Xã hội hóa, hợp tác quốc tế về khoa học & công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ thành phố hà nội (Trang 46)

Xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc, là con đƣờng tất yếu để phát triển Khoa học và công nghệ và khai thác tốt nhất hiệu quả của khoa học và công nghệ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đây là một quá trình phức tạp, vừa cấp bách, vừa lâu dài, với nội dung chủ yếu là: Tăng cƣờng thu hút các nguồn lực ngoài xã hội tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ; tăng cƣờng sự gắn kết khoa học với thực tiễn, mở rộng và đẩy nhanh quá trình nghiên cứu ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế; từng bƣớc chuyển các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ nhà nƣớc sang hoạt động theo cơ chế thị trƣờng; đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tƣ xã hội cho khoa học và công nghệ.

Xã hội hóa khoa học và công nghệ khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động khoa học và công nghệ. Thực hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong hoạt động khoa học và công nghệ.

Trong công tác hợp tác quốc tế, Sở khoa học và công nghệ Hà Nội kết hợp với các Sở ban ngành khác trên địa bàn thành phố nhƣ Sở ngoại vụ, Sở kế hoạch và đầu tƣ… cử cán bộ tiếp cận công nghệ mới từ các tập đoàn công nghệ nƣớc ngoài (Đài Loan, Mĩ, Đức…) và có chính sách tăng cƣờng học hỏi, đối thoại cập nhật tiến bộ khoa học trong và ngoài nƣớc. Với chủ trƣơng xây dựng nhà nƣớc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Sở khoa học và công nghệ Hà Nội cho phép triển khai các dự án sản xuất thử nghiệm, áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ, doanh nghiệp startup với hình thức hỗ trợ xã hội hóa một phần kinh phí trong nghiên cứu, sản xuất.

Kết quả nghiên cứu từ các đề tài của Sở khoa học và công nghệ Hà Nội luôn đƣợc công bố, chuyển giao cho các đơn vị sản xuất trên địa bàn thành phố nhằm mục đích hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao hơn với mức chi phí thích hợp.

Lĩnh vực hợp tác về khoa học và công nghệ trong và ngoài nƣớc tiếp tục đƣợc tăng cƣờng thông qua việc tổ chức hội nghị, hội thảo với một số Bộ, ngành, tỉnh thành bạn và tham gia một số đoàn công tác nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ với một số cơ quan nghiên cứu và thành phố lớn ở khu vực và trên thế giới nhƣ: tham dự Hội nghị và triển lãm đổi mới sáng tạo Techconnect 2016 tại Hoa Kỳ, tham dự kỳ họp Đại hội đồng ISO tại Trung Quốc; tham dự đoàn công tác, tập huấn về an toàn bức xạ và hạt nhân tại Nhật Bản, Áo; tham dự đoàn công tác về nghiên cứu khoa học tại Hàn Quốc, , Hội nghị giao ban vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ XI tại Ninh Bình, làm việc với chuyên gia Israel về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyên gia Đức về công nghệ xử lý nƣớc thải, tham dự Tọa đàm Việt Nam - Châu Âu, làm việc với chuyên gia Đức, Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ …

Tổ chức Lễ Ký kết Biên bản hợp tác về đảm bảo an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ và ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân trên địa bàn Hà Nội với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân - Bộ Khoa học và Công nghệ. Bên cạnh đó, Sở cũng đã tham mƣu tổ

chức thành công nhiều hội nghị, hội thảo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chi tiết tại bảng 2.1.

Bảng 2.3. Các sự kiện do Sở khoa học công nghệ tổ chức và phối hợp tổ chức

STT Sự kiện Kết quả Vai trò của

Sở 1 Lễ Kỷ niệm 55 năm ngành KH&CN Thủ đô (1962 - 2017) Tổ chức thành công với sự góp mặt của Đồng chí Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thƣ Thành ủy; Đồng chí Chu Ngọc Anh - Ủy viên Trung ƣơng Đảng, Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ, đồng chí Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Tổ chức

2

Chuỗi sự kiện kỷ niệm ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4 hàng năm) tại vƣờn hoa tƣợng đài Lý Thái Tổ

Thu hút sự tham dự của hơn 2000 ngƣời đã góp phần nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ của cộng đồng, xã hội, đồng thời tạo động lực cho sự sáng tạo của các cá nhân và tổ chức, khơi dậy tiềm năng chất xám trong xã hội Phối hợp bộ khoa học công nghệ 3 Lễ tổng kết công tác biên soạn và xuất bản bộ sách Bách khoa toàn thƣ Hà Nội giai đoạn 2 - Giai đoạn Hà Nội mở

UBND thành phố đã tặng bằng khen cho 2 tập thể và 39 cá nhân có nhiều thành tích trong quá trình tham gia biên soạn

STT Sự kiện Kết quả Vai trò của Sở rộng 4 Hội nghị tăng cƣờng ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa giá trị cao và bền vững tại Gia Lâm ngày 07/11/2017

