khu vực cao nhất là một liên minh kinh tế - tiền tệ có cả sự hợp tác về chính sách an ninh và đối ngoại chung. Do mức độ cam kết sâu và các chính sách kinh tế chung (trong đó có cả chính sách đầu tư) của khu vực này, các quốc gia mới gia nhập được hưởng nhiều ưu đãi trong phát triển kinh tế (như mở rộng thị trường, giảm và xóa bỏ các rào cản thuế quan, bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài…) dẫn đến sự bùng nổ mạnh mẽ của hai dòng FDI. Vì thế, sự gia nhập liên minh kinh tế có tác động tích cực đến sự thay đổi và những khác biệt trong các trình độ phát triển kinh tế (biểu hiện qua mức GDPpc) và đầu tư trực tiếp nước ngoài (NOIpc) của CEE10.

Cùng hướng tới mục tiêu tạo ra một khu vực ổn định, phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập khu vực nhưng ASEAN bắt đầu quá trình hình thành liên kết kinh tế khu vực muộn hơn EU, mức độ cam kết hội nhập kinh tế khu vực không sâu rộng bằng và tác động của sự hội nhập liên minh không rõ ràng như EU. Bên cạnh đó, xuất phát điểm của các quốc gia ASEAN thấp hơn các quốc gia EU nên có nhiều sự chênh lệch trong trình độ phát triển kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mới chính thức thành lập, hướng đến sự hình thành một thị trường chung trong khu vực có sự di chuyển tự do của các dòng hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động. Vì thế, học viên cho rằng tác động của sự gia nhập ASEAN lên quá trình phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khuôn khổ lý thuyết IDP là không rõ ràng như trường hợp của các quốc gia CEE10.

Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra những tác động tích cực và cơ hội từ sự hình thành AEC đối với sự phát triển kinh tế nói chung và các dòng FDI nói riêng của các quốc gia thành viên. Do đó, có thể kỳ vọng rằng sự đi vào hoạt động của AEC ở một mức độ hội nhập kinh tế khu vực cao hơn sẽ có tác động tạo sự chuyển biến kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ trong khu vực.

CHƯƠNG 4. HÀM Ý CHO SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

HAI CHIỀU CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giai đoạn phát triển đầu tư của ASEAN theo mô hình IDP và hàm ý cho việt nam (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)