Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 26 - 34)

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ phi tín dụng trong hệ

1.2.2. Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Khái niệm dịch vụ phi tín dụng của NHTM

Từ điển thuật ngữ ngân hàng của Nhà xuất bản giáo dục Barron, xuất bản lần thứ V của Thomas P. Fitch định nghĩa về dịch vụ phi tín dụng: “Dịch vụ phi tín dụng (non credit banking services) là các dịch vụ ngân hàng dựa trên lệ phí không liên quan đến việc mở rộng tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho các ngân hàng đại lý hoặc khách hàng doanh nghiệp”. Thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng có thể là một nguồn thu đáng kể cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính.

Theo Tài liệu dự án Khảo sát và đánh giá dịch vụ phi tín dụng ngân hàng Việt Nam của tổ chức Deloitte Touche Tohmatsu, dịch vụ phi tín dụng là bất cứ dịch vụ hoặc sản phẩm nào cung cấp bởi ngân hàng hoặc các tổ chức tài

chính mà không phải là những dịch vụ tín dụng. Dịch vụ phi tín dụng là dịch vụ đƣợc ngân hàng cung cấp tới khách hàng đáp ứng nhu cầu về tài chính, tiền tệ của khách hàng nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập nhất định, không bao gồm dịch vụ tín dụng.

Dịch vụ phi tín dụng là toàn bộ các dịch vụ ngân hàng không kể dịch vụ tín dụng, nó cũng có đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ ngân hàng. Điểm khác biệt cơ bản so với dịch vụ tín dụng là khi thực hiện các dịch vụ phi tín dụng, ngân hàng không thu lãi mà thu các khoản phí từ dịch vụ do mình cung cấp.

Từ những phân tích nhƣ trên, tác giả đƣa ra quan điểm về DVPTD nhƣ sau: “Dịch vụ phi tín dụng là dịch vụ đƣợc ngân hàng cung cấp tới khách hàng để đáp ứng nhu cầu về tài chính, tiền tệ của khách hàng nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho ngân hàng một khoản thu nhập bằng các khoản phí xác định thu đƣợc từ khách hàng, không bao gồm dịch vụ tín dụng”.

1.2.2.2. Đặc trưng của dịch vụ phi tín dụng của NHTM

Bên cạnh những đặc điểm chung của DVNH thì DVPTD còn có những đặc trƣng riêng nhƣ:

Thứ nhất, khi thực hiện giao dịch về DVPTD các NHTM không phải sử dụng đến nguồn vốn hoặc có phải sử dụng thì cũng sử dụng không nhiều nguồn vốn của mình để thực hiện nghĩa vụ ngay khi giao kết hợp đồng. Và đây là một trong những lợi thế mà NH nên khai thác để phát triển các loại hình DVPTD.

Thứ hai, các DVPTD của NH có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho NHTM bởi chi phí giao dịch mà NH bỏ ra thƣờng rất thấp, mà chủ yếu tận dụng vào cơ sở hạ tầng công nghệ đã đƣợc đầu tƣ trƣớc đó. Đây đƣợc coi là một lĩnh vực kinh doanh hiệu quả, thu hút các NHTM hiện đại trên thế giới.

Thứ ba, DVPTD của NHTM đƣợc xếp vào những lĩnh vực kinh doanh tƣơng đối an toàn, rủi ro thấp. Vì thế mở rộng DVPTD sẽ giúp cho NHTM

hạn chế đƣợc những rủi ro nhƣ rủi ro lãi suất, đặc biệt là rủi ro tín dụng.

Thứ tư, các DVPTD của NH có tính hỗ trợ cao và liên kết chặt chẽ với nhau. Các DV luôn đòi hỏi đi kèm với nhau, sự tồn tại và phát triển của DV này gắn liền với các dịch vụ khác. Do đó, DVPTD của NH đòi hỏi phát triển đồng bộ.

Thứ năm, DVPTD vô cùng đa dạng, phong phú và không ngừng phát triển. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại hình DVPTD.

