1.3. Một số bộ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.3.1. Bộ quy tắc ứng xử BSCI
Bộ quy tắc ứng xử BSCI hay Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh BSCI (Business Social Compliance Initiative) do Hiệp hội Ngoại thƣơng (FTA) đề xƣớng từ năm 2003 với mục tiêu thiết lập diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bộ quy tắc ứng xử BSCI phù hợp với các văn bản luật quốc tế nhƣ
Công ƣớc ILO, Công ƣớc Quốc tế về Quyền Con ngƣời của Liên Hiệp Quốc, Công ƣớc của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em và về việc loại bỏ các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Bản khế ƣớc Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc và Hƣớng dẫn của OECD dành cho các doanh nghiệp đa Quốc gia và các Hiệp định quốc tế liên quan khác. Bộ Quy tắc ứng xử BSCI này hƣớng đến đảm bảo sự tuân thủ với các tiêu chuẩn xã hội và môi trƣờng cụ thể. Các doanh nghiệp khi ký kết tuân thủ theo Bộ Quy tắc ứng xử BSCI nghĩa là trong phạm vi ảnh hƣởng của mình các doanh nghiệp cam kết thừa nhận các tiêu chuẩn về xã hội và môi trƣờng quy định trong Bộ Quy tắc ứng xử BSCI này và đảm bảo trong chính sách của mình có các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện và tuân thủ quy tắc. Ngoài ra, các doanh nghiệp cung ứng phải đảm bảo Bộ Quy tắc ứng xử này sẽ đƣợc tuân thủ bởi các nhà thầu phụ của mình có tham gia trong các quy trình sản xuất từ các giai đoạn bắt đầu cho đến khi sản phẩm đƣợc hoàn thành.
Bộ Quy tắc ứng xử BSCI có 9 nội dung quan trọng cụ thể đƣợc tóm lƣợc nhƣ sau:
Tuân thủ luật liên quan: Tuân theo toàn bộ pháp luật và các quy định hiện hành, các tiêu chuẩn tối thiểu của ngành, các Công ƣớc của ILO (Tổ chức lao động quốc tế) và của Liên Hiệp Quốc, và các yêu cầu tƣơng tự khác có liên quan, phải áp dụng các tiêu chuẩn có qui định nghiêm ngặt hơn.
Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể: Mọi cá nhân đều có quyền
tự do lựa chọn thành lập, tham gia vào tổ chức công đoàn và ngƣời đại diện cho mình để thƣơng lƣợng tập thể với doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tôn trọng quyền này của họ và phải thông báo một cách có hiệu quả đến các cá nhân là họ đƣợc tự do tham gia vào tổ chức mà họ chọn và rằng sự tham gia của họ sẽ không có hậu quả gì xấu, doanh nghiệp sẽ không trả đũa. Doanh nghiệp không đƣợc can thiệp vào việc thành lập, hoạt động, hay công tác quản lý của các tổ chức đó của ngƣời lao động hoặc thƣơng lƣợng tập thể dƣới bất kỳ hình thức nào.
Cấm phân biệt đối xử: Không đƣợc phân biệt đối xử trong các lĩnh vực tuyển dụng, lƣơng bổng, đào tạo - huấn luyện, đề bạt thăng chức, chấm dứt hợp
đồng lao động hay nghỉ hƣu dựa trên giới tính, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc, địa vị xã hội, nguồn gốc (dòng dõi), bối cảnh xã hội, sự tàn tật, nguồn gốc sắc tộc và quốc gia, quốc tịch, hội viên trong tổ chức của ngƣời lao động (công đoàn), bao gồm các hiệp hội, sự gia nhập chính trị, định kiến chính trị, định hƣớng giới tính, trách nhiệm gia đình, tình trạng hôn nhân, hoặc bất kỳ một điều kiện nào khác có thể làm phát sinh tình trạng phân biệt đối xử.
Trả công lao động: Tiền lƣơng trả cho giờ làm việc thông thƣờng, giờ làm
thêm và các khoản chênh lệch của giờ làm thêm phải bằng hoặc cao hơn lƣơng tối thiểu do luật định và/hoặc do các tiêu chuẩn ngành qui định. Không đƣợc khấu trừ lƣơng trái phép, không đúng qui định hay kỷ luật bằng cách trừ lƣơng...
