1.1. Khái niệm về xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm
1.1.2. Các khái niệm về xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu
phần mềm
1.1.2.1. Khái niệm xuất khẩu dịch vụ
Cùng với quá trình toàn cầu hoá về kinh tế, sự trao đổi dịch vụ ngày càng không chỉ bó hẹp trong phạm vi từng quốc gia, tức là người cung ứng dịch vụ và người tiêu thụ dịch vụ thuộc cùng một nước. Ví dụ, nếu người bác sỹ là người Trung Quốc cung ứng dịch vụ chữa bệnh cho một bệnh nhân Việt Nam vì mục đích thương mại thì sự trao đổi giữa hai người trong trường hợp này không chỉ đơn thuần diễn ra giữa các cá nhân hay pháp nhân của cùng một quốc gia mà đã có sự tham gia của chủ thể của hai quốc gia khác nhau. Như vậy, thương mại dịch vụ đã chuyển sang một sắc thái mới: thương mại dịch vụ quốc tế.
Trên cơ sở định nghĩa về thương mại dịch vụ như đã nêu trên, ta có
thể định nghĩa về thương mại dịch vụ quốc tế. Do bản chất của GATS là để
điều chỉnh các mối quan hệ thương mại giữa các nước về dịch vụ, và xét theo 4 phương thức cung cấp dịch vụ được dùng để định nghĩa về nó, nên thương mại dịch vụ được nhắc đến trong Hiệp định này chính là thương mại dịch vụ quốc tế chứ không phải hoạt động thương mại dịch vụ mà nhà
cung cấp và người tiêu dùng bó hẹp trong phạm vi một quốc gia. Do đó, ta
có thể định nghĩa Thương mại dịch vụ quốc tế là sự trao đổi về dịch vụ giữa pháp nhân hoặc thể nhân trong nước với pháp nhân hoặc thể nhân nước ngoài vì mục đích thương mại.[19]
Như vậy, có thể hiểu xuất, nhập khẩu dịch vụ theo 4 phương thức sau:
Phương thức 1: Cung ứng dịch vụ qua biên giới. Phương thức này có
nghĩa là dịch vụ được cung ứng từ lãnh thổ của nước này sang lãnh thổ một nước khác. Hay nói cách khác, dịch vụ do một pháp nhân hoặc thể nhân của một nước cung ứng vượt qua biên giới của quốc gia đó đến một quốc gia khác. Ví dụ hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam chuyên chở khách quốc tế từ Nhật về Việt Nam hoặc một chuyên gia tâm lý tư vấn cho khách hàng nước ngoài bằng điện thoại. Đó chính là xuất khẩu dịch vụ. Trường
hợp ngược lại được coi là nhập khẩu dịch vụ. Chẳng hạn, doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam thuê tàu nước ngoài để chuyên chở hàng từ nước ngoài về Việt Nam. Đặc điểm của loại hình cung ứng dịch vụ này chỉ có bản thân dịch vụ là qua biên giới, còn người cung ứng dịch vụ không có mặt tại nước sử dụng dịch vụ. [4]
Phương thức 2: Tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ. Phương thức 2 liên
quan tới việc sử dụng dịch vụ ở nước ngoài khi người tiêu dùng di chuyển đến lãnh thổ của nhà cung ứng dịch vụ tức là công dân của nước này, sử dụng dịch vụ tại lãnh thổ của nước khác. Trong trường hợp này có sự di chuyển tạm thời con người (hoặc tài sản) từ nước này sang nước khác để dụng dịch vụ. Ví dụ, các cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam cung ứng các dịch vụ cho người nước ngoài (Trung Quốc, Mỹ, Anh,…) đến du lịch tại Việt Nam. Việc sử dụng các dịch vụ tài chính của người tiêu dùng khi đang du lịch ở nước ngoài tại Việt Nam rơi vào phương thức này. Đó chính là xuất khẩu dịch vụ. Ngược lại, công dân của Việt Nam đến sử dụng dịch vụ tại lãnh thổ nước ngoài (Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ…) trường hợp này được coi là nhập khẩu dịch vụ. [4]
Phương thức 3: Thiết lập hiện diện thương mại tại nước cung ứng
dịch vụ. Hiện diện thương mại nghĩa là một doanh nghiệp nước ngoài thiết lập các hình thức hiện diện như công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, chi nhánh v.v…trên lãnh thổ của một quốc gia khác để cung ứng dịch vụ. Phương thức 3 có ý nghĩa quan trọng và đòi hỏi sự hiện diện thương mại của nhà cung ứng thành viên tại lãnh thổ của một thành viên khác. Chẳng hạn, công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế VNPT (VNPT Global), đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), đã thành lập 5 công ty con hoạt động trong lĩnh vực viễn thông tại: Hoa Kỳ, Hồng Kông, Singapo, Cộng hoà Séc nhằm cung ứng các dịch vụ viễn thông tại lãnh thổ của các quốc gia nêu trên. Việc các doanh nghiệp của Việt Nam thiết lập một Hiện diện thương mại tại một nước khác để cung ứng dịch vụ
