CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Bài học thành công, thất bại của đầu tư theo hình thức công tư
3.3.2. Xây dựng cơ quan quản lý PPP độc lập
Mặc dù trách nhiệm quản lý PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng ở Singapore thuộc về các cơ quan chuyên trách của nhà nước như Hội đồng phát triển kinh tế, Ủy ban tiện ích công cộng, Cơ quan phát triển thông tin và truyền thông Singapore song với mỗi dự án cụ thể, Singapore đều thành lập nhóm giám sát độc lập. Điều này mang lại nhiều lợi ích thiết thực:
Tăng cường khả năng giám sát cho khu vực nhà nước đối với một dự án PPP (do cơ quan này thực hiện việc giám sát dự án song song với khu vực nhà nước) giảm thiểu thiểu những rủi ro chính sách xuất phát từ khu vực công do nhóm này hoạt động một cách độc lập. Ví dụ như các rủi ro do công tác quản lý công yếu kém của khu vực nhà nước, hay tệ nạn tham nhũng, thiếu minh bạch thông tin. Các nhóm giám sát độc lập này có khả năng chuyên môn cao, có thể đảm nhận được vai trò tư vấn trong việc tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như đánh giá các vấn đề tài chính, pháp lý liên quan đến dự án, đưa ra các biểu giá phù hợp cho khu vực tư nhân, đảm bảo tối thiểu chi phi thực hiện dự án cho khu vực nhà nước.
Vai trò giám sát của khu vực công cộng trong các hợp đồng PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng được tăng cường thông qua việc thành lập các nhóm giám sát độc lập. Ngoài ra biến cơ chế thanh toán thành cơ chế giám sát chất lượng dự án cũng là một vấn đề đáng học hỏi. Những quy định về khấu trừ, xử phạt hay quyền chấm dứt dự án của khu vực công có tính đảm bảo cho nhà thầu tư nhân tiến hành dự án một các nghiêm túc nhằm đạt được mục tiêu chất lượng của dự án. Mặc dù cơ chế này hạn chế đi phần nào sự hấp dẫn của các dự án PPP, song với những ưu đãi có sẵn mà khu vực công cộng đã đưa ra trước đó, vẫn sẽ đảm bảo cho việc thu hút các nhà thầu tham gia vào một dự án PPP.
Những công cụ được áp dụng để giải quyết lợi ích cho các chủ đầu tư là: + Nhà nước cam kết mua sản phẩm/dịch vụ được cung cấp bởi công trình do dự án PPP tạo ra không ít hơn số lượng và mức giá tối thiểu mà 2 bên đã thỏa thuận ban đầu (có thể nâng lên nếu nhu cầu tăng cao, nếu tỷ giá thay đổi mà không được đền bù, nếu thời gian nhượng quyền khai thác bị rút ngắn, v.v …);
+ Nhà nước cho phép chủ đầu tư được khai thác (thu phí dịch vụ, sản xuất và bán sản phẩm) với mức giá cố định hoặc điều chỉnh theo thỏa thuận trong các đợt đàm phán điều chỉnh giá và điều kiện cung cấp dịch vụ (thường được quy định rõ trong các hợp đồng/thỏa thuận thực hiện PPP;
+ Được Nhà nước bồi hoàn kinh phí khi chuyển giao cho Nhà nước một phần hay toàn bộ công trình do dự án PPP tạo ra sau một thời gian khai thác theo thỏa thuận trong hợp đồng PPP (hoặc thậm chí ngay sau khi hoàn thành việc xây dựng);
+ Được Nhà nước cho miễn/giảm thuế trong một khoảng thời gian nhất định (với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận/cổ tức ra nước ngoài, thuế khai thác tài nguyên và/hoặc một số loại phí khác);
+ Được Nhà nước cho phép sử dụng/khai thác miễn phí những tài nguyên/lợi thế nhất định ở những quy mô và thời gian nhất định (miễn/giảm tiền sử dụng đất, khai thác tài nguyên, sử dụng lợi thế về vị trí địa lý, thương hiệu do Nhà nước quản lý, …);
+ Được Nhà nước bảo lãnh hoặc ủy nhiệm cho những tổ chức được Nhà nước chỉ định chi trả một khoản bồi hoàn nhất định khi có những biến động liên quan tới chính sách, chủ trương, chương trình, kế hoạch do Nhà nước triển khai mà có ảnh hưởng bất lợi cho việc khai thác các công trình do dự án PPP tạo ra (ví dụ như giảm doanh thu do chính sách của Nhà nước, do thay đổi tỷ giá bởi việc điều hành chính sách tài khóa/tiền tệ của Chính phủ gây ra …).