Dư nợ 15,042 17,331 20,072 Hiệu quả sử dụng vốn 0.41 0.59 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Vốn huy động 36,383 32,522 34,127 Vốn ngắn hạn 32,025 28,728 29,337 Vốn trung và dài hạn 4,367 3,794 4,790 Dư nợ 15,042 17,331 20,072 Cho vay ngắn hạn 5,698 6,123 7,852 Cho vay trung và dài hạn 9,344 11,208 12,220
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015-2017)
Thu nhập ròng từ huy động vốn có sự biến động, giảm vào năm 2016 và tăng trở lại vào 2017. Bên cạnh sự thay đổi về tổ chức, một phần nguyên nhân của sự giảm thu nhập ròng từ huy động vốn là do NIM huy động vốn 2016 giảm. Bên cạnh đó, năm 2016 là năm BIDV dừng triển khai gói sản phẩm cho vay du học chứng minh tài chính, nên số dư huy động vốn cũng giảm đáng kể. Năm 2017, thu nhập ròng từ huy động vốn tăng trưởng trở lại do NIM huy động tăng và cả quy mô vốn cũng tăng. Năm 2017 NIM tăng là do NIM ở các kỳ hạn trung và dài hạn tăng, chi nhánh cũng tập trung tiếp thị và hướng khách hàng gửi ở các kỳ hạn dài để đảm bảo cân đối giữa nguồn huy động trung và dài hạn và cho vay trung dài hạn.
2.2.6. Sự tương quan giữ huy động vốn và cho vay
Cơ chế quản lý vốn tập trung hay gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing), là cơ chế quản lý vốn từ Trung tâm vốn đặt tại HSC. Các Chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với HSC (thông qua Trung tâm vốn). HSC sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của CN và bán vốn để CN sử dụng cho tài sản Có. Từ đó, thu nhập/chi phí của từng CN được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với HSC. Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về HSC. Do BIDV quản lý vốn tập trung nên vốn huy động được ở BIDV CN Sở giao dịch 1 đều được bán cho hội sở chính. Có nghĩa là, ở một khía cạnh, việc quy mô huy động vốn càng tăng cao, chi nhánh càng có lợi. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi nhuận, chi nhánh vẫn
cần phải đáp ứng về tương quan về quy mô và kỳ hạn giữa nguồn huy động và nguồn vốn đi vay.