CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số đề xuất
4.2.3. Đa dạng hóa các hoạt động CSR đối với khách hàng
Qua kết quả khảo sát ở chƣơng 3 cho thấy việc thực hiện CSR đối với khách hàng đƣợc ghi nhận là tƣơng đối tốt với mức điểm đánh giá trung bình là 4.10 (đã lập kế hoạch và thực hiện một phần). Trong lĩnh vực xây dựng, khách hàng quan tâm nhiều nhất đến chất lƣợng công trình và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa của ngành sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng trong công trình.
Mặc dù đã có những ghi nhận tích cực của khách hàng và cán bộ nhân viên Agrimeco về mức độ thực hiện CSR đối với khách hàng, đặc biệt trong việc đảm bảo quá trình bảo hành các vấn đề kỹ thuật cho khách hàng đối với sản phẩm xây lắp và hƣớng dẫn khách hàng cách sử dụng, vận hành sản phẩm... khi bàn giao các công trình xây lắp (mã KH3 với điểm số là 4.28) , nhƣng Agrimeco vẫn cần tiếp tục đầu tƣ tìm kiếm các biện pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm của mình nhƣ:
Đối với các sản phẩm cơ điện thủy lợi, Agrimeco không ngừng hoàn thiện, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lƣợng để nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa. Là đơn vị dẫn đầu trong cả nƣớc về thiết kế chế tạo thiết bị cơ khí thuỷ công, những công trình có cửa van cung lớn với kích thƣớc lớn hơn 15m cả chiều cao và chiều rộng (lớn nhất cả nƣớc đến thời điểm hiện nay) nhƣ cửa cung công trình thuỷ điện Đại Ninh; cửa cung công trình thuỷ điện sông Ba Hạ. Các sản phẩm của Tổng công ty đƣợc ứng dụng cho tất cả các công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, các công trình thoát nƣớc lớn cho các thành phố, các nhà máy thuỷ điện công suất nhỏ đến lớn.... các sản phẩm trên đƣợc chế tạo với các công nghệ hiện đại nhƣ: Máy tạo phôi, máy gia công cơ khí kỹ thuật số công nghệ cao; công nghệ làm sạch vật liệu: phun cát, phun bi kim
loại; công nghệ phun sơn, phun kẽm... ; máy hàn và kiểm tra siêu âm mối hàn tự động.... Đến nay, Agrimeco luôn tìm kiếm các biện pháp nâng cao chất lƣợng sản xuất các máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn ngành quy định.
Đối với các công trình, dự án xây dựng, Agrimeco luôn quan tâm tới chất lƣợng của từng công trình. Agrimeco chủ yếu thực hiện các công trình lớn nhƣ Dự án Thuỷ điện sông Ba Hạ - Phú Yên; Công trình thuỷ lợi, thuỷ điện hồ chứa nƣớc Cửa Đạt - Thanh Hoá; Thuỷ điện Pleikrong - Kon Tum; …. đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và chất lƣợng công trình rất cao. Vì vậy, Agrimeco luôn đặt mục tiêu đảm bảo an toàn và nâng cao chất lƣợng công trình là yếu tố sống còn của TCT. Các công trình trƣớc khi triển khai thi công phải lập phƣơng án sản xuất kinh doanh, định mức vật tƣ, định mức giao khoán để kiểm soát đồng bộ từ tiến độ thi công, chất lƣợng, an toàn lao động, chi phí, lợi nhuận, tiến độ thu hồi vốn; đồng thời có cơ chế xác định trách nhiệm cụ thể khi tham gia thi công với hiệu quả kinh tế của công trình. Bên cạnh đó, TCT còn cử ngƣời có trình độ chuyên môn cao tham gia điều hành trực tiếp các dự án, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc ngay tại các công trình. Nhƣ vậy, sẽ đảm bảo đúng tiến độ và cam kết với khách hàng.
4.2.4. Tiếp tục thúc đẩy thực hiện CSR với môi trường
Thực hiện CSR với môi trƣờng của Agrimeco đƣợc đánh giá thấp nhất trong các nội dung thực hiện CSR của TCT (điểm trung bình chung là 3.8). Mặc dù, Agrimeco luôn đề cao việc giữ gìn vệ sinh môi trƣờng trong sản xuất cũng nhƣ trong thi công xây lắp, nhƣng TCT chƣa ban hành văn bản riêng liên quan tới vấn đề này.
