CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Hàm ý cho Việt Nam triển khai dựán PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng từ kinh
4.2.3. Cách thức quản lý các dựán PPP
4.2.3.1. Cần phân chia rõ ràng rủi ro giữa cơ quan nhà nƣớc và nhà đầu tƣ
Trong từng giai đoạn cụ thể của dự án, những rủi ro nào nhà nước sẵn sàng gánh chịu thay hoặc đồng ý chia sẻ một phần rủi ro cho nhà đầu tư. Các quyết định về phân chia rủi ro cần tuân thủ theo nguyên tắc “phân bổ rủi ro cho bên có khả năng quản lý rủi ro tốt nhất”. Cũng cần lưu ý rằng các rủi ro trên cần tính toán đến yếu tố thị trường.
4.2.3.2. Xây dựng cơ cấu vốn linh loạt cho các dự án
Có thể tiếp tục duy trì tỉ lệ 30 – 70 song thêm quy định nhà nước có thể điều chỉnh đối với một số dự án cụ thể như các dự án mang tính chất dự án xã hội. Việc điều chỉnh tỉ lệ đối với các dự án này được thực hiện trong quá trình nghiên cứu đề xuất dự án của các cơ quan có thẩm quyền.
4.2.3.3. Cần có những chế tài quy định phù hợp
Để đảm bảo việc thực hiện dự án đúng tiến độ, đúng chất lượng đề ra, các chế tài này phải đủ sức răn đe, tuy nhiên cũng không quá khắt khe đối với các doanh nghiệp để vẫn đảm bảo được tính thu hút của các dự án hợp tác công tư.
4.2.3.4. Hoàn thiện cơ chế tính giá cho các dự án hợp tác công tƣ
Cơ chế này cần được xây dựng chi tiết đầy đủ nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Đủ bù đắp chi phí cho dự án đầu tư, đảm bảo hiệu suất kì vọng cho nhà đầu tư. - Đảm bảo mức sẵn lòng chi trả và khả năng chi trả của người tiêu dùng. - Tạo ra hiệu quả về mặt chi phí lớn nhất cho cả khu vực nhà nước và khu vực Tư nhân.
- Cuối cùng cần hoàn thiện cơ chế điều chỉnh giá phù hợp đảm bảo có tính khả thi trong suốt vòng đời dự án. Các quy tắc về điều chỉnh giá phải nêu rõ được một số vấn đề: Lý do điều chỉnh giá (lạm phát, biến động tỉ giá hối đoái, biến động giá cả nhiên liệu, vật tư đầu vào…); Cơ chế điều chỉnh, mức độ điều chỉnh cho phép; Chu kì xem xét việc điều chỉnh giá.
4.2.3.5. Xây dựng cơ quan giám sát quản lý PPP độc lập
Cần có cơ chế xây dựng cơ quan giám sát quản lý PPP độc lập. Cơ quan này có trách nhiệm giám sát báo báo tiến độ thực hiện cũng như tiến hành biện pháp xử lý trong trường hợp các nhà thầu chậm tiến độ hoặc chất lượng không đúng yêu cầu.
Một cơ quan quản lý độc lập sẽ có tác dụng hạn chế những yếu kém trong khâu quản lý của khu vực nhà nước đồng thời tận dụng được trình độ quản lý của khu vực tư nhân.
Từ thực tế áp dụng PPP của Singapore có thể thấy Singapore xây dựng cơ quan quan lý theo từng dự án cụ thể. Đối với từng án cụ thể, cả hai bên nhà nước và tư nhân sẽ cùng thống nhất lựa chọn các thành viên của cơ quan quản lý độc lập. Phương pháp này có những lợi ích nhất định: linh hoạt, phù hợp nhất các dự án
mang tính đặc thù và tận dụng tối đa năng lực quản lý của khu vực tư nhân. Tuy nhiên đối với Việt Nam, hình thức này lại tạo ra những hạn chế nhất định:
- Chi phí thành lập, duy trì cao do mất nhiều thời gian để thành lập cơ quan quản lý.