Hội nghị đã nâng cao hiệu quả đối thoại giữa cơ quan quản lý, nhà khoa học với lãnh đạo địa phƣơng, hộ nông dân nhằm giải quyết vƣớng mắc, hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tƣ, chuyển giao công nghệ, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất và đời sống cho các vùng nông thôn, giúp gắn kết và thúc đẩy mạnh mẽ phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa giá trị cao và bền vững tại Hà Nội

Tổ chức

5

Xét chọn các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp công tác phục vụ xem xét các danh hiệu thi đua cấp thành phố và toàn quốc

Hoàn thành tổ chức xét chọn các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp công tác phục vụ xem xét các danh hiệu thi đua cấp thành phố và toàn quốc. Qua 2 đợt xét chọn đã công nhận 204 sáng kiến kinh nghiệm, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác của 179 cá nhân thuộc các cơ quan

STT Sự kiện Kết quả Vai trò của Sở

6

Chƣơng trình “Năng lƣợng tái tạo cho cuộc sống”

Phối hợp, tổ chức thành công Hội trại khoa học Odyssey Asean+3 cho Thiếu niên lần thứ 6 (APT JSO-6) Phối hợp với Bộ khoa học công nghệ 7 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ƣơng Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Tham mƣu phối hợp thành công

Phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Hà Nội 8

Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng Thành phố Hà Nội năm 2017 tại Bảo tàng Hà Nội

Ban tổ chức đã trao 61 giải cho các tác giả đạt giải, đồng thời trao bằng khen cho 5 tập thể tích cực tham gia Cuộc thi.

Tổ chức

(Sỏ khoa học công nghệ thành phố Hà Nội, 2017)

Thông qua việc tham mƣu cho Thành phố các cơ chế, chính sách và tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, diễn đàn đã tạo môi trƣờng và điều kiện để phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới

2.3. Đánh giá Quản lý Nhà nƣớc về khoa học & công nghệ tại Thành phố Hà Nội

2.3.1. Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động Quản lý Nhà nước về

khoa học & công nghệ tại Thành phố Hà Nội

Thời gian qua, đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo và đầu tƣ của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố, hoạt động KH&CN đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực an ninh, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Thủ đô. Ngày càng khẳng định vai trò là đòn bẩy, là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, đƣợc Bộ KH&CN và Sở KH&CN các tỉnh, thành phố đánh giá cao.

Quá trình triển khai thực hiện, đã xây dựng đƣợc mối quan hệ phối hợp, hợp tác đồng bộ, hiệu quả giữa Sở KH&CN với các cơ quan, tổ chức của TW đóng trên địa bàn và với các sở, ngành, quận, huyện của Thành phố, qua đó, bƣớc đầu đã phát huy đƣợc tiềm lực KH&CN trên địa bàn và tháo gỡ đƣợc một số khó khăn, vƣớng mắc trong quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN.

Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo Sở có nhiều cải tiến, đổi mới. Tập trung đầu tƣ cho các khâu yếu, việc khó, chỉ đạo hoàn thành dứt điểm các nhiệm vụ đã triển khai thực hiện từ nhiều năm trƣớc nhƣng chƣa hoàn thành hoặc mới đƣợc giao, đổi mới quy trình quản lý, đổi mới, rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và giao kế hoạch công tác năm, tham mƣu xây dựng cơ chế, chính sách nhằm phát huy tiềm lực KH&CN trên địa bàn và nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm, đổi mới phƣơng pháp làm việc của cán bộ công chức, viên chức cơ quan, tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục các tồn tại, bất cập trong quản lý, cắt bỏ các thủ tục gây phiền hà, kém hiệu quả đã tồn tại từ nhiều năm trƣớc. Qua đó đã cơ bản giải quyết đƣợc những khó khăn, vƣớng mắc, tồn tại, bất cập trong quản lý, các quy trình quản lý mới đƣợc

áp dụng bƣớc đầu mang lại hiệu quả đồng thời tạo tiền đề quan trọng cho những năm tới.

Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công chức và ngƣời lao động ngày càng đƣợc cải thiện; kinh phí tiết kiệm đƣợc từ nguồn khoán chi của khối văn phòng Sở và các đơn vị thuộc Sở năm sau cao hơn năm trƣớc; đƣợc đánh giá là một trong các cơ quan đứng đầu các sở, ngành của Thành phố có nguồn tiết kiệm khoán chi cho cán bộ công chức và ngƣời lao động. Điều này có đƣợc là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, minh bạch trong quản lý, điều hành của Lãnh đạo Sở và ý thức tiết kiệm của cán bộ, công chức, ngƣời lao động trong cơ quan.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong Quản lý Nhà nước về khoa học

& công nghệ tại Thành phố Hà Nội

2.3.2.1. Những hạn chế, nguyên nhân trong công tác ban hành, tổ chức thực hiện, triển khai nhiệm vụ khoa học & công nghệ

Một số sở, ngành, quận, huyện, thị xã chƣa chủ động đề xuất, đặt hàng các vấn đề thực tiễn cần khoa học và công nghệ giải quyết nên số lƣợng các đặt hàng còn ít.

