Thực trạng Quản lý Nhà nƣớc về khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ thành phố hà nội (Trang 36)

kinh phí để thúc đẩy phát triển khoa học & công nghệ trên địa bàn thành phố.

- Dân trí: Hà Nội là nơi tập trung nhiều các trƣờng đại học nổi tiếng, các công ty công nghệ lớn nên thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao, dân cƣ tại Hà Nội đa phần là trí thức. Vậy Quản lý Nhà nƣớc về khoa học& công nghệ phải làm sao để thúc đẩy nguồn nhân lực chất lƣợng cao này hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học công nghệ và tìm cách giữ nguồn lực này hoạt động tại thành phố, bên cạnh đó cũng đặt ra thách thức trong việc ngày càng hoàn thiện hơn bộ máy hành chính nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân dân tƣơng ứng với trình độ dân trí.

- Địa hình: thành phố Hà Nội cũ có diện tích nhỏ hẹp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu xây dựng, phát triển các nhà máy, khu công nghiệp. Sau khi thành phố Hà Nội mở rộng địa giới, sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội thì diện tích thành phố đã tăng đáng kể, đáp ứng đƣợc nhu cầu của các doanh nghiệp công nghệ trên địa bàn về quỹ đất, chính sách hoạt động. Tuy nhiên thành phố Hà Nội không thể phát triển các khu công nghiệp một cách ồ ạt, không thể cho phát triển các doanh nghiệp sản xuất một cách tùy tiện vì tính chất đặc thù của thủ đô, do vậy mà Hà Nội chỉ có thể phát triển các doanh nghiệp sử dụng chất xám là chính, công nghiệp không khói, lắp ráp… Điều này cũng đòi hỏi công tác Quản lý Nhà nƣớc về khoa học & công nghệ của thành phố phải chặt chẽ nhƣng cũng dễ thở nhằm kích thích các khối doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực này phát triển.

2.2. Thực trạng Quản lý Nhà nƣớc về khoa học & công nghệ tại thành phố Hà Nội Hà Nội

2.2.1.Ban hành, tổ chức thực hiện, triển khai nhiệm vụ khoa học & công

nghệ

2.2.1.1. Hoạt động quản lý khoa học

Hàng năm, Sở KH&CN đã tích cực triển khai các nội dung hƣớng dẫn thực hiện Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, tiến hành việc tuyển chọn đề tài,

dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ. Các bƣớc thực hiện đều tuân thủ theo quy trình và hƣớng dẫn của Bộ KH&CN. Nhiệm vụ tuyển chọn đƣợc đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Kiện toàn và tiếp tục phát huy vai trò tƣ vấn, phản biện của 12 Ban chủ nhiệm chƣơng trình KH&CN cấp Thành phố. Thƣờng xuyên mời các nhà khoa học tham gia xác định nhiệm vụ, tƣ vấn, thẩm định và nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Năm 2016, Sở đã tiếp nhận 362 đề xuất nhiệm vụ KH&CN đăng ký thực hiện trong kế hoạch năm 2017; thành lập Hội đồng rà soát, phát hiện trùng lặp, xem xét các điều kiện, quy định để xét chọn các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện đăng ký thực hiện. Kết quả đã lựa chọn đƣợc 92 đề xuất đề tài và 14 đề xuất dự án đƣa ra tuyển chọn trong kế hoạch 2017. Tổ chức nghiệm thu cấp thành phố 48 đề tài, dự án.

Năm 2017, công tác quản lý các đề tài, dự án đã đảm bảo tiến độ và hiệu quả công việc. Đã tiến hành nghiệm thu 33 đề tài cấp cơ sở, 24 đề tài cấp thành phố. Kết quả của các đề tài, dự án đã đƣợc áp dụng với các mức độ và quy mô khác nhau, đem lại hiệu quả tốt trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Sản phẩm của các công trình nghiên cứu khoa học đã góp phần thúc đẩy đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ và năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố.

Đối với kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2017: Ngày 12/10/2017, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 7137/QĐ-UBND về việc phê duyệt tổ chức chủ trì, thời gian và kinh phí thực hiện 67 nhiệm vụ theo phƣơng thức tuyển chọn và giao trực tiếp trong kế hoạch KH&CN năm 2017 (65 nhiệm vụ tuyển chọn và 2 nhiệm vụ giao trực tiếp). Năm nay, tiến độ thực hiện việc ký kết hợp đồng và chuyển kinh phí cho các đơn vị sớm hơn năm 2016 trƣớc 2 tháng.

Đối với kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2018: Sở đã phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt

danh mục của 85 nhiệm vụ (gồm 69 đề tài và 16 dự án sản xuất thử nghiệm) trên tổng số 325 đề xuất nhiệm vụ trong kế hoạch KH&CN năm 2018.

Đặc biệt trong năm 2017 trình UBND Thành phố xem xét, giới thiệu 7 công trình khoa học tiêu biểu của Thành phố Hà Nội đã đạt giải thƣởng sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam 2017 để lựa chọn, biên tập trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam 2017. Dự thảo Chƣơng trình phát triển tài sản trí tuệ của thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2025 theo Quyết định 1062/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ. Hiện đang tổng hợp ý kiến của Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN, các sở, ngành, đơn vị trƣớc khi trình UBND thành phố phê duyệt.

