CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số bình luận
4.2.1. IDP của Việt Nam trong khu vực ASEAN
Như đã đề cập, học viên sử dụng phương pháp phân tích cụm và kỹ thuật Ward để phân nhóm các quốc gia thành viên ASEAN dựa trên hai tiêu chí là GDPpc (biểu hiện cho trình độ phát triển kinh tế) và NOIpc (biểu hiện cho trình độ đầu tư trực tiếp nước ngoài). Kết quả phân tích cho thấy Việt Nam nằm cụm C2 với hai quốc gia khác là Campuchia và Lào; kết quả này chỉ ra một số điểm đáng chú ý:
Thứ nhất, Việt Nam được phân cụm cùng với hai quốc gia là Campuchia và Lào. Điều này cho thấy ba quốc gia này có sự tương đồng lớn nhất về GDPpc và NOIpc và có sự khác biệt lớn với các quốc gia được phân cụm còn lại. Một mặt, nó có nghĩa rằng giữa các quốc gia ASEAN có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển kinh tế (biểu hiện qua GDPpc) và trình độ phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (biểu hiện qua NOIPpc). Mặt khác về phía Việt Nam, trình độ phát triển kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam lại có sự tương đồng với Campuchia và Lào - vốn là hai trong số các quốc gia kém phát triển nhất trong khu vực ASEAN hơn là với các quốc gia phát triển hơn trong khu vực.
Thứ hai, cụm C2 là cụm có mức GDPpc cũng như các mức OFDI, IFDI thấp nhất trong các cụm. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng chỉ là một quốc
gia có trình độ phát triển kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp trong khu vực. Kết quả phân cụm này cũng ủng hộ cho quan điểm rằng trong số mười quốc gia thành viên, Campuchia, Lào và Việt Nam (cùng với Myanmar, được gọi là các nước CLMV kém phát triển nhất trong khối ASEAN) là những thành viên gia nhập sau và có trình độ phát triển kinh tế thua kém hơn rất nhiều những thành viên sáng lập ASEAN5 (Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái Lan).
Xét trong toàn khu vực ASEAN: Trừ Myanmar mới mở cửa nền kinh tế và đang còn trong giai đoạn I, trình độ phát triển kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam chỉ hơn Campuchia và Lào nhưng chênh lệch không đáng kể và đang có xu hướng thu hẹp khoảng cách. Mặc dù Việt Nam là quốc gia tiến hành được nhiều OFDI nhất và nhận được nhiều IFDI trong ba quốc gia nhưng trong những năm gần đây lượng IFDI vào Campuchia và Lào đang tăng mạnh, cho thấy một sự gia tăng về sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh trong thu hút IFDI của hai quốc gia này.
Thứ ba, vị trí của cụm C2 là ở đầu giai đoạn II; trong khi đó, các quốc gia khác đã tiến sâu vào giai đoạn II như các quốc gia ở cụm C3 và C6, Malaysia (cụm C4) đã tiến vào giai đoạn III và Singapore (cụm 6) ở giai đoạn V. Mức giá trị âm của NOIpc của cụm C2 thấp hơn mức giá trị âm của các cụm khác, cho thấy rằng sự phát triển đầu tư của cụm C2 mới chỉ ở giai đoạn đầu và chưa tiến được xa trên đường IDP.
Thứ tư, trong số các cụm C2, C3 và C6 cùng trong giai đoạn II, cụm C2 có mức GDPpc thấp nhất; chỉ ra rằng ở cùng một giai đoạn phát triển IDP nhưng các quốc gia ở cụm C3 và C6 có trình độ phát triển kinh tế cao hơn cụm C2 nên đã tiến được xa hơn. Mức GDPpc của Việt Nam năm 2015 là 2.085 USD/người, tương tự với mức của Brunei năm 1972, Singapore năm 1974, Malaysia năm 1983, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2007, và Philipines năm 2010; cho thấy sự tụt hậu về phát triển kinh tế của Việt Nam.
