c. Đất chưa sử dụng
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Một là, khuyến nghị Chính phủ bỏ quy định ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm một lần tại điều 113 Luật đất đai 2013; sửa đổi thống nhất các quy định về giải 85
quyết khiếu nại, tố cáo trong Luật đất đai, Luật khiếu nại, Luật tố cáo) theo nguyên tắc thống nhất, không chồng chéo, mâu thuẫn.
Hai là, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau khi thu hồi đất để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.
Ba là, xây dựng cơ chế, chính sách kiểm soát hoạt động giao dịch về đất đai để tăng nguồn thu ngân sách, hạn chế các giao dịch “ngầm” về đất đai.
Bốn là, tăng cường giám sát việc quản lý sử dụng đất bảo đảm sử dụng đất hiệu quả, công khai, minh bạch và dân chủ trên địa bàn.
Năm là, cần sớm nghiên cứu để quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế và xã hội cùng với công tác tăng cường quản lý SDĐ để phát huy tối đa nguồn lực của đất đai.
KẾT LUẬN
Đất nước đang trên đà phát triển đặt ra những yêu cầu to lớn đối với công tác quản lý nhà nước về mọi mặt đời sống xã hội, trong đó quản lý nhà nước về đất đai là một trong những nội dung cực kỳ quan trọng. Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo việc sử dụng đất một cách khoa học, tiết kiệm; đảm bảo tính công bằng trong quản lý và sử dụng đất và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách.
Thành phố Đà Nẵng sau 25 năm trực thuộc Trung ương, là một trong những địa phương làm tốt công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, khu dân cư mới. Việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo mặt bằng cho đầu tư xây dựng dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân, nâng cao hiệu quả sử dụng đất là điều kiện tiên quyết để Đà Nẵng phát huy lợi thế của mình để phát triển.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đã góp phần quan trọng đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn mới hiện nay. Việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên đất đai đang là một đòi hỏi hết sức cấp bách, do vậy việc quản lý và sử dụng tài nguyên này một cách có hiệu quả và bền vững là nhiệm vụ hết sức cần thiết và quan trọng đối với chính quyền thành phố Đà Nẵng.
Nguồn tài nguyên đất đai có hạn. Vì vậy, việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng phải theo quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Chính sách, pháp luật đất đai đảm bảo đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, chính quyền thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn được quy định bởi pháp luật.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, tác giả đã phân tích những kết quả đạt được và những mặt còn hạn hạn chế trong công tác quản lý đất đai của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020. Thời gian sắp đến, cùng với xu hướng hiện đại hóa đô thị song song với đô thị hóa, thành phố cần phải có những cơ chế, chính sách mới hơn nữa để vừa đảm bảo sử dụng tài nguyên đất đai hợp lý vừa duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các tỉnh thành trong cả nước.
Trong tương lai, đất đai ở Đà Nẵng có nhiều tiềm năng, lợi thế và điều kiện phát triển nên tăng cường quản lý về đất đai của Nhà nước, chú trọng đổi mới, sáng tạo, linh hoạt và phải hoàn thiện các công cụ, quy trình quản lý đến hoạch định chính sách. Từ đó thực hiện các giải pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như nội dung QLNN về đất đai để công tác QLNN được hiệu quả hơn.
Nếu định hướng, giải pháp được thực hiện thì công tác QLNN về đất đai, thị trường đất đai sẽ vận hành hiệu quả và phát triển theo mục tiêu kinh tế và xã hội mà Đà Nẵng mong muốn.