2.2.1.2. Hoạt động quản lý công nghệ

Hoạt động thẩm định, đánh giá công nghệ đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của Thành phố về việc thẩm định, đánh giá trình độ công nghệ cho các dự án đầu tƣ trên địa bàn. Qua đó giúp Thành phố và chủ đầu tƣ lựa chọn đƣợc những công nghệ đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng, lựa chọn đƣợc công nghệ thiết bị phù hợp, tiên tiến, tiết kiệm chi phí, an toàn trong sản xuất, đƣợc Thành phố và các sở, ngành đánh giá cao. Năm 2017, đã tiến hành thẩm định công nghệ 7 dự án đầu tƣ, góp ý kiến về công nghệ, thiết bị, đề xuất chủ trƣơng đầu tƣ đối với 64 đề xuất đầu tƣ, thuộc các lĩnh vực: nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng nông thôn; xử lý nƣớc thải, rác thải; lò hỏa táng; đầu tƣ trang thiết bị quan trắc môi trƣờng tự động; xử lý ô nhiễm tồn lƣu... Trong đó, có nhiều dự án trọng điểm của Thành phố.

Năm 2016, tham gia góp ý kiến cho 51 dự thảo luật, nghị định, chƣơng trình, dự án, đề án, quy hoạch, kế hoạch, đề xuất đầu tƣ thuộc các ngành, lĩnh vực của thành phố. Tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp mới Giấy chứng nhận hoạt động KH&CN cho 36 tổ chức, cấp lại cho 30 tổ chức; thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng trợ giúp kỹ thuật; cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho 4 doanh nghiệp và cấp bổ sung giấy chứng nhận cho 3 doanh nghiệp.

trình, dự án, đề án, quy hoạch, kế hoạch, đề xuất đầu tƣ thuộc các ngành, lĩnh vực của thành phố. Tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp mới Giấy chứng nhận hoạt động KH&CN cho 41 tổ chức, cấp lại cho 32 tổ chức; thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng trợ giúp kỹ thuật; cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN cho 7 doanh nghiệp và cấp bổ sung giấy chứng nhận cho 3 doanh nghiệp. Nâng tổng số doanh nghiệp KH&CN đƣợc cấp giấy chứng nhận là 42/303 doanh nghiệp trên cả nƣớc.

Phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội dự thảo và trình Thƣờng trực Thành ủy phê duyệt Chƣơng trình nghiên cứu khoa học trọng điểm thành phố Hà Nội: “Những luận cứ khoa học và thực tiễn đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ Thành phố, định hƣớng phát triển Thủ đô giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Phối hợp với Ban Tuyên giáo tham mƣu Báo cáo và tổ chức Buổi làm việc với Đoàn khảo sát của Trung ƣơng tiến hành sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng khóa XI “về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Dự thảo Quyết định ban hành quy định xét, công nhận sáng kiến và Quyết định xét, tặng Bằng Sáng kiến Thủ đô theo ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố. Phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Thành phố đồng trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt Quyết định thành lập Ban tổ chức Giải thƣởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam thành phố Hà Nội.

Hoạt động quản lý nhà nƣớc về an toàn bức xạ - hạt nhân trên địa bàn luôn luôn đƣợc đẩy mạnh. Các cơ sở sử dụng thiết bị X - quang trong y tế đã đƣợc kiểm soát, cấp phép theo đúng quy định về an toàn bức xạ. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn bức xạ và hạt nhân trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣợc duy trì thƣờng xuyên. Năm 2017 hoạt động quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân đạt đƣợc một số thành tựu nhất định, bảng 2.2.

Bảng 2.2. Kết quả thực hiện các hoạt động về an toàn bức xạ hạt nhân

STT Cơ quan (cá nhân) đƣợc cấp mới/phê

1 Cấp giấy phép cơ sở X quang y tế 176

2 Cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ 65

3 Cấp chứng nhận đào tạo về an toàn bức xạ 80 4 Phê duyệtkế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở 56

5 Kiểm tra cơ sở X-quang y tế và sử dụng nguồn

phóng xạ 50

(Nguồn: Sở khoa học công nghệ thành phố Hà Nội, 2017)

Ngoài ra, trong năm 2017 Sở đã tổ chức thành công 02 cuộc tập huấn, đào tạo kiến thức, kỹ năng về đảm bảo an toàn bức xạ cho các nhân viên vận hành thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ và ngƣời phụ trách an toàn bức xạ cho các tổ chức, đơn vị tiến hành công việc bức xạ trên địa bàn (phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Ứng dụng và phát triển công nghệ NEAD).