Để thúc đẩy thực hiện CSR với môi trƣờng, Agrimeco trong quá trình thi công phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trƣờng cho ngƣời lao động trên công trƣờng và bảo vệ môi trƣờng xung quanh nhƣ: chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn sạch sẽ hiện trƣờng. Cụ thể:
Một là tổ chức đảm bảo vệ sinh môi trƣờng cho công trƣờng, khu vực xung
quanh. Trong quá trình vận chuyển các nguyên vật liệu xây dựng, phế thải yêu cầu cần có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trƣờng. Nếu máy móc thiết bị trong quá trình thi công gắp sự cố, phải sửa chữa không đƣợc để dầu mỡ chảy ra
mặt đƣờng hoặc chảy vào cống rãnh. Tại những nơi tập kết bùn đất, thƣờng xuyên có công nhân thu gom tại chỗ, tránh bùn lỏng chảy ra các khu vực xung quanh.
Hai là luôn tạo độ ẩm cho môi trƣờng thi công, môi trƣờng xung quanh,
tránh bụi bẩn ô nhiễm. Đối với những công trình xây dựng nằm trong khu vực đô thị cần phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đƣa đến nơi quy định.
Ba là toàn bộ thiết bị huy động đến công trƣờng đƣợc kiểm tra, sửa chữa,
đảm bảo không gây ồn, khói. Để giải quyết các tiếng ồn trong công trƣờng, TCT cần đƣa máy móc còn tốt, kiểm tra khí thải, tiếng ồn đủ tiêu chuẩn theo TCVN 5937- 5949, các phƣơng tiện ra vào công trƣờng không đƣợc bấm còi, rồ ga.
Bốn là yêu cầu chỉ huy thi công xây dựng phải có trách nhiệm khảo sát hiện
trƣờng, đánh giá mặt bằng thi công, điều kiện tự nhiên, lối ra vào, các công trình lân cận và các yếu tố khác đê lập kế hoạch thi công, tránh ảnh hƣởng đến các đơn vị xung quanh, đồng thời kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trƣờng xây dựng. Yêu cầu công nhân tại công trƣờng tuân thủ nghiêm túc quy định, nội quy tại công trƣờng, không xả rác, nƣớc bừa bãi. TCT cần có các chế tài đối với ngƣời để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trƣờng trong quá trình thi công xây dựng công trình, thậm chí phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và bồi thƣờng thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Để thực hiện tốt đƣợc điều này cần phải nâng cao ý thức tiết kiệm, sử dụng hiệu quả năng lƣợng và nguồn nƣớc cho toàn thể cán bộ công nhân viên Agrimeco, đề ra những cơ chế khuyến khích đối với ngƣời lao động thực hiện tốt việc này. Lãnh đạo TCT nên phát động phong trào tiết kiệm năng lƣợng, tiết kiệm nƣớc bằng các hành động cụ thể và đƣa tiêu chí thực hiện tốt các phong trào này vào bình xét thi đua nhân sự theo quý hoặc năm.
4.2.5. Mở rộng phạm vi các hoạt động CSR đối với cộng đồng theo chuyên đề hàng năm hàng năm
Trong thời gian qua Agrimeco đã thực hiện đƣợc rất nhiều dự án hƣớng về cộng đồng. Kết quả khảo sát cũng cho thấy điểm số đánh giá cho chủ đề CSR đối với cộng đồng cũng đƣợc điểm trung bình khá cao là 4.10.
Để tiếp tục phát triển các hoạt động CSR đối với cộng đồng, ngoài các dự án ngắn hạn nhƣ ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn, tiếp tục thực hiện các dự án hiện tại thì Agrimeco cần xây dựng kế hoạch hành động dài hạn hơn để nâng cao chất lƣợng cuộc sống cộng đồng nhƣ các dự án tài trợ học nghề cho những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn để ngƣời dân đƣợc trang bị kiến thức có thể tự kiếm việc làm, tự cải tiến nâng cao năng suất lao động để cải thiện thu nhập nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Trong các hoạt động hỗ trợ giáo dục cho cộng đồng, TCT có thể cân nhắc tập trung vào các hoạt động giáo dục nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
4.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo
4.3.1. Một số hạn chế của nghiên cứu
Thứ nhất, bộ tiêu chí đánh giá các hoạt động CSR của Agrimeco trong nghiên cứu này chủ yếu căn cứ theo tiêu chuẩn ISO26000 và tham khảo một số chỉ số CSI. Do vậy, có thể các đặc thù của lĩnh vực xây dựng chƣa đƣợc bao quát hết trong quá trình đánh giá.