Thứ sáu, có nhiều loại DVPTD ra đời và phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin giúp cho khách hàng không cần đến NH mà có thể ngồi tại nhà để thực hiện các giao dịch thông qua các kênh giao dịch hiện đại nhƣ: E- Banking, Home Banking…

1.2.2.3. Phân loại dịch vụ phi tín dụng của NHTM

a)Dịch vụ thanh toán

Đây là hoạt động điển hình và có vai trò chìa khóa cho hoạt động cung ứng DV của NHTM đối với khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng. Ngày nay DV thanh toán đƣợc cung cấp cho khách hàng qua các kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp dựa trên hệ thống kỹ thuật hạ tầng và công nghệ xử lý hiện đại. Với sự tiến bộ này, khách hàng ngày càng nhận đƣợc những DV thanh toán có tính an toàn, chính xác và tiện ích cao, không những trong nƣớc mà còn trên phạm vi toàn cầu.

Các NHTM khi cung cấp DV thanh toán cho khách hàng, NH đóng vai trò là một tổ chức trung gian thực hiện thanh toán thay cho khách hàng của mình. Căn cứ vào phạm vi thực hiện, DV thanh toán bao gồm: DV thanh toán trong nƣớc và DV thanh toán nƣớc ngoài.

Dịch vụ thanh toán trong nước

Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu thanh toán hàng hóa DV càng gia tăng, hoạt động thanh toán trong nƣớc của các NHTM đáp ứng nhu

cầu rất lớn cho khách hàng nói chung và dân cƣ nói riêng. Các khách hàng có thể sử dụng DV này để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, kinh doanh chứng khoán, cho tặng ngƣời thân hay sử dụng DV chuyển tiền tự động, đầu tƣ tự động để sinh lời. Khách hàng có thể chuyển tiền bằng bản tệ hay ngoại tệ theo qui định về quản lý ngoại hối của từng nƣớc từ các nguồn khác nhau nhƣ tiền gửi thanh toán, tiền vay, tiền mặt…Và qua các hình thức nhƣ séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi hay lệnh chuyển tiền.

Dịch vụ thanh toán quốc tế

- Chuyển tiền đi nƣớc ngoài: Ngày nay trong xu thế hội nhập quốc tế, các nƣớc đã có sự nới lỏng các giao dịch vãng lai, các cá nhân đƣợc chuyển tiền đi nƣớc ngoài để thanh toán cho các mục đích đƣợc phép một cách dễ dàng. Ví dụ ở VN, cá nhân là công dân VN có thể chuyển tiền ra nƣớc ngoài cho các mục đích du học, chữa bệnh, du lịch, thừa kế, trả các chi phí, lệ phí…Cá nhân là ngƣời nƣớc ngoài chuyển các thu nhập hợp pháp ở VN về nƣớc. Khách hàng có thể sử dụng hai hình thức chuyển tiền chính sau đây: Chuyển tiền bằng điện SWIFT; Chuyển tiền bằng phát hành hối phiếu NH.

- Chuyển tiền đến từ nƣớc ngoài: Dịch vụ chuyển tiền kiều hối; DV nhận séc nhờ thu do NH nƣớc ngoài phát hành: NHTM triển khai DV nhờ thu séc do một cá nhân, tổ chức hay NH nƣớc ngoài phát hành séc có thể là quà biếu, quà tặng hoặc sau khi cung cấp hàng hóa, DV cho các đối tác nƣớc ngoài. Đó là lệnh hứa trả tiền, sau khi làm thủ tục nhờ NHTM thu hộ, NH nhận séc đó sẽ gửi cho một NH đại lý của mình ở nƣớc ngoài để nhờ thanh toán sau khi đã trừ một khoản phí nhất định theo thỏa thuận, số tiền còn lại trên séc sẽ đƣợc NH nhận séc nhờ thu thanh toán cho ngƣời hƣởng có tên trên séc.

b)Dịch vụ quản lý tài sản

Dịch vụ quản lý tài sản mà NH cung ứng cho khách hàng bao gồm DV quản lý tiền mặt, DV cất giữ tài sản và DV tín thác.

Dịch vụ quản lý tiền mặt là việc NH quản lý thu chi tiền mặt và tiến hành đầu tƣ phần thặng dƣ tiền mặt tạm thời nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho khách hàng.

Ngoài ra, khách hàng có thể sử dụng DV cất giữ tài sản tại NH. Hiện nay đa số các NH có hệ thống két cho khách hàng thuê để bảo quản tài sản và giấy tờ có giá của ḿnh.