Lĩnh vực tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng trên địa bàn tiếp tục đƣợc đẩy mạnh. Đã hƣớng dẫn cho 72 cơ sở, doanh nghiệp xây dựng và áp dụng TCCS; tiếp nhận 27 hồ sơ công bố hợp chuẩn; tiếp nhận 84 hồ sơ công bố hợp quy; tiếp nhận 29 hồ sơ góp ý cho TCCS của doanh nghiệp. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nƣớc về chất lƣợng hàng hóa nhập khẩu (theo TT 27/2012/BKHCN): 643 hồ sơ cho 953 lô thiết bị điện; 694 lô đồ chơi trẻ em; 12 lô cáp thép làm cốt bê tông dự ứng lực. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và cấp thông báo kết quả kiểm tra nhà nƣớc về chất lƣợng thép nhập khẩu cho: 1155 hồ sơ đăng ký cho 3449 lô thép. Kiểm tra áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO tại 71/72 cơ quan, đạt 99%, gồm: kiểm tra trực tiếp tại trụ sở của 57 cơ quan; kiểm tra thông qua hồ sơ và báo cáo tại 14 cơ quan; và 01 cơ quan xin hoãn lịch kiểm tra (Chi cục Giám định Xây dựng trực thuộc Sở Xây dựng thành phố Hà Nội). Tại thời điểm kiểm tra, có 57 cơ quan đã công bố và 14 cơ quan đang công bố áp dụng HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2008.

Trong năm 2017 đã hỗ trợ triển khai hệ thống ISO 14.000 và ISO 22.000 cho 28 doanh nghiệp, vận động, hƣớng dẫn, đào tạo, tập huấn cho 30 doanh nghiệp tham gia GTCLQG; hƣớng dẫn, tiếp nhận 04 hồ sơ đăng ký tham gia GTCLQG. Sau khi xem xét, đánh giá, Hội đồng sơ tuyển GTCLQG năm 2017 thành phố Hà Nội thống nhất đề nghị Hội đồng GTCLQG xét tặng 01 Giải vàng và 02 Giải bạc cho 03 doanh nghiệp

tham gia; 01 hồ sơ không xét do không đáp ứng yêu cầu tiêu chí giải thƣởng. Đã chuyển tiếp 116 tin cảnh báo TBT cho 102 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Ngày 17/03/2017, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1771/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng thành phố Hà Nội. Ngày 17/5/2017, Trung tâm chính thức đi vào hoạt động. Đã thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn 8879 phƣơng tiện đo gồm: 6965 công tơ điện; 1311 cột đo nhiên liệu xăng, dầu; 310 áp kế; 187 chiếc cân và 106 phƣơng tiện đo khác; ký 01 hợp đồng kiểm định cân và 01 hợp đồng kiểm định xăng dầu. Và cử 01 viên chức tham gia cùng Vụ Đo lƣờng - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng về việc đánh giá ủy quyền kiểm định tại 01 đơn vị.

2.2.2. Tổ chức bộ máy, cán bộ

Hoạt động tổ chức bộ máy tiếp tục đƣợc kiện toàn, hoạt động bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đƣợc đẩy mạnh, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Trong đó:

- Hoàn thành việc rà soát, kiện toàn và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở theo chỉ đạo của UBND Thành phố. Phối hợp với Sở Nội vụ trình UBND Thành phố ban hành Quyết định số 1771/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 về việc thành lập Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng trực thuộc Chi cục Tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng Thành phố Hà Nội; Quyết định số 1772/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 về việc tổ chức lại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trực thuộc Sở Khoa học và công nghệ Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và Giám định côngg nghệ, Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ; Quyết định số 1774/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 về việc Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng Thành phố Hà Nội; Quyết định số 2051/QĐ-UBND ngày 03/4/2017 về việc tổ chức lại Trung tâm tin học và thông tin khoa học và công nghệ thành Trung tâm thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội.

- Tham mƣu xây dựng kế hoạch, phƣơng án, quy trình và thực hiện xong việc quy hoạch bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015 - 2020; quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2021 - 2026.

- Tổng hợp, xây dựng phƣơng án và trình cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp lƣơng cho 33 viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.

- Tổng hợp, xây dựng kế hoạch sử dụng biên chế năm 2018; kế hoạch đào tạo công chức, viên chức năm 2018 trình UBND Thành phố, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội phê duyệt.

- Tổng hợp và trình UBND Thành phố phê duyệt xong Bản mô tả và khung năng lực của từng vị trí việc làm trong các đơn vị hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Khoa học và Công nghệ.

- Hoạt động quản lý, sử dụng, đánh giá, phân loại và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức đƣợc thực hiện đảm bảo đúng quy trình. Năm 2017, đã thực hiện tiếp nhận và bổ nhiệm 01 lãnh đạo cấp Sở, 03 lãnh đạo đơn vị; điều động và luân chuyển 04 lãnh đạo, quản lý cấp phòng, đơn vị; tuyển dụng 02 viên chức vào công chức không qua thi; tuyển dụng mới 01 công chức; điều động 02 công chức; thuyên chuyển 01 viên chức; giải quyết chế độ nghỉ hƣu 02 công chức, viên chức; chuyển ngạch Thanh tra viên cho 03 công chức. Thực hiện chính sách nâng bậc lƣơng trƣớc thời hạn do lập thành tích xuất sắc, nâng bậc lƣơng thƣờng xuyên và nâng phụ cấp thâm niên vƣợt khung cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ thành phố hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)