- Sự khác biệt trong cách thức quản lý của khu vực tư nhân và khu vực công có thể gây xung đột trong quá trình quản lý dự án.
- Mức độ phức tạp trong cơ cấu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cơ sở hạ tầng.
Trước thực tế đó, luận văn đề xuất một hình thức khác đó là Cơ quan quản lý giám sát thường xuyên – trực thuộc các bộ ngành cụ thể hoạt động thường xuyên. Cơ cấu của cơ quan quản lý giám sát phải bao gồm các bộ phân chuyên môn có năng lực pháp lý, năng lực quản lý tài chính và có năng lực chuyên môn liên quan đến bộ ngành mà cơ quan này trực thuộc. Cơ cấu quản lý của cơ quan này có thể xem xét như sau:
Hình 4.1: Cơ cấu của một cơ quan quản lý giám sát dự án PPP
Nguồn: Tác giả tự xây dựng Nhóm điều
hành quản lý Ủy ban giám
sát nội bộ
Nhóm thực hiện dự án
Chuyên gia tư vấn bên ngoài
Ủy ban quản lý tài chính
Cơ quan này bao gồm:
- Nhóm điều hành quản lý: chịu trách nhiệm cao nhất trong cơ quan quản lý PPP này. Bộ phận này có trách nhiệm giám sát chung các vấn đề liên quan tới dự án PPP và có nghĩa vụ báo cáo thường xuyên về tình hình thực hiên với Chính phủ hoặc bộ ngành mà cơ quan này trực thuộc.
- Nhóm thực hiện dự án: lên kế hoạch, đề xuất chiến lược cũng như danh mục các dự án cho bộ ngành, đồng thời tính toán hợp lý các chi phí biểu giá cho các dự án. Nhóm thực hiện dự án trực tiếp cùng các ủy ban quản lý tài chính, ủy ban kĩ thuật, ủy ban pháp lý thực hiện nhiệm vụ giám sát các dự án được triển khai theo từng mảng được phân công. Trong các dự án cụ thể, thành viên các ủy ban có thể được bổ sung theo yêu cầu của nhà đầu tư, nhằm đảm bảo phù hợp với đặc thù riêng của từng dự án.
- Các chuyên gia tư vấn bên ngoài hỗ trợ cho nhóm thực hiện dự án đối với từng dự án cụ thể. Các chuyên gia này có thể được đề xuất bởi các nhà thầu, nhà tài trợ cho vay vốn, các công ty kiểm toán uy tín, các công ty tư vấn luật, tư vấn tài chính.
Các cơ quan này có các trách nhiệm sau:
- Đề ra kế hoạch, chiến lược phát triển PPP, tư vấn chiến lược cho các bộ ngành liên quan, tính toán dự trù kinh phí cho các dự án.
- Là cầu nối thông tin quan trong giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, là đại diện cho nhà nước thực hiện các chính sách kêu gọi xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực áp dụng hình thức hợp tác công tư, đồng thời thay mặt nhà nước, đàm phán kí kết hợp đồng PPP cũng như giám sát thực tiễn thực hiện dự án.
- Chịu trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư.
- Giám sát việc thực hiện dự án của chủ đầu tư một cách độc lập.
KẾT LUẬN NỘI DUNG CHƢƠNG 4
Như vậy trong chương 4, luận văn đã nêu ra được thực trạng triển khai dự án đầu tư PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và một số hàm ý cho Việt Nam từ kinh nghiệm triển khai của Singapore và Indonesia. Các giải pháp bao gồm:
- Hoàn thiện khung pháp lý cho áp dụng PPP vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng (Mở rộng các loại hình PPP, Xây dựng khung ưu đãi cụ thể hơn cho các dự án đầu tư, Cụ thể hóa trách nhiệm, vai trò của các bên trong hợp đồng dự án hợp tác công tư).
- Quy định cụ thể chi tiết hơn về việc lựa chọn nhà thầu đối với hình thức chỉ định thầu và chào thầu cạnh tranh.