Thứ hai, nghiên cứu này là mới chỉ sử dụng các phƣơng pháp thống kê đơn giản để xử lý dữ liệu nhằm đánh giá thực tiễn thực hiện CSR tại Agrimeco. Nghiên cứu chƣa xem xét đến vấn đề nhận thức cũng nhƣ các yếu tố tác động đến việc thực hiện CSR tại Agrimeco.
Thứ ba, do điều kiện địa lý phân tán của tổng thể nghiên cứu, quy mô mẫu nghiên cứu mới đạt kích thƣớc tối thiểu và tác giả buộc phải sử dụng phƣơng pháp quả bóng tuyết trong lấy mẫu. Do vậy, có thể tạo ra một chút sai số thống kê trong giới hạn cho phép.
4.3.2. Các hướng nghiên cứu tiếp theo
Với những hạn chế đã trình bày trong mục 4.3.1, các nghiên cứu tiếp theo sẽ có thể bổ sung các tiêu chí đánh giá đa dạng hơn và sử dụng các công cụ thống kê khác để xem xét mối quan hệ tác động của các biến số khác nhau ảnh hƣởng đến mức độ thực hiện CSR tại doanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng nói riêng. Ngoài ra, nghiên cứu trong tƣơng lai có thể mở rộng quy mô mẫu khảo sát nhằm tăng độ tin cậy và đại diện của mẫu.
KẾT LUẬN
Thực hiện CSR đã trở thành một trào lƣu, một xu hƣớng tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các nƣớc phát triển và đang phát triển và đƣợc các doanh nghiệp sử dụng nhƣ một chiến lƣợc để phát triển bền vững. Xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang đặt ra các thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam, đó là muốn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì không thể gạt bỏ CSR ra khỏi hoạt động của mình. Thực hiện tốt CSR, kết hợp hài hoà giữa việc thực hiện các quy định của luật pháp lao động Việt Nam và yêu cầu của bạn hàng, giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích xã hội, giữa quyền lợi của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, đáp ứng các yêu cầu chung của Bộ Quy tắc ứng xử (CoC) thì chắc chắn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ đƣợc cải thiện, luật pháp lao động quốc gia đƣợc thực hiện tốt hơn và quyền lợi của các bên liên quan cũng đƣợc bảo đảm.
Ngoài ra, CSR cũng chính là một công cụ giúp các doanh nghiệp thu hút và giữ chân những nhân viên tài giỏi, xây dựng uy tín thƣơng hiệu, tạo dựng lòng trung thành của khách hàng v.v… và hơn hết đây chính là công cụ dự phòng giúp doanh nghiệp đối phó với rủi ro và khủng hoảng.
Dựa trên cơ sở lý thuyết về CSR và bộ tiêu chuẩn ISO26000 về CSR, nghiên cứu này đã tìm hiểu và đánh giá thực trạng thực hiện CSR tại Tổng công ty Cơ điện xây dựng - CTCP (Agrimeco). Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra Agrimeco đang thực hiện tốt là CSR đối với nhà nƣớc, khách hàng, ngƣời lao động rồi đến CSR đối với cộng đồng và sau đó nữa là CSR đối với môi trƣờng. Với quy mô mẫu còn hạn chế, nhƣng kết quả nghiên cứu này đã phản ánh chính xác thực tế thực hiện CSR tại Agrimeco. Từ đó, tác giả đã có những đề xuất để tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện CSR tại TCT này. Các kết quả là có tính thực tiễn và hy vọng sẽ đƣợc Ban lãnh đạo Agrimeco tiếp nhận.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Đình Cung, Lƣu Minh Đức, 2008. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp: một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí Quản lý.
2. Phạm Văn Đức, 2010. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách. Tạp chí Triết học, số 2.
3. Nguyễn Phƣơng Mai, 2013. “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam: Trƣờng hợp Công ty Cổ phần May Đáp Cầu”, Tạp chí khoa
học ĐHQGHN - Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29 (1), tr. 32-40.
