CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp về đầu tư dưới hình thức công tư tại các nước Singapore, Indonesia, Việt Nam được thu thập từ nguồn chính thống như: nguồn tài liệu như sách báo , tài liệu , giáo trình , các công trình nghiên cứu , luâ ̣n văn , luâ ̣n án, các số liê ̣u được tổng hợp từ Bộ Tài Chính các nước Indonesia , Singapore, Tổng cu ̣c thống kê, Tổng cu ̣c hải quan , báo cáo của các tổ chức nước ngoài (USAID, JICA, ADB,
Đưa ra một số giải pháp phát triển hình thức đầu tư công tư trong lĩnh vực cơ sở
hạ tầng từ kinh nghiệm triển khai của các nước
Kinh nghiệm triển khai ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Áp dụng phương pháp định tính Xác định khung đánh giá tác động
Câu hỏi nghiên cứu
Ngân hàng thế giới) và của các Bộ ngành Việt Nam (Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Giao thông vận tải)...
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
2.3.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ ra thành những bộ phận riêng lẻ và nhận thức mỗi bộ phận đó. Chúng ta biết rằng một trong những nhiệm vụ của nhận thức là ở chỗ từ cái tổng quan bên ngoài của sự vật, hiện tượng cần phải đi sâu nhận thức từng mặt, từng thuộc tính của chúng. Muốn thế cần phải phân chia cái toàn bộ ra thành các bộ phận và nhận thức chúng. Vai trò nhận thức lớn lao của phân tích là chỗ đó.
Tổng hợp là phương pháp thống nhất, liên kết kết quả nhận thức về các bộ phận, các mặt và các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng đã được phân tích để có một hình ảnh toàn diện, đầy đủ về đối tượng, vạch ra mối liên hệ của chúng nhằm nhận thức cái toàn thể trong tính muôn vẻ của nó. Nhiệm vụ chỉ yếu của tổng hợp là liên kết những tri thức đã được phát hiện nhờ phân tích, vạch ra bản chất vốn có của sự vật, hiện tượng. Vì vậy có thể nói tổng hợp là đúc kết tri thức về những bộ phận, những yếu tố cấu thành cái toàn bộ nhưng đó không phải là sự gom góp tri thức rời rạc thành một tổng thể giản đơn mà là quá trình nghiên cứu xem bản chất của sự vật được thể hiện như thế nào thông qua những mặt, những thuộc tính cụ thể của sự vật
Phân tích và tổng hợp có cơ sở khách quan trong cấu trúc và tính quy luật của bản thân hiện thực khách quan. Trong thế giới quan có cái toàn thể và cái bộ phận, có hệ thống và yếu tố, có sự phân chia và kết hợp. Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp bổ sung cho nhau, là hai phương pháp của một quá trình nghiên cứu biện chứng thống nhất, không phân tích để hiểu từng bộ phận thì không thể hiểu cái toàn thể, ngược lại không hiểu cái toàn thể thì không thể hiểu đúng đắn cái bộ phận. Phân tích và tổng hợp là sự thống nhất của quá trình nhận thức theo những hướng đối lập nhau, không có phân tích thì không có tổng hợp và ngược lại; phân tích phải bao hàm tổng hợp và ngược lại tổng hợp phải bao hàm phân tích.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu. Trong quá trình phân tích tổng hợp, luận văn có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô… của hiện tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tổng hợp được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1. Xác định vấn đề cần phân tích.
Vấn đề cần được phân tích trong Luận văn này là:
- Các quan điểm lý thuyết về đầu tư dưới hình thức công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
- Các đặc điểm, hình thức của đầu tư theo hình thức công tư.
- Sự cần thiết áp dụng đầu tư dưới hình thức công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện của một dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
- Thực tế riển khai các dự án PPP ở Singpapore và Indonesia, trong đó tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện dự án PPP và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Hàm ý cho Việt Nam để thực hiện dự án PPP tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Việt Nam từ kinh nghiệm các nước.
Bước 2. Thu thập các thông tin cần phân tích
Trên cơ sở xác định vấn đề cần phân tích, Luận văn đã tiến hành thu thập thông tin có liên quan. Đó là:
- Các nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các công trình nghiên cứu lý luận về đầu tư dưới hình thức công tư nói chung, trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nói riêng, thực tế triển khai hình thức này tại Singapore và Indonesia cũng như Việt Nam
trong các sách giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo viết về rào cản thương mại, các bài báo khoa học, các bài tham luận trong các hội nghị, các trang web Bộ Tài chính Singapore, Indonesia, Tổng cục thống kê Việt Nam, Tổng cục Hải Quan, Bộ Công Thương Việt Nam, Cục Đầu Tư Nước Ngoài, số liệu từ các Tổ chức phi Chính phủ như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á,… Những tài liệu này được liệt kê trong Danh mục tài liệu tham khảo của Luận văn. Trong quá trình tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu, những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu đều được đánh dấu lại để thuận tiện cho việc tra cứu, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài. Một số thông tin đã được sử dụng bằng cách trích dẫn trực tiếp, một số thông tin được tác giả tổng hợp, khái quát nội dung thành những luận cứ cho quá trình phân tích.