Trong trường hợp Việt Nam nhập khẩu dịch vụ thì ngược lại: doanh nghiệp nước ngoài thiết lập hiện diện thương mại tại Việt Nam để cung ứng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ ngân hàng ANZ của NewZeland lập chi nhánh tại Việt Nam để cung ứng các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam.[4]
Phương thức 4: hiện diện thể nhân là phương thức theo đó thể nhân
(cá nhân) đến một quốc gia khác để cung ứng dịch vụ. Phương thức này liên quan đến nhà cung cấp dịch vụ độc lập và nhân viên của pháp nhân cung cấp dịch vụ. Ví dụ, các giáo sư, bác sỹ của Việt Nam sang nước ngoài để cung ứng dịch vụ khám chữa bện cho người dân nước sở tại hoặc các nghệ sỹ của Việt Nam sang Mỹ, Nhật, Pháp… để biểu diễn nghệ thuật. Trường hợp trên có sự di chuyển thể nhân có quốc tịch Việt Nam sang nước khác để kinh doanh dịch vụ và được coi là một trong các hình thức xuất khẩu dịch vụ.[4]
Ngược lại, các trường hợp sau đây được coi là nhập khẩu dịch vụ: Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng sang Việt Nam để tư vấn. Các Bác sỹ Trung Quốc sang Việt Nam để hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam…
1.1.2.2. Khái niệm xuất khẩu dịch vụ viễn thông
Cũng giống như các dịch vụ du lịch, vận tải, tài chính, ngân hàng…. dịch vụ viễn thông khi xuất khẩu cũng không nằm ngoài khái niệm xuất khẩu dịch vụ nói chung. Việc xuất khẩu dịch vụ viễn thông cũng được thực
hiện theo 4 phương thức như đã nêu trên: i) Cung cấp dịch vụ qua biên
giới, ii) Tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ, iii) Hiện diện thương mại, iv) Hiện diện thể nhân.[36]
1.1.2.3. Khái niệm xuất khẩu dịch vụ phần mềm
Sản phẩm phần mềm là khái niệm gắn liền với sự hình thành và phát
triển của công nghiệp phần mềm. Chỉ khi phần mềm được đem ra mua bán trao đổi, trở thành hàng hóa thì mới xuất hiện công nghiệp phần mềm (CNPM). Và sản phẩm phần mềm càng phong phú đa dạng thì CNPM càng lớn mạnh.
Quyết định số 128/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định:
“Sản phẩm phần mềm là phần mềm được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác sử dụng.” Sản phẩm phần mềm theo cách hiểu của
Quyết định này bao gồm phần mềm nhúng, phần mềm đóng gói, phần mềm chuyên dụng và sản phẩm thông tin số hóa.
Phần mềm nhúng là sản phẩm phần mềm được nhà sản xuất thiết bị
cài sẵn vào thiết bị và được sử dụng cùng thiết bị mà không cần có sự cài đặt của người sử dụng hay người thứ ba.
Phần mềm đóng gói là sản phẩm phần mềm có thể sử dụng được
ngay sau khi người sử dụng hoặc nhà cung cấp dịch vụ cài đặt vào các thiết bị hay hệ thống. Chúng gồm hai loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Phần mềm chuyên dụng là sản phẩm phần mềm được phát triển theo
yêu cầu cụ thể và riêng biệt của khách hàng.
Sản phẩm thông tin số hóa là nội dung thông tin số hóa được lưu trữ
trên một vật thể nào đó.
Trong nền kinh tế ngày nay, khái niệm hàng hóa không chỉ đơn thuần là sản phẩm - hàng hóa hữu hình mà trong đó còn bao hàm khái niệm hàng hóa vô hình - dịch vụ. Sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu trong lĩnh vực CNPM cũng vậy. Bên cạnh việc mua bán sản phẩm phần mềm, thị trường thế giới còn rất nhộn nhịp với hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan đến phần mềm. Có lẽ vì vậy mà đối tượng được hưởng ưu đãi như quy định trong Quyết định 128/2000 QĐ - Ttg là những tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm phần mềm và cung cấp dịch vụ phần mềm. Theo quyết định này,
dịch vụ phần mềm được định nghĩa là “mọi hoạt động trực tiếp phục vụ việc sản xuất sản phẩm phần mềm, khai thác, nghiên cứu, sử dụng, đào tạo, phổ biến và hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.” Các dịch
chuyên nghiệp về phần mềm, gia công phần mềm, dịch vụ xử lý dữ liệu, huấn luyện và đào tạo…