(tỷ đồng) trọng (%) (tỷ đồng) trọng (%) (tỷđồng) trọng (%)
Tiền gửi thanh toán 17,678 48.59 15,783 48.53 16,19
8 47.46 Cá nhân 786 1.34 765 773 77 1.80 Tổ chức kinh tế 17,192 47.25 15,318 47.10 15,58 4 45.66 Tiền gửi có kỳ hạn 18,705 51.41 16,739 51.47 18,20 2 53.34 Cá nhân 4,519 12.42 5,210 16.02 6,474 18.97
Tổ chức kinh tế 14,186 38.99 11,529 35.45 11,455 33.57 Tiền gửi dưới 12 tháng 11,387 31.30 9,391 28.88 9,099 26.66 Tiền gửi trên 12 tháng 2,808 7.72 2,138 6.57 2,356 6.90
Tổng số 36,383 100.0
0 32,522 100.00
34,12
liệu trọng liệu trọng liệu trọng Vốn huy động bằng VND 32,254 88.65 29,075 89.41 30,353 88.94 Vốn huy động bằng ngoại tệ (đã quy đổi ra VND) 4,129 11.35 3,447 10.59 3,774 11.06 Tổng vốn huy động 36,383 Tõỡ 32,522 Tõõ 34,127 lõõ
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015-2017)
Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán là nguồn vốn có chi phí thấp nhất, NIM huy động vốn cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn trong lượng tiền gửi cơ sở. Đây là nguồn tiền gửi ổn định ít nhạy cảm với biến động lãi suất trên thị trường và thường được duy trì tại ngân hàng. Với những ưu điểm đó, cơ cấu tiền gửi thanh toán tại chi nhánh đang ở mức khá cao (gần 50% nguồn huy động vốn). Nguồn tiền này có sự giảm sút từ 2015 đến 2016 là 1,895 tỷ và có dấu hiệu tăng trở lại vào năm 2017 nhưng với số lượng khá nhỏ 415 tỷ đồng. Năm 2016 là năm có nhiều biến động đối với chi nhánh Sở giao dịch 1, với việc tách thành lập chi nhánh mới và sự thay đổi trong ban lãnh đạo dẫn tới hoạt động kinh doanh chưa thực sự có tính chiến lược và hiệu quả, dẫn tới sự giảm sút quy mô huy động vốn, đặc biệt là ở khối các tổ chức kinh tế, thành phần đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh. Trong tiền gửi thanh toán, cơ cấu tiền gửi khu vực dân cư tuy chiếm tỷ lệ khá thấp năm 2015 là 1.34%, 2016 là 1.43% và 2017 là 1.8%, song lại có xu hướng tăng trưởng khá tốt. Điều này có được là do thói quen thanh toán của người dân có xu hướng chuyển sang phi tiền mặt, và nỗ lực cố gắng của chi nhánh trong công tác bán lẻ nói riêng và của toàn hệ thống BIDV nói chung.
Có thể thấy, cơ cấu tiền gửi thanh toán của chi nhánh đang ở mức khá lý tưởng. Tuy nhiên, để duy trì nguồn tiền gửi này, chi nhánh cần cố gắng hơn nữa trong tìm kiếm, mở rộng số lượng khách hàng cũng như hoàn thiện hơn trong công tác chăm sóc và phục vụ khách hàng.
Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: Đây là nguồn vốn rất nhạy cảm với lãi suất, các món tiền gửi này là các khoản tiền nhàn rỗi trong thời gian nhất định, được
khách hàng tiên lượng về kỳ hạn và mong muốn kiếm lời, nên khách hàng sẽ có xu hướng gửi tiền ở các ngân hàng có mức lãi suất cao. Đối với khu vực dân cư, các khoản tiền gửi dưới 12 tháng có xu hướng tăng trưởng đều đặn năm 2015 là 2,960 tỷ, 2016 là 3,554 tỷ và 2017 là 4,040 tỷ, cơ cấu trong tổng nguồn vốn huy động cũng tăng từ 8.14% năm 2015 lên 11.84% năm 2017. Lý do cho xu hướng này là BIDV có mức lãi suất cạnh tranh nhất trong nhóm các ngân hàng quốc doanh, và người gửi tiền đã quan tâm hơn đến sự an toàn của khoản tiền gửi bên cạnh lãi suất huy động. Tuy nhiên, khu vực tổ chức kinh tế lại có xu hướng giảm cả về quy mô và cơ cấu. Về nguyên nhân của sự giảm sút này cũng giống như nguồn tiền gửi thanh toán.
Tiền gửi trên 12 tháng: Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, ít có sự thay đổi do kỳ hạn gửi khá dài, tuy nhiên, đây là nhóm tiền gửi có chi phí lãi cao nhất. Tiền gửi trên 12 tháng khu vực dân cư tăng cả về quy mô và cơ cấu. Điều này cho thấy chi nhánh đang nỗ lực huy động nguồn tiền gửi này và bản thân khách hàng cũng sẽ cân nhắc và lựa chọn kỳ hạn 13 tháng thay vì 364 ngày do lãi suất kỳ hạn 13 tháng cao nhất trong bảng lãi suất và thời gian gửi cũng chỉ hơn 1 tháng so với kỳ hạn 364 ngày. Hơn nữa, các chương trình tiết kiệm chiến lược cũng có nhiều ưu đãi với khách hàng hơn ở kỳ hạn dài trên 12 tháng. Tuy nhiên, với tổ chức kinh tế, nguồn huy động này có xu hướng giảm cả về quy mô và cơ cấu ở giai đoạn 2015 - 2016 và tăng trở lại vào 2017.