Bước 3. Phân tích dữ liệu và lý giải
Trên cơ sở những thông tin thu thập được về lý luận về đầu tư dưới hình thức công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, số liệu thu thập được từ việc triển khai ở các nước Indonesia và Singapore, luận văn đã soi chiếu vào các số liệu, dữ để xây dựng để hệ thống hóa dữ liệu sơ cấp và trình bày dữ liệu dưới dạng tiện dụng, có thể phục vụ cho việc phân tích. Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dưới hình thức phân tích định tính.
Bước 4. Tổng hợp kết quả phân tích
Sau khi phân tích các thông tin đã thu thập được, Luận văn tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra bức tranh chung về đầu tư dưới hình thức công tư ở Singapore, Indonesia để so sánh với Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng cho những kết luận và đề xuất giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam dưới hình thức đầu tư công tư trong thời gian tới.
2.3.2. Phƣơng pháp kế thừa
Luận văn kế thừa những công trình nghiên cứu về kinh nghiệm triển khai đầu tư dưới hình thức công tư ở một số nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng như đã nêu ở phần tổng quan và phụ lục tài liệu tham khảo kèm theo.
2.3.3. Phƣơng pháp so sánh
Phương pháp so sánh cũng được luận văn sử dụng để làm nổi bật tính đặc thù trong việc ứng dụng hình thức PPP tại Singapore, Indonesia và Việt Nam. Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các điều kiện áp dụng hình thức PPP các nước Singpaore, Indonesia với Việt Nam để tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đề xuất biện pháp áp dụng hình thức để phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
2.3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp điển hình
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng các trường hợp có thật để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Luận văn nghiên cứu trường hợp điển hình áp dụng hình thức PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Singapore và Indonesia. Hai quốc gia này đã áp dụng hình thức PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhờ đó có thêm kênh huy động nguồn vốn từ tư nhân để phát triển cơ sở hạ tầng. Đây là những quốc gia ở Đông Nam Á, có nhiều điểm tương đồng về điều kiện địa lý, kinh tế xã hội với Việt Nam. Từ việc nghiên cứu các trường hợp điển hình trên, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và đề xuất các giải pháp triển khai hình thức PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
KẾT LUẬN NỘI DUNG CHƢƠNG 2
Như vậy trong chương 2, luận văn đã nêu ra được Phương pháp nghiên cứu bao gồm quy trình nghiên cứu, thu thập số liệu và phương pháp xử lý số liệu. Trong quy trình nghiên cứu chỉ ra các bước cần thực hiện khi làm luận văn. Đồng thời đưa ra phương pháp luận trong việc xử lý các số liệu phục vụ công tác nghiên cứu. Từ nội dung Phương pháp nghiên cứu của Chương 2, tác giả có đường hướng để thực hiện luận văn, đánh giá đúng trọng tâm của đề tài.
CHƢƠNG 3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN PPP TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở SINGAPORE, INDONESIA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
3.1. Triển khai dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tƣ của Singapore
3.1.1. Ảnh hƣởng của yếu tố bên ngoài đến thực hiện dự án PPP trong lĩnh vực
cơ sở hạ tầng
3.1.1.1. Môi trƣờng kinh tế xã hội Singapore
a. Nguồn vốn và khả năng huy động vốn của Chính phủ
Singapore là quốc gia nhỏ nhất ở Đông Nam Á, nằm ở phía nam của bán đảo Malaysia, phía nam bang Johor của Malaysia và phía bắc đảo Riau của Indonesia. Singapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổn định. Singapore đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp phát triển hàng đầu châu Á và trên thế giới như: cảng biển, hệ thống giao thông, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp lọc dầu, chế biến, điện tử và lắp ráp linh kiện...
Nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng của Singapore chủ yếu là nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn FDI. Một điểm đáng chú ý là khả năng huy động vốn Chính phủ khá lớn. Thông qua chính sách tiết kiệm bắt buộc vào quỹ dự phòng trung ương Singapore (triển khai từ năm 1964, trong đó mọi người lao động có thu nhập bằng lương đều phải gửi tiết kiệm vào quỹ từ 20 – 25% thu nhập của mình), Chính phủ có nguồn vốn khá dồi dào cho cho việc phát triển nhà ở và hưu trí. Do đó, Singapore thường xuyên có thặng dư ngân sách, trung bình từ 4 – 7% GDP. Vì vậy, nguồn ngân sách của Singapore khá dồi dào cho các mục tiêu phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng. Trong giai đoạn 2001 – 2004 nhằm phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng Chính phủ Singapore đã có những chính sách đầu tư phát triển kinh tế mạnh mẽ thông qua các gói kích cầu chi tiêu Chính phủ. Vì vậy, mặc dù ngân sách Singapore khá dồi dào cho những mục tiêu tăng trưởng kinh tế,
đã phải đối mặt với tỉ lệ nợ công cao, trong thời gian 2011 – 2013 liên tục trên 100% GDP do phải sử dụng các khoản ngân sách khổng lồ cho việc phục hồi nền kinh tế. Đây cũng là thực trạng chung của hầu hết các nước khi phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khi mà Chính phủ bắt buộc phải can thiệp mạnh vào thị trường nhằm ổn định lại nền kinh tế. Hình 3.1 dưới đây cho thấy tỉ lệ nợ công của Singapore trong giai đoạn 2000 – 2014.