Các điểm nêu trên đều khẳng định rằng Việt Nam có trình độ phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài IPD khá khiêm tốn trong khu vực ASEAN: Cả OFDI và IFDI đều chưa thực sự phát triển rõ rệt; các lợi thế OLI chưa phát triển và/hoặc chưa
được tận dụng tối ưu; các chính sách của chính phủ trong việc phát triển nền kinh tế và thúc đẩy FDI chưa thực sự hiệu quả. So với đa số các quốc gia trong khu vực, trình độ phát triển kinh tế và FDI của Việt Nam còn thua kém nhiều; tuy có thể phát triển hơn Campuchia, Lào và Myanmar nhưng khoảng cách giữa các nền kinh tế đang ngày càng được thu hẹp.
Đặt vị trí IDP của Việt Nam so sánh với các quốc gia ASEAN có vị trí tiến xa hơn trong cùng giai đoạn (Indonesia, Philipines và Thái Lan), có thể dễ dàng nhận ra được rằng mấu chốt vấn đề của Việt Nam là trình độ phát triển kinh tế. Do có sự khác biệt về xuất phát điểm của nền kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia này cũng khác nhau. Theo quan điểm của Dunning, trình độ phát triển kinh tế cao hơn sẽ có tác động tích cực đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (tăng sức hấp dẫn đối với IFDI và tạo thuận lợi cho OFDI) và ngược lại, trình độ đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn cũng sẽ tác động ngược lại sự phát triển của nền kinh tế, đưa quốc gia tiến lên một giai đoạn phát triển cao hơn.
So với các quốc gia ở giai đoạn IDP cao hơn (Malaysia và Singapore, bên cạnh sự cần thiết trong phát triển kinh tế, hiện tại Việt Nam đang có những thiếu sót về điều kiện để có thể đưa quốc gia tiến lên những giai đoạn IDP cao hơn. Đó là các lợi thế L (tỷ trọng của các ngành sản xuất thâm dụng công nghệ trong nền kinh tế gia tăng; tốc độ công nghiệp hóa cao; quá trình chuyên môn hóa diễn ra rộng rãi; nguồn lao động chất lượng cao; năng lực và tích lũy khoa học - công nghệ cao); lợi thế O (tăng cường chuyển giao tri thức và công nghệ; sự gia tăng các lợi thế vô hình và tài sản độc quyền; sự gia tăng quốc tế hóa các hoạt động sản xuất và kinh doanh) và sự hỗ trợ phù hợp của chính phủ (thúc đẩy cả hai dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào và ra, khuyến khích các hiệu ứng tràn (spill-over effects) của đầu tư trực tiếp nước ngoài; phát triển giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng cho lực lượng lao động; giảm thiểu các thất bại thị trường và loại bỏ các ngành sản xuất hoạt động kém hiệu quả để duy trì tính cạnh tranh của thị trường và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cấp tài sản trong các ngành công nghiệp non trẻ; thúc đẩy hội nhập và cạnh tranh của các doanh nghiệp).
4.2.2. Sự phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam
Theo lý thuyết IDP, quốc gia ở giai đoạn II có đặc điểm: NOIP âm (OFDI < IFDI); IFDI tăng nhưng vẫn ở mức thấp; OFDI đã xuất hiện nhưng không đáng kể.
Theo kết quả ước lượng, Việt Nam được phân nhóm vào cụm C2 và được xác định vị trí IDP ở giai đoạn II. Đối chiếu với các đặc điểm của một quốc gia ở giai đoạn II, có thể thấy rằng: OFDI < IFDI dẫn đến mức NOI âm; mức IFDI của Việt Nam sau khi mở cửa nền kinh tế đã tăng mạnh (đạt đỉnh tổng vốn đăng ký 71.727 triệu USD năm 2008 và 24.115 triệu USD năm 2015) nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các quốc gia khác trong khu vực; OFDI đã được tiến hành (từ năm 1989) nhưng không đáng kể. Số dự án OFDI đăng ký chỉ tương đương với khoảng 4,904% số dự án IFDI đăng ký, tổng vốn OFDI đăng ký chỉ tương đương với khoảng 6,601% tổng vốn IFDI đăng ký; điều này cho thấy rằng OFDI của Việt Nam là vô cùng khiêm tốn so với IFDI kể cả về số dự án và số vốn đăng ký được cấp phép.
