CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan tình hình triển khai dựán PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Việt
4.1.3. Tình hình triển khai dựán PPP để phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam
Ở Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng thế giới trong giai đoạn 1994 – 2014 có 84 dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, với tổng vốn đầu tư là 13.389 triệu USD.
Bảng 4.2. Số lượng dự án PPP và tổng đầu tư phân theo lĩnh vực và hình thức tại Việt Nam
Stt Ngành Số dự án Tổng vốn (triệu USD) 1 Điện 65 7.986 2 Khí đốt 1 1.300 3 Đường 2 409 4 Cảng biển 7 1.087 5 Viễn thông 4 2.280
6 Nước và cấp thoát nước 4 312
7 Hàng không 1 15
Tổng cộng 84 13.389
Nguồn: Ngân hàng thế giới http://ppi.worldbank.org/snapshots/country/vietnam Các dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đều có chung tình trạng bị khó khăn về vốn dẫn đến phải kéo dài thời gian thực hiện dự án, và điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Cụ thể dự án cầu Bình Triệu II do UBND thành phố Hồ Chí Minh kí kết với Cienco 5 làm chủ đầu tư xây dựng với tổng vốn 341 tỷ đồng, khởi công năm 2005, thời gia thu phí hoàn vốn 5 năm, 3 tháng. Trong quá trình thực hiện, do những khó khăn về vốn (tốc độ giải ngân, vấn đề bảo lãnh vốn vay gặp khó khăn, chi phí giải toả tăng cao), cùng với việc điều chỉnh quy hoạch của UBND thành phố Hồ Chí
Minh (mở rộng mặt cầu) nên dự án đã bị đình trệ và đội chi phí lên cao, dự án đã phải điều chỉnh lên mức 1.600 tỉ đồng.
Một dự án khác là dự án cầu Phú Mĩ bắc qua sông Sài Gòn khởi công năm 2005 với tổng vốn đầu tư là 1806,2 tỉ đồng với hi vọng cải thiện tình hình giao thông của TP Hồ Chí Minh. Dự án do công ty cổ phần Phú Mĩ (PMC) làm chủ đầu tư. Theo hợp đồng, dự án được tiến hành theo hình thức BOT, PMC sẽ tự huy động vốn từ các quỹ tín dụng để xây cầu, và sẽ tiến hành thu phí trong 26 năm để hoàn vốn đầu tư. Tuy nhiên do không có khả năng huy động đủ vốn, PMC đã xin được điều chỉnh tỉ lệ góp vốn. Cụ thể là điều chỉnh cơ cấu vốn chỉ còn 23/77 tức là chủ đầu tư chỉ phải góp 23% vốn chứ không phải 30% như ban đầu, ngoài ra thành phố còn ủy nhiệm cho một doanh nghiệp đầu tư vay vốn hộ từ Ngân hàng Société Générale và Ngân hàng Calyon (Pháp) cho dự án BOT cầu Phú Mỹ với mức lãi suất rất thấp, từ 2% - 3%/năm dưới sự bảo lãnh của Bộ Tài chính sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép vào tháng 11-2006. Tuy nhiên sau đó lại xuất hiện thêm nhiều vấn đề trong quá trình đầu tư. Trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư từng yêu cầu điều chỉnh vốn lên 3.408 tỉ đồng, nhưng TP Hồ Chí Minh chỉ mới điều chỉnh lên 2.077 tỉ. Do đó sau hai năm đưa vào sử dụng chủ đầu tư đã không có đủ tiền trả nợ. Nguyên nhân là do những tính toán sai về lưu lượng xe qua cầu, chỉ đạt 5.000 lượt/ngày thấp hơn dự kiến khoảng 7 lần. Chủ đầu tư hiện đang “đòi trả lại” cầu Phú Mĩ cho UBND TP Hồ Chí Minh kèm theo khoản nợ lớn mà doanh nghiệp này đang gánh chịu.
Một số dự án khác cũng gặp các vấn đề tương tự như dự án BOT liên tỉnh 15- giai đoạn II, dự án BOT cầu Ông Thìn trên quốc lộ 50, dự án cầu Rạch Miễu bị thiếu vốn trầm trọng dẫn đến kéo dài thời hạn và đội chi phí lên cao, BOT An Sương – An Lạc bị chậm trễ thi công cũng dẫn đến làm gia tăng chi phí. Tóm lại có thể tổng kết thực trạng về các dự án PPP của Việt Nam như sau:
- Quá trình lựa chọn nhà đầu tư còn nhiều bất cập dẫn đến lựa chọn các nhà đầu tư thiếu năng lực chuyên môn, pháp lý, tài chính dẫn đến các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện như chậm trễ thi công, đội chi phí lên cao.
- Việc nghiên cứu dự án kém hiệu quả, điển hình là việc tính toán sai nhu cầu thực tế.