Hình 3.1: Tỉ lệ nợ công của Singapore từ năm 2000 đến 2014 (tính theo %GDP) Nguồn: World Bank - http://data.worldbank.org/country/Singapore Hình 3.1 cho thấy tỉ lệ nợ công của Singapore luôn ở ngưỡng cao từ năm 2000 – 2014 từ mức 80% tăng lên 105,5% GDP vào năm 2012. Với mức tăng trưởng tỉ lệ nợ công này, Singapore có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn, đó là khủng hoảng nợ công, nếu Singapore không có các giải pháp phù hợp nhằm cắt giảm chi tiêu của mình. Đây là một nguyên nhân phù hợp cho việc áp dụng đầu tư dưới hình thức công tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Singapore nhằm giảm áp lực tài chính cho Chính phủ nước này.
b. Tính minh bạch của thị trƣờng – mức độ tham nhũng của khu vực công
Đặc điểm quan trọng nổi bật, Singapore là nước có mức độ ổn định xã hội cao và sự minh bạch trong chính sách công. Việc quản lý công cộng được Chính
phủ Singapore thực hiện một cách công khai, các chính sách luôn có thể dự báo trước được một cách rõ ràng. Rủi ro về mặt chính sách ở Singapore rất thấp. Theo đánh giá của của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) năm 2015, Singapore đạt 86/100 điểm trong một cuộc đánh giá về Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) hàng năm , đứng thứ 8/168 nước tham gia. Chỉ số nhận thức tham nhũng là chỉ số đánh giá về “mức độ nhận thức tham nhận thức được tồn tại trong giới công chức và chính trị gia”, theo đó điểm 100 – không có dấu hiệu tham nhũng, 0 – tham nhũng cao. Mặc dù các đánh giá này chỉ mang tính chất tương đối do phụ thuộc vào nguồn thông tin được cung cấp để đánh giá, song khi so sánh với các nước khác rõ ràng có thể thấy ở Singapore, mức độ tham nhũng là rất thấp là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á xếp hạng top 10.
3.1.1.2. Môi trƣờng pháp lý của Singapore
Singapore có một chính sách đầu tư thông thoáng, Chính phủ theo đuổi một chiến lược nhằm nâng cao Singapore thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ, sáng kiến và tri thức, gia tăng tính toàn cầu hóa nền kinh tế để có thể cạnh tranh với cường quốc lớn trên thế giới và cả các nước sản xuất hàng giá rẻ. Nhà nước tạo nguồn động viên về tài chính, điều chỉnh luật lệ nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Để thực hiện chính sách rộng mở, Singapore khuyến khích các công ty đa quốc gia tiến hành các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ, tạo điều kiện cho các chuyên gia nước ngoài đến cư trú và làm việc.
a. Đăng kí đầu tƣ tại Singapore
Cơ chế một cửa cùng với việc đơn giản hóa các thủ tục khiến cho việc đầu tư dễ dàng hơn vào Singapore. Chỉ mất 15 phút cho việc đăng kí kinh doanh tại Singapore và được cấp phép đầu tư ngay sau đó trừ trường hợp lĩnh vực kinh doanh thuộc phạm vi hạn chế của Chính phủ thì việc đăng kí – cấp phép này mất khoảng 14 ngày. Việc đăng kí có thể thực hiện một cách đơn giản thông qua hệ thống mạng liên kết trực tuyến với cơ quan quản lý đăng kí và kế toán doanh nghiệp Singapore. Singapore không hạn chế các lĩnh vực có thể đầu tư trừ các dự án bất động sản. Có
thể giải thích điều này bởi Singapore là nước chỉ có diện tích khoảng 697 km2 trong khi dân số dân số khoảng hơn 5 triệu người, vì vậy Singapore tiến hành quy hoạch đất đai để phục vụ cho các mục tiêu dài hạn của mình.
b. Các ƣu đãi tài chính, ƣu đãi thuế
Các chính sách ưu đãi của Singapore tương đối linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Đặc biệt đối với các ngành trọng điểm hoặc các lĩnh vực mà Chính phủ cần kêu gọi đầu tư, Singapore luôn có những biện pháp ưu tiên nhằm hướng nguồn vốn vào các lĩnh vực cần kích thích đầu tư. Đặc biệt đối với các lĩnh vực, dự án liên quan đến việc phát triển hoặc chuyển giao công nghệ cao, Chính phủ luôn có những biện pháp hỗ trợ thích đáng. Các dự án có sử dụng các công nghệ thân thiện