4. Nguyễn Thị Phƣơng Hà (2017). Trách nhiệm xã hội của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN,
Hà Nội.
5. Lê Minh Tiến và Phạm Nhƣ Hồ, 2009. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. NXB Tri Thức, Hà Nội.
6. Nguyễn Đình Tài, 2010. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp- Các vấn đề đặt ra và Giải pháp. Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng.
7. Nguyễn Ngọc Thắng, 2015. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Quang Vinh, 2009. Thực trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Việt Nam, “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và Chiến lược truyền thông, kinh nghiệm quốc gia và quốc tế”. Báo cáo tại hội thảoVCCI hợp tác với Chƣơng
trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức.
9. Trần Thị Hoàng Yến, 2016. Tác động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến kết
quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Trƣờng
Tài liệu tiếng Anh
10. Bihari, S., và Pradhan, C.S., 2011.CSR and Performance: The Story of Banks in
India. Journal of Transactional Management, 16 (1), 20-35.
11. Carroll, 1979. The pyramid of corporate social responsibility: Toward the moral management of organizational stakeholders. Business Horizons.
12. Davis, K, 1960). “Can Business Afford to Ignore CSR?”, California Management Review.
13. Davis, K. 1973. “The Case for and against Business Assumption of Social Responsibilities”, The Academy of Management Journal.
14. Forest L. Reinhardt, Robert N.Stavins and Richard H.K. Vietor, 2008. Corporate Socical Responsibility Through an Economic Lens. Review of Environmental Economics and Policy, 2 (2), pp. 219-239.
15. Howard Rothmanm Bowen, 1953. Social Responsibilities of the Businessmen.
Harper & Row, New York.
16. Kotler, P. & Lee, N. 2005, Corporate social responsibility–Doing the most good for your company and your case, New Jersey: John Wiley & Sons, Inc.
17. Maignan and Ferrell, 2004. Corporate Social Responsibility and Marketing: An Integrative Framework.
18. Nigel Twose, Tara Rao, 2003. Strengthening Developing Government’s Engagement with Corporate Social Responsibility: Conclusion and Recommendation from Technical Assistance in Vietnam. World Bank Report.
19. Nguyen Dinh Tai, Le Thanh Tu, 2008.Corporate Responsibility Toward
Employees: The Most Important Component of Corporate Social Responsibility, Ouverture Internationale, CFVG, No. 12, Hanoi, 2008.
20. Sethi S., 1975. Dimension of Corporate Social Responsibility. California Management Review, 17 (3), pp. 58-64.
21. Shizuo Fukada, 2007. Corporate Social Responsibility in Vietnam: Current Practices, Outlook, and Challenges for Japanese Corporations. Report of CBCC
Tài liệu và Website của Tổng công ty Cơ điện xây dựng - CTCP
- Điều lệ TCT sửa đổi lần thứ nhất 2016
- Báo cáo thƣờng niên 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 - Báo cáo tài chính tổng hợp 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 - http://agrimeco.com.vn/default.aspx?zid1=1&ID1=1
PHỤ LỤC:
PHIẾU KHẢO SÁT
HOẠT ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG - CÔNG TY CỔ PHẦN
(AGRIMECO) Xin chào Anh/chị
Tôi là Đinh Thị Thu Hƣơng, hiện đang là học viên của Viện Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi đang thực hiện một nghiên cứu về mức độ thực thi trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Cơ điện xây dựng – CTCP (Agrimeco). Tôi rất mong anh/chị hỗ trợ bằng việc trả lời khách quan và trung thực các câu hỏi trong bảng khảo sát dƣới đây. Mọi thông tin do anh/chị cung cấp sẽ đƣợc bảo mật và hoàn toàn chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Bảng hỏi này bao gồm ba phần: Phần 1 đề cập đến các thông tin cá nhân; Phần 2 đề cập đến các hoat động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) tại Tổng công ty Cơ điện xây dựng - CTCP (Agrimeco). Bằng việc điền vào bảng hỏi này, anh/chị sẽ đóng góp rất lớn vào thành công của nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự h trợ quý báu của anh/chị.
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Xin anh/chị hãy vui lòng tích vào ô tương ứng với thông tin cá nhân của mình với