Nâng cao hiệu quả quản lý việc phân bổ và sử dụng đất đa

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về đất ĐAI TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 63 - 65)

c. Đất chưa sử dụng

3.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý việc phân bổ và sử dụng đất đa

Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng đất :

- Khuyến khích hình thành quy mô lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp dưới các hình thức tập trung và tích tụ đất đai.

- Hoàn thiện các quy định quản lý, SDĐ cho xây dựng các công trình nghiên cứu thăm dò, khai thác khoáng sản, và tiến hành phục hồi đất sau khi kết thúc công trình nghiên cứu, thăm dò và khai thác. Khai thác hiệu quả các diện tích đất bị bỏ hoang lâu năm ở ven kênh, ven sông để hạn chế sạt lở, ngập nước.

+ Đất đô thị: phân bổ quỹ đất để phát triển cơ sở kiến trúc hạ tầng, những công trình trọng điểm sử dụng từ đất đô thị phải tận dụng không gian ngầm để tiết kiệm không gian.

+ Đất trồng lúa: lập bản đồ quy hoạch vùng trồng lúa để đảm bảo sản xuất và cung cấp an ninh lương thực cho Thành phố, tránh tình trạng gom đất trồng lúa tập trung đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất trồng cây lâu năm.

+ Đất lâm nghiệp: phân bổ đất rừng để bảo tồn thiên nhiên và phát triển hệ sinh thái rừng.

+ Đất khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế: đánh giá tình hình SDĐ đảm bảo tính liên kết giữa các vùng, phải có quy hoạch cụ thể để tránh tình trạng bỏ hoang đất đai quy mô lớn khi nguồn vốn đầu tư vào các khu này quá lớn mà sử dụng không được hiệu quả

+ Đất an ninh quốc phòng: sử dụng đúng mục đích, cần kết hợp làm kinh tế để gia tăng nguồn thu cho ngân sách.

Hoàn thiện chính sách tài chính đất đai:

- Đảm bảo thực hiện giá đất phải tương đối phù hợp với thị trường bằng cách thống nhất hai cơ quan độc lập xây dựng giá đất công khai, minh bạch như cơ quan xây dựng giá đất và cơ quan thẩm định giá đất.

- Hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất phải công khai để cho mọi đối tượng có thể tiếp ứng nhằm huy động mọi nguồn lực đất đai cho mục tiêu phát triển KT – XH.

- Tập trung các quỹ đất sạch tại các KĐT và vùng quy hoạch phát triển đô thị làm cho giá trị của đất tăng lên.

- Điều tiết các nguồn thu từ đất để cân đối phát triển cho đồng đều giữa các địa phương, cải cách chính sách thuế để hạn chế tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vì mục đích đầu cơ.

- Bố trí đủ kinh phí phục vụ cho công tác QLNN về đất đai, đảm bảo dành tối thiểu nguồn thu từ đất cho công tác đo đạc, lập bản đồ quy hoạch. Giải quyết tốt vấn đề “giá đất” là chìa khóa dẫn đến thành công trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai.

- Xây dựng kế hoạch tạo nguồn tài chính khả thi và có cơ chế tài chính hỗ trợ nhà đầu tư trong nước thực hiện các dự án lớn.

Hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau khi thu hồi đất:

- Hoàn thiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hướng đơn giản, dễ thực hiện, đảm bảo công bằng, đảm bảo quyền của Nhà nước đối với lợi ích người dân. Những quận huyện có nhiều dự án bồi thường giải phóng mặt bằng cần thành lập Ban chỉ đạo bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư cho người dân.

- Quán triệt theo nguyên tắc công khai hóa và dân chủ hóa các phương án đền bù, để mọi đối tượng liên quan đều biết, thống nhất.

- Nâng cao hiệu quả lập phương án tiền khả thi khi các dự án có đất bị thu hồi. - Xây dựng các khu tái định cư phải phù hợp với tập tục của người dân.

Điều tra, đánh giá tài nguyên đất :

- Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho quá trình điều tra, đánh giá đất đai.

- Hoàn thiện hệ thống điều tra, đánh giá tài nguyên đất, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu về số lượng, chất lượng, tiềm năng và môi trường đất phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ban hành quyết định của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.

- Giám sát chặt chẽ tình hình biến động đất đai, đánh giá tác động để đề ra những cơ chế, chính sách nhằm bảo vệ tài nguyên đất, góp phần hoàn thiện hệ thống dữ liệu đất đai.

Hoàn thiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất :

- Nhà nước hạn chế giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với những trường hợp không có trong kế hoạch sử dụng đất rõ ràng hoặc khi giải quyết giao đất, cho thuê đất cần phải xem xét năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư có khả thi không để đảm bảo dự án triển khai hiệu quả và đúng tiến độ.

- Kiểm soát chặt chẽ điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; tạo quỹ đất sạch để tổ chức đấu giá công khai minh bạch theo quy định, đồng thời tạo cơ chế minh bạch trong tiếp cận về đất đai.

- Chấn chỉnh và xử lý nghiêm đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, tính thu nghĩa vụ tài chính về đất đai không đúng quy định của pháp luật; việc buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép hoặc chậm đưa đất vào sử dụng mà không xử lý kịp thời.

- Triển khai chặt chẽ trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích SDĐ; kiểm soát chặt chẽ các quy trình và thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sang sử dụng vào các mục đích khác

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về đất ĐAI TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w