Công tác triển khai thực hiện kế hoạch khoa học và công nghệ, ký hợp đồng và cấp kinh phí cho các đề tài, dự án mặc dù đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn chậm, chƣa đảm bảo đúng tiến độ đề ra.

Thời gian phê duyệt các nhiệm vụ khoa học còn chậm chạp khiến các nhà khoa học mệt mỏi và mất hứng thú

*) Nguyên nhân của những hạn chế trên

- Địa phƣơng ngại trong việc đề xuất các nhiệm vụ khoa học, chƣa xô xát với ngƣời dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

- Một số doanh nghiệp khoa học công nghệ sẵn sang tiếp cận địa phƣơng và đƣa phƣơng án nhanh hơn so với việc đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ.

lý do khác nhau

- Thời gian đƣợc giải ngân từ thời điểm đề xuất (nếu đƣợc phê duyệt) kéo dài tới hơn 1 năm.

2.3.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong tổ chức cán bộ

- Sự phối hợp giữa một số phòng, đơn vị trong Sở có lúc chƣa thực sự chặt chẽ nên hiệu quả công tác chƣa cao. Một số phòng ban chƣa phát huy cao tính chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; chế độ báo cáo còn chậm hoặc chƣa đầy đủ. Một số ít cán bộ, chuyên viên chƣa thực sự chủ động thực hiện và đề xuất các giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, do vậy chất lƣợng tham mƣu, đề xuất cho Lãnh đạo Sở còn hạn chế.

- Một số cán bộ, công chức của các phòng, đơn vị chƣa đảm bảo đúng các quy định về thời gian làm việc, còn đi muộn về sớm; việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn hạn chế và chƣa thƣờng xuyên.

- Nhiều cán bộ trong sở vẫn còn tình trạng đi muộn về sớm

*) Nguyên nhân của những hạn chế trên:

- Nhận thức của cán bộ, công chức về vai trò và chức năng quản lý của Nhà nƣớc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ còn chƣa thật rõ ràng, chƣa thật thống nhất; còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn chƣa đƣợc làm sáng tỏ; còn nhiều chủ trƣơng, chính sách, quy phạm pháp luật ra đời trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chƣa đƣợc kịp thời sửa đổi, thay thế.

- Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức của bộ máy quản lý nhà nƣớc chƣa nhận thức đƣợc một cách đầy đủ về vai trò và vị trí của khoa học và công nghệ đối với phát triển kinh tế xã hội

- Công tác phân bổ nhân sự chƣa hợp lý giữa chức năng nhiệm vụ với năng lực nhân sự.

- Cán bộ bị thực hiện luân chuyển nhiều dẫn tới tình trạng không ổn định và tâm lý công việc không tốt.

nghệ

- Quỹ khoa học công nghệ của Sở đã đi vào hoạt động tuy nhiên vẫn còn lung túng trong triển khai dẫn tới tình trạng không thể giải ngân vốn cho các nhiệm vụ

- Chủ trƣơng của thành phố và của Sở là kích thích các hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố, tuy nhiên những vƣớng mắc về tài chính, sự chậm trễ và thiếu chuyên nghiệp khiến các doanh nghiệp, đơn vị đề xuất chán nản và bỏ cuộc.

*) Nguyên nhân của những hạn chế trên:

- Tiến trình cải cách hành chính nhà nƣớc nói chung còn chƣa đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ. Đặt trong bối cảnh hệ thống hành chính chung còn chồng chéo, cồng kềnh, thiếu sự phân công, phân cấp rõ ràng thì những đổi mới trong hệ thống quản lý nhà nƣớc về khoa học và công nghệ sẽ là đơn điệu và dễ dàng bị vô hiệu hóa.

- Chính sách chung về tạo điều kiện phát triển khoa học công nghệ vẫn còn nhiều vƣớng mắc, thủ tục phức tạp, chƣa rõ ràng trong thời gian xét duyệt cũng nhƣ quá trình triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ, gây khó khăn cho các nhà khoa học tiếp cận với nguồn ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ cho khoa học và công nghệ.

- Chủ nhiệm đề tài và các thành viên đều là các nhà khoa học với năng lực tập trung cho nghiên cứu nên khả năng về xử lý các thủ tục hành chính là yếu, trong khi đó để nhận đƣợc một đề tài dự án thì đòi hỏi nhiều thời gian và công sức cho xử lý thủ tục giấy tờ khiến các nhà khoa học chán nản.

2.3.2.4. Những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động thanh tra khoa học & công nghệ

- Nhiều vụ việc, kiến nghị vƣợt cấp do không tin tƣởng vào Thanh tra sở, đội ngũ thanh tra còn lúng túng trong xử lý các đơn kiến nghị về các sai phạm của lãnh đạo đơn vị.

- Hoạt động thanh tra vẫn chịu tác động từ các yếu tố ngoại cảnh, chƣa thực sự khách quan

2.3.2.5. Những hạn chế và nguyên nhân trong xã hội hóa, hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ thành phố hà nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)