- Cách thức quản lý các dự án PPP (Cần phân chia rõ ràng rủi ro giữa cơ quan nhà nước và nhà đầu tư, Xây dựng cơ cấu vốn linh loạt cho các dự án, Cần có những chế tài quy định phù hợp, Hoàn thiện cơ chế tính giá cho các dự án hợp tác công tư, Xây dựng cơ quan giám sát quản lý PPP độc lập).
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng tăng cao trong khi khả năng đáp ứng bởi các nguồn tài chính của khu vực nhà nước có hạn thì áp dụng mô hình hợp tác công tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng là một hướng đi đúng đắn cho Việt Nam vào thời điểm hiện tại. Việc áp dụng hình thức của mô hình hợp tác công tư mang vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng mang lại những lợi thế: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng, bổ sung nguồn tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng, đồng thời mang lại lợi ích cho người dân khi chuyển gánh nặng thuế thanh toán từ người chịu thuế sang người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình hợp tác công tư sẽ vấp phải những khó khăn nhất định, bởi một dự án hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng thành công phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố bao gồm các yếu tố bên ngoài như môi trường kinh tế- xã hội, môi trường pháp lý cho đến các yếu tố bên trọng của bản thân một hợp đồng hợp tác công tư cụ thể.
Trong quá trình nghiên cứu kinh nghiệm của Singapore và Indonesia bằng việc phân tích, đánh giá các bối cảnh và thực trạng áp dụng mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đồng thời xem xét đánh giá một số dự án thực tế được thực hiện ở nước này, có thể nhận thấy, Singapore và Indonesia đã đạt được những thành công nhất định cũng như tồn tại nhiều khó khăn. Thành công và khó khăn đó là bài học cho Việt Nam rút kinh nghiệm để thực hiện phù hợp với điều kiện nội tại. Đối với Việt Nam, mặc dù hình thức BOT – một dạng PPP – đã khá phổ biến trong nhiều dự án cơ sở hạ tầng song PPP vẫn còn là một khái niệm tương đối xa lạ và việc áp dụng nó còn gặp nhiều thách thức. Khung pháp lý chưa hoàn thiện, môi trường đầu tư thiếu tính hấp dẫn, khu vực nhà nước lại chưa thể hiện được vai trò quản lý giám sát của mình là những lý do khiến hiệu quả của các dự án PPP ở Việt Nam còn thấp.
Từ việc kinh nghiệm của Singapore và Indonesia, luận văn đề xuất một số hàm ý phát triển nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng mô hình PPP tại Việt Nam trong thời gian tới như sau:
1. Xây dựng cơ quan giám sát độc lập cho các dự án PPP. Cơ quan này có thể là một cơ quan có tính chất hoạt động thường xuyên, liên tục hoặc được lập ra trong quá trình thực hiện các dự án cụ thể.
2. Hoàn thiện khung pháp lý cho việc áp dụng PPP vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng bao gồm việc hoàn thiện các văn bản luật, hướng dẫn quá trình xây dựng và thực hiện các hợp đồng PPP một cách đầy đủ và chi tiết cũng như các cơ chế phân chia trách nhiệm của các bên trong một hợp đồng PPP.
Hi vọng với những khuyến nghị mô hình PPP sẽ đáp ứng được nhu cầu và kì vọng trong việc góp phần phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia, đồng thời gián tiếp thúc đẩy tăng trường kinh tế và an sinh xã hội, nâng cao vị thế của nước nhà trên chính trường quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Phạm Phan Dũng, 2007. Năm mới, bàn chuyện hợp tác công-tư thúc đẩy phương thức hợp tác công-tư để huy động các nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng. Tạp chí Tài chính, số 1 năm 2007, tr.17.
2. Huỳnh Thị Thúy Giang, 2012. Hình thức hợp tác công - tư (Public private partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.
Luận án tiến sỹ. Trường đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
3. Kỷ yếu hội thảo, 5/2008. Hợp tác Nhà nước tư nhân. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) phối hợp với PriceWaterCoopersHouse tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2008.