Nhà đầu tư Việt Nam tiến hành đầu tư ra nước ngoài nhằm mục tiêu tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên và tìm kiếm thị trường ở các quốc gia có vị trí tại giai đoạn IDP thấp hơn (Lào, Campuchia…); và tìm kiếm thị trường hoặc tài sản chiến lược, tìm kiếm hiệu quả ở các quốc gia có vị trí tại giai đoạn IDP cao hơn (Mỹ, các quốc gia EU, Nhật Bản…). Tuy nhiên OFDI tại các quốc gia ở giai đoạn IDP cao hơn không nhiều và chủ yếu được thực hiện bởi các tập đoàn kinh tế lớn có tiềm lực tài chính và khoa học - công nghệ mạnh (Tổng công ty Thăm dò sản xuất dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn FPT, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín…). OFDI của Việt Nam chủ yếu chảy vào các ngành nông nghiệp, dịch vụ và một số ít ngành công nghiệp giản đơn do có sự hạn chế trong tiềm lực tài chính, năng lực khoa học - công nghệ và khả năng cạnh tranh của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhằm tìm kiếm thị trường, tìm kiếm tài nguyên thiên nhiên và tìm kiếm hiệu quả. Do các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, năng lực khoa học - công nghệ cao cùng với tích lũy kinh nghiệm quốc tế hóa các hoạt động sản xuất, dòng vốn IFDI vào Việt Nam chảy rất ít vào khu vực I (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) mà chủ yếu vào các ngành
công nghiệp vào dịch vụ. Các đối tác đầu tư lớn đều là những quốc gia có sự phát triển hơn về kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (các giai đoạn cao hơn).
Đối tác nhận OFDI của Việt Nam chủ yếu là các quốc gia trong khu vực ASEAN, mà đặc biệt là các quốc gia kém phát triển hơn Việt Nam là Campuchia, Lào và Mianma. Nhìn chung, ASEAN vẫn là một điểm đến truyền thống và chiếm ưu thế cho các nhà đầu tư của Việt Nam (Nguyễn Thị Kim Anh và Lê Hồng Ngọc, 2015). Đồng thời, ASEAN cũng đang là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam (Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Hoàng Giáp, 2012). Đối với đầu tư nội khối: Một mặt, lượng IFDI đầu tư vào Việt Nam từ các quốc gia ở giai đoạn IDP cao hơn (Singapore, Malaysia, Thái Lan...) nhiều hơn lượng OFDI Việt Nam tiến hành tại các thị trường này; mặt khác, Việt Nam tiến hành OFDI vào các thị trường kém phát triển hơn là Lào và Campuchia.
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 Campuchia Lào Thái Lan Malaysia Singapore OFDI IFDI
HÌNH 4.4. FDI của Việt Nam với một số quốc gia ASEAN lũy kế đến hết 31/12/2015 (đơn vị: triệu USD)
Nguồn: Niên giám thống kê
Xét về cấu hình OLI của Việt Nam:
Lợi thế L của Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt: Tăng trưởng kinh tế nhanh; thị trưởng nội địa mở rộng; cơ sở hạ tầng được cải thiện tốt hơn về hệ thống giao thông và thông tin liên lạc; nguồn lao động giá rẻ dồi dào; được chính phủ tạo điều kiện
thuận lợi cho đào tạo lao động và chuyển giao tri thức, công nghệ… dẫn đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế gia tăng. Theo Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới 2015 - 2016, xếp hạng cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam ở vị trí #56 (năm trước là #68); trong đó các giá trị đánh giá Việt Nam theo 12 trụ cột đánh giá cạnh tranh của Báo cáo đều có xu hướng tăng qua các năm.
Lợi thế O của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng gia tăng thông qua sự tích lũy kinh nghiệm hoạt động quốc tế; một số doanh nghiệp nhờ vào những lợi thế sẵn có đã và đang tham gia vào nhiều chuỗi sản xuất quốc tế của các TNC. Như đã đề cập, đa phần OFDI được thực hiện bởi các tập đoàn kinh tế lớn tại một số thị trường liền kề về địa lí.
Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân; chú trọng giáo dục - đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải và công nghệ thông tin; có các chính sách vừa thu hút IFDI vừa thúc đẩy OFDI.
Tất cả những phân tích và so sánh trên đều cho thấy sự phù hợp của mô hình IDP đối với trường hợp của Việt Nam và ủng hộ cho kết quả nghiên cứu của luận văn khẳng định Việt Nam mới chỉ là một quốc gia đạt đến giai đoạn II trong các giai đoạn phát triển đầu tư theo mô hình IDP.
4.3. Hàm ý cho cho sự phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài củaViệt Nam
4.3.1. Nhận diện một số vấn đề cần thiết để phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài hai chiều của Việt Nam
Mục đích của luận văn không nhằm đề xuất các giải pháp chính sách thúc đẩy FDI của Việt Nam. Từ các kết quả ước lượng mô hình và phân tích nêu trên, học viên sẽ nhận diện một số vấn đề về hạn chế và những điều kiện còn thiếu để Việt Nam có thể phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài lên một giai đoạn cao hơn.
Như đã đề cập, so với các quốc gia trong khu vực có trình độ phát triển kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài cao hơn (ở các giai đoạn IDP cao hơn), Việt Nam đang có vị trí đầu tư nước ngoài khá khiêm tốn với nhiều điều kiện thiếu hụt để có thể tiến lên giai đoạn phát triển cao hơn. Theo Báo cáo Cạnh tranh toàn cầu 2015 -
2016, Việt Nam mới nằm ở cuối giai đoạn II (trong 4 giai đoạn) với một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi. Kết quả nghiên cứu IDP của các quốc gia ASEAN và phân tích thực trạng hai dòng vốn FDI của Việt Nam cũng chỉ ra Việt Nam mới chỉ vừa bước vào giai đoạn II của quá trình phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài theo mô hình IDP. Như vậy về cả hai lĩnh vực phát triển kinh tế và phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam còn rất nhiều hạn chế và thua kém các quốc gia trong khu vực. Một số vấn đề được nhận diện cũng chính là những điều kiện mà Việt Nam phải đạt được để tiến lên các giai đoạn phát triển IDP cao hơn; gồm có:
Vấn đề thứ nhất là sự phát triển của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và chuyên môn hóa cao. Để tiến lên các giai đoạn IDP cao hơn, quốc gia phải đạt được một trình độ phát triển kinh tế cao hơn trình độ hiện tại. Ngoài ra, một quốc gia ở giai đoạn IDP cao hơn phải có được một nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa có sự chuyên môn hóa cao: Tỷ trọng của các ngành sản xuất thâm dụng vốn và công nghệ cao; tốc độ công nghiệp hóa cao; quá trình chuyên môn hóa diễn ra rộng rãi; nguồn lao động chất lượng cao; năng lực và khả năng tích lũy khoa học - công nghệ cao… Đây đều là những lợi thế L quốc gia phải có được nếu muốn tiến lên một giai đoạn IDP cao hơn. Vì thế, Việt Nam cần phải có những giải pháp để tận dụng và tối ưu hóa các lợi thế địa lí này nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân, đưa nền kinh tế đạt đến một trình độ phát triển kinh tế cao hơn nữa để có thể làm tiền đề cho sự phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Vấn đề thứ hai là trình độ khoa học - công nghệ. Đặc điểm chung của các quốc gia có vị trí ở các giai đoạn IDP III, IV và V là một trình độ khoa học - công nghệ cao: Các ngành sản xuất thâm dụng công nghệ; sự chuyển giao tri thức và công nghệ diễn ra mạnh mẽ; lực lượng lao động chất lượng cao; các doanh nghiệp có năng lực công nghệ cao và có sự tích lũy công nghệ, khả năng hấp thụ công nghệ lớn. Vì thế, có thể cho rằng trình độ khoa học - công nghệ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng không chỉ trong phát triển kinh tế nói chung mà còn là đối với sự phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Vấn đề thứ ba là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa là đối tượng nhận IFDI vừa là đối tượng thực hiện OFDI của một quốc gia, vì vậy năng lực của doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Doanh nghiệp cần phải có được các lợi thế sở hữu O nếu muốn phát