Dịch vụ quản lý tài sản của NH hiện đang bị các loại hình tổ chức phi NH nhƣ công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán…cạnh tranh gay gắt. Nhằm thu hút khách hàng, các tổ chức này cũng đƣa ra đa dạng các loại hình DV quản lý tài sản.

c) Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ là một DV một mặt đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho NH, mặt khác giúp các NH điều hòa cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng, ổn định tỷ giá, thực hiện chính sách quản lý ngoại hối của NHNN từ đó tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ hoạt động khác của nền kinh tế. Có nhiều hình thức kinh doanh ngoại tệ khác nhau trên thị trƣờng ngoại hối bao gồm: Giao dịch mua bán giao ngay; Giao dịch có kỳ hạn; Giao dịch hoán đổi; Giao dịch hợp đồng tƣơng lai; Giao dịch hợp đồng quyền chọn.

d)Dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin

Trong thời đại hiện nay khi nền kinh tế đã phát triển, hệ thống thông tin đã rộng khắp, các mạng lƣới tin học đã đi sâu vào từng lĩnh vực ngành nghề thì việc đáp ứng các hiểu biết của con ngƣời trở nên cần thiết hơn. Cũng nhƣ nhiều trung tâm tƣ vấn khác, tƣ vấn của NH là một lĩnh vực nhằm phân tích dự báo các thông tin về tình hình kinh tế xã hội – pháp luật - thị trƣờng giá cả…liên quan đến vấn đề đầu tƣ giúp KH đƣa ra quyết định một cách đúng đắn, an toàn và có hiê ̣u quả.

Các NHTM lớn trên thế giới thƣờng xây dựng một trung tâm tƣ vấn khách hàng về (1) các DVNH; (2) về thông tin kinh tế, các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh và (3) tƣ vấn về đào tạo về các kiến thức kinh tế, tài chính, NH…

e) Dịch vụ ngân hàng điện tử

DVNH điện tử là dịch vụ đƣợc NH cung cấp mà giao dịch giữa NH và khách hàng dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa. Căn cứ vào các hình thức thực hiện giao dịch, DVNH điện tử bao gồm những DV sau: Internet banking, home banking, phone banking, mobile banking, call center.

f) Dịch vụ môi giới tiền tệ

Dịch vụ môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác giữa các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác.

g)Dịch vụ ngân hàng giám sát

Các dịch vụ ngân hàng giám sát bao gồm lƣu ký tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tƣ chứng khoán; quản lý tách biệt tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tƣ chứng khoán và các tài sản khác của ngân hàng giám sát; giám sát nhằm đảm bảo công ty quản lý quỹ, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty đầu tƣ chứng khoán quản lý tài sản của công ty tuân thủ các quy định của Luật Chứng khoán và điều lệ quỹ đầu tƣ chứng khoán, điều lệ công ty đầu tƣ chứng khoán; thực hiện hoạt động thanh toán và chuyển giao tiền, chứng khoán liên quan đến hoạt động quỹ đại chúng, công ty đầu tƣ chứng khoán theo yêu cầu hợp pháp của công ty quản lý quỹ hoặc giám đốc/tổng giám đốc công ty đầu tƣ chứng khoán.

h)Dịch vụ tư vấn

Ngân hàng cung cấp các dịch vụ tƣ vấn cho khách hàng nhƣ tƣ vấn về ngân hàng gửi, thời hạn và số lƣợng tiền gửi hiệu quả; thẩm định và tái thẩm

định các dự án đầu tƣ, các phƣơng án tài chính, các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của dự án, các rủi ro của dự án và các phƣơng án tài chính của dự án; tƣ vấn đầu tƣ tài chính vào các dự án hoặc các doanh nghiệp; tƣ vấn cổ phần hóa; tƣ vấn niêm yết, tƣ vấn đăng ký giao dịch chứng khoán; tƣ vấn thuế…

i) Dịch vụ thẻ ghi nợ

Là phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt, chuyển khoản, vấn tin số dƣ, … tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các tổ chức chấp nhận thẻ. Đối với NHTM việc phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ là hoạt động bao gồm các nghiệp vụ thanh toán, chi trả hoặc rút tiền mặt trên cơ sở số tiền của chính chủ thẻ gửi tại ngân hàng. Mỗi lần sử dụng, ngân hàng sẽ trừ ngay số tiền tƣơng ứng trên tài khoản của chủ thẻ. Hiện nay, một số thẻ ghi nợ cũng đã có thể đƣợc sử dụng để thanh toán toàn cầu nhƣ thẻ Maetro, thẻ Visa Electron, Visa Debit,…

Hiện nay các NHTM thƣờng phát hành hai loại thẻ ghi nợ là thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa.