4. Kỷ yếu hội thảo, 06/2007. Quan hệ đối tác công tư trong việc cung cấp dịch
vụ cơ sở hạ tầng cho người nghèo tại Việt Nam. Ngân hàng Phát triển Châu
Á tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2007.
5. Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2009. Mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân. Ngân hàng Phát triển Châu Á, Philippines.
6. Phan Thị Bích Nguyệt, 2013. PPP - Lời giải cho bài toán vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Phát triển và Hội
nhập, số 10(20) – tháng 05-06/2013, tr.76-80.
7. Thân Thanh Sơn, 2014. Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức PPP phát
triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Trường Đại
học giao thông vận tải.
8. Nguyễn Tương, 2008. Kinh nghiệm của Ấn Độ trong việc thực hiện các dự án phát triển đường ô tô cao tốc theo hình thức nhà nước- Tư nhân cùng hợp tác. Tạp chí giao thông vận tải, số 1+ 2 năm 2008, tr.16-18.
9. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam, 2013. Phương thức đối tác công tư (PPP): Kinh nghiệm quốc tế và khuôn khổ thể chế tại Việt Nam, Nxb Tri thức, Hà Nội.
10. Dương Lê Vân, 2014. Hoàn thiện khung pháp lý về đối tác công – tư ở Việt Nam trong phát triển kết cấu hạ tầng. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế -
Đại học quốc gia Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
11. Bon-Gang Hwang, Xianbo Zhao, 2013. Public private partnership projects in Singapore: Factors, critical risks and preferred risk allocation from the perspective of contractors. International Journal of Project Management, 04/2013: 424–433.
12. Dailami, Mansoor, và Michael Klein, 1997. Government Support to Private Infrastructure Projects in Emerging Markets. Policy Research Working Paper, No.1688, Washington: World Bank.
13. Michael Regan, Jim Smith, and Peter Love, 2011. Impact of the Capital Market Collapse on Public-Private Partnership Infrastructure Projects.
Journal of construction engineering and management,
10.1061/(ASCE)CO.1943-7862.0000245: 6-16
14. Ministry of Finance of Singapore, 2010-2014, Public Private Partnership Book, Singapore.
15. Liu, X.P and Wang, S, Q, 2006. Risk allocation principle and framework for PPP projects. Construction Economics, 2(1): 59–63.
16. Piet de Vries và Etienne B.Yehoue, 2013. The Routledge Companion to Public-Private Partnerships. Oxford of UK : Version of Record online, DOI:
17. Plumb Ion, Zamfir Andreea, Mina Laura, 2009. Public - private partnership - Solution or victim of the current economic crisis?. The Journal of the Faculty
of Economics - Economic, 4(1): 426-430.
18. Wang, S.Q, Tiong, R.L.K, Ting, S.K và Ashley, 2000. Evaluation and Management of Political Risks in China's BOT Projects. Journal of Construction Engineering and Management, 126/3: 242 - 250.
19. Young Hoon Kwark và các tác giả, 2009. Towards a comprehenshive understanding of Public Private Partnerships for Infrastructure Development.
California Management Review, Vol. 51 No. 2, Winter 2009; (pp. 51-78)
DOI: 10.2307/41166480.
Tài liệu Internet
20. Coordinationg Ministry Of Economic Affairs of Indonesia, 2010. Public Private Partnership Model in Indonesia – Focus on Water sector PPP.
http://www.bi.go.id/en/iru/presentation/other/Documents/6b3a71af6bbd481c a788477c2cc107a1PPPinvestorguide.pdf. [Accessed: 01 April 2016].
21. Ministry of National Development Planning of Indonesia, 2011. PPP Policy and Regulation in Indonesia. http://www.oecd.org/gov/regulatory- policy/47377646.pdf. [Accessed: 01 April 2016].
22. World Bank. Infrastructure Sectors Reported of Vietnam. http://ppi.worldbank.org/snapshots/country/vietnam. [Accessed: 01 April 2016].
23. World Bank. Economic data of Indonesia.
http://data.worldbank.org/country/Indonesia. [Accessed: 01 April 2016].
24. World Bank. Economic data of Singapore.