Thời giờ làm việc: Doanh nghiệp cung ứng phải tuân thủ các qui định của pháp luật quốc gia hiện hành và các tiêu chuẩn ngành về thời giờ làm việc và nghỉ lễ. Thời giờ làm việc tối đa cho phép trong một tuần theo qui định của pháp luật quốc gia, tuy nhiên thời gian làm việc bình thƣờng không đƣợc vƣợt quá 48 giờ một tuần và số giờ làm thêm cho phép tối đa trong một tuần không đƣợc vƣợt quá 12 giờ.
An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc: Doanh nghiệp phải cung cấp một
môi trƣờng làm việc an toàn và trong lành, phải có các biện pháp hữu hiệu trong việc phòng ngừa tai nạn lao động và thƣơng tật ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời lao động, có liên quan đến hoặc có thể xảy ra trong quá trình làm việc, bằng cách giảm thiểu tối đa các nguyên nhân gây ra rủi ro, nguy hiểm vốn có trong môi trƣờng làm việc và cần có các kiến thức thông thƣờng về ngành và các mối nguy hiểm đặc thù v.v…
Cấm sử dụng lao động trẻ em: Cấm sử dụng lao động trẻ em nhƣ đã đƣợc qui định trong các Công ƣớc của ILO và Liên Hiệp Quốc và/hoặc pháp luật quốc gia. Trong các tiêu chuẩn này, doanh nghiệp phải tuân thủ theo tiêu chuẩn nào nghiêm ngặt nhất: Cấm mọi hình thức bóc lột trẻ em; Cấm những điều kiện làm việc nhƣ nô lệ hoặc có hại cho sức khỏe trẻ em.
Cấm cưỡng bức lao động và các biện pháp kỷ luật: Mọi hình thức lao động ép buộc nhƣ phải nộp tiền đặt cọc hoặc giữ lại các giấy tờ tùy thân cá nhân khi
tuyển dụng lao động làm việc đều bị cấm, và cấm lao động tù nhân vì đó là vi phạm quyền lợi cơ bản của con ngƣời v.v…
Các vấn đề an toàn và môi trường: Các quy trình thủ tục và tiêu chuẩn về quản lý, xử lý và loại bỏ rác thải là hóa chất và các chất thải độc hại khác, công tác xử lý khí thải và nƣớc thải phải phù hợp hoặc tốt hơn các yêu cầu tối thiểu luật định.
Có thể thấy, Bộ Quy tắc ứng xử BSCI đã đề cập đến những nội dung cơ bản của CSR mà một doanh nghiệp phải thực hiện. Cho đến nay, hơn 1.500 tổ chức đã tham gia BSCI bao gồm các nhà bán lẻ, nhà nhập khẩu và công ty có thƣơng hiệu quốc tế hoạt động trong nhiều ngành khác nhau từ dệt may đến thực phẩm, giày dép và thiết bị điện tử. Do đó, việc tham gia BSCI không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tần suất, chi phí đánh giá tuân thủ CSR mà thông tin về doanh nghiệp còn đƣợc hiện diện trong cơ sở dữ liệu website của BSCI với hàng trăm công ty bạn hàng tiềm năng trên toàn cầu. Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp ở các nƣớc đang phát triển sản xuất gia công cho các doanh nghiệp ở châu Âu cần chú ý là các doanh nghiệp ở châu Âu chủ yếu áp dụng BSCI và đặt ra yêu cầu thiết yếu trong việc doanh nghiệp cần áp dụng bộ tiêu chuẩn này, vì đây chính là “hộ chiếu” cho việc xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu. Hơn nữa, việc áp dụng BSCI cũng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhƣ cải thiện lâu dài các tiêu chuẩn xã hội, qua đó thay đổi tốt hơn điều kiện làm việc cho ngƣời lao động, quan hệ lao động, kết quả kinh doanh và chất lƣợng xã hội của sản phẩm.