- Thẻ ghi nợ quốc tế là thẻ có phạm vi chi tiêu toàn cầu, có khả năng thanh toán trển internet, tuy nhiên khả năng chi tiêu hạn chế hơn so với thẻ tín dụng hoặc có thể rủi ro hơn trong quá trình sử dụng so với thẻ tín dụng. Vì vậy, đối tƣợng sử dụng chủ yếu tập trung vào các đối tƣợng có nhu cầu rút tiền mặt, thanh toán ở nƣớc ngoài trong thời gian ngắn hạn.

- Thẻ ghi nợ nội địa: có phạm vi chi tiêu trong nội địa, chủ yếu để rút tiền mặt, chuyển khoản và phục vụ mục đích làm thẻ nhận lƣợng qua tài khoản, chuyển và nhận tiền … thẻ ATM là hình thức đầu tiên của chủ thẻ ghi nợ, cho phép chủ thẻ tiếp cận trực tiếp tới tài khoản ngân hàng từ máy ATM.

j) Dịch vụ môi giới chứng khoán

Dịch vụ môi giới chứng khoán là dịch vụ ngân hàng (cụ thể là công ty chứng khoán trực thuộc) làm trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán

đã niêm yết và chƣa niêm yết cho khách hàng để hƣởng phí môi giới. Theo đó, công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trƣờng OTC. Thông qua hoạt động môi giới, công ty chứng khoán sẽ chuyển đến khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ và kết nối giữa nhà đầu tƣ bán chứng khoán với nhà đầu tƣ mua chứng khoán.

k) Giao dịch các công cụ tài chính phái sinh

Công cụ phái sinh chính là một loại hình bảo hiểm rủi ro tài chính khi thực hiện các hợp đồng kinh tế mà bản chất là phân tán rủi ro tiềm ẩn và đƣơng nhiên, lợi nhuận của các giao dịch cùng đƣợc chia sẻ cho các bên cụ thể khách hàng sẽ phải trả phi cho ngân hàng. Công cụ phái sinh gồm các công cụ giao dịch kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swaps), quyền chọn (Options) và tƣơng lai (Futures).

 Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tƣơng lai với một mức giá nhất định đã thoả thuận từ hôm nay.

 Hợp đồng hoán đổi là một thoả thuận giữa khách hàng với ngân hàng để trao đổi một chuỗi các dòng tiền tại một thời điểm nhất định trong tƣơng lai theo một nguyên tắc nhất định nào đó.

 Hợp đồng quyền chọn là một công cụ phái sinh cho phép khách hàng nắm giữ hợp đồng có quyền mua hoặc bán một khối lƣợng nhất định hàng hoá với một mức giá nhất định, vào một thời điểm xác định trƣớc. Khách hàng mua quyền chọn đƣợc quyền lựa chọn khi mức giá trên thị trƣờng có lợi cho mình và phải trả khoản phí cho ngân hàng.

 Hợp đồng tƣơng lai là một thoả thuận giữa khách hàng với ngân hàng mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm trong tƣơng lai với một mức giá nhất định.

l) Dịch vụ uỷ thác

Ủy thác là việc chuyển nhƣợng tài sản từ ngƣời ủy thác sang cho ngƣời nhận ủy thác để ngƣời này quản lý và điều hành tài sản với lợi ích của ngƣời ủy thác, của một hay nhiều ngƣời thụ hƣởng. Nhƣ vậy, hoạt động ủy thác là một hoạt động thể hiện rõ tính trung gian của các tổ chức cung cấp dịch vụ ủy thác, trong đó có ngân hàng thƣơng mại. Các nội dung của dịch vụ ủy thác bao gồm ủy thác vốn, ủy thác đầu tƣ, ủy thác thực hiện công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 26 - 34)