Gia nhập WTO, những tác động đến xuất khẩu dịch vụ viễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin trong bối cảnh việt nam hội nhập WTO (Trang 64 - 77)

2.2. Thực trạng xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm của

2.2.1. Gia nhập WTO, những tác động đến xuất khẩu dịch vụ viễn

2.2.1.1. Tự do thương mại dịch vụ trong GATS/WTO và những ảnh hưởng đến xuất khẩu dịch vụ viễn thông và CNTT

Ngành công nghiệp viễn thông đang trong quá trình thay đổi cơ cấu và tăng trưởng nhanh chóng. Các nhà độc quyền quốc gia thống trị ngành công nghiệp này ở hầu hết các nước giờ đây đang phải đối phó với sự cạnh tranh và đang được tư nhân hoá ở nhiều nước. Nhờ động lực cạnh tranh và thay đổi công nghệ, các dịch vụ mới được phát triển liên tục. Quá trình này được phản ánh và đẩy mạnh bằng những cam kết trong đàm phán GATS về

các lĩnh vực viễn thông cơ bản có hiệu lực từ tháng 2/1998. Báo cáo Địa lý

viễn thông (Telegeography) mới nhất đã xác nhận rằng vào tháng 7/1998

có hơn 1000 nhà khai thác hệ thống thiết bị viễn thông quốc tế đang hoạt động trên toàn thế giới so với chỉ có chưa đến 500 nhà cung cấp hai năm trước đó. Ở Cộng đồng Châu Âu, nơi mà tự do hoá của các nước thành viên có hiệu lực hoàn toàn lần đầu tiên vào tháng 1/1998, một làn sóng xuất hiện các nhà cạnh tranh mới đang trở nên rõ rệt. Trong đó, trước tiên thường là các hãng cung cấp dịch vụ thông qua các phương tiện bán lại và nhờ vậy có khả năng triển khai trước các hãng cung cấp mới dựa vào hệ thống thiết bị. Tuy nhiên, nhiều hãng đang trong quá trình xây dựng các hệ thống thiết bị để họ có thể bắt đầu cạnh tranh với các hãng viễn thông chủ đạo trong những năm tới.

Trong thị trường của các nền kinh tế công nghiệp đã tự do hoá và đang nổi lên đã được tự do hóa, nhu cầu và các vấn đề về cấp giấy phép đã gia tăng nhanh chóng. Các nhà cạnh tranh đã đẩy mạnh việc giảm giá cước các dịch vụ đường dài quốc gia và quốc tế. Ở các nền kinh tế đang nổi lên, những cam kết về cơ sở hạ tầng hữu tuyến và các dịch vụ thoại công cộng thường được đưa vào cam kết sau thì các hãng mới cung cấp dịch vụ không dây đã được tự do hóa đang tăng cường thâm nhập vào thị trường dịch vụ nội hạt để cung cấp dịch vụ tới những khách hàng đang chờ đợi lắp máy cố định. Hiện nay, trên 40 nước đã chấp nhận cạnh tranh viễn thông nhờ vậy đã đem lại lợi ích không chỉ cho người tiêu dùng và các nhà cung cấp dịch vụ

viễn thông quốc tế mới - những hãng cố gắng đạt được trên 11% thị phần viễn thông thế giới, mà cả cho một số hãng chủ đạo hiện tại, những hãng đạt được mức tăng trưởng ấn tượng nhờ giảm giá để đối phó với cạnh tranh. Hơn nữa, các hãng cạnh tranh mới cũng phải xây dựng hình ảnh đẹp của mình trong mắt những khách hàng lớn của các hãng viễn thông chủ đạo.

Viễn cảnh cạnh tranh rõ ràng đã đẩy nhanh trào lưu đổi mới, đem lại các dịch vụ mới mà rất khó có thể dự đoán vào hai năm trước đây khi các cuộc đàm phán WTO kết thúc. Các thiết bị công nghệ mới và chính sách nới lỏng đang góp phần nhanh chóng chấm dứt sự phân mảnh dịch vụ. Các hãng cung cấp hiện nay đang nỗ lực để kết hợp các dịch vụ lại. Ví dụ, các dịch vụ di động và cố định được kết hợp lại thành một dịch vụ tích hợp. Những máy thu phát cầm tay có thể chuyển đổi giữa hai loại dịch vụ này sẽ sớm xuất hiện phổ biến. Các nhà vận hành mạng cũ và mới đang đẩy nhanh việc tích hợp mạng đường trục dựa trên công nghệ Internet vào hạ tầng mạng của họ. Sự khả thi về mặt kỹ thuật cung cấp các dịch vụ fax và điện thoại qua Internet đã tạo ra một bước đột phá lớn. Các dịch vụ cho thuê dung lượng và thậm chí "trao đổi” dung lượng hay “phút đàm thoại” mang tính thương mại đã xuất hiện. Với các dịch vụ vệ tinh mới như Viễn thông di động cá nhân toàn cầu qua Vệ tinh (GMPCS) mới xuất hiện, vẫn cần những tiến bộ tiếp theo trong lĩnh vực dịch vụ qua vệ tinh với khả năng đa phương tiện hoàn toàn - cái gọi là các công nghệ thế hệ thứ ba - hy vọng sẽ được đưa vào khai thác thương mại trong vòng bốn đến năm năm tới.

Ngày 5/2/1998, với việc Nghị định thư thứ tư của GATS và những cam kết về viễn thông cơ bản kèm theo có hiệu lực, một phần rộng lớn của thị trường thế giới, tính theo doanh thu, là đối tượng cần mở cửa thị trường cho việc cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản trên cơ sở bán lại hoặc trên cơ sở hạ tầng của chính hãng cung cấp. Các chính phủ đại diện cho khoảng 82% doanh thu trên thế giới đã cam kết bảo đảm cạnh tranh vào tháng 2/1998 và 6% khác đã cam kết bắt đầu áp dụng cạnh tranh trước hoặc

vào năm 2005. Kịch bản này có những liên hệ sâu sắc đối với cách thức cơ cấu ngành viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông trong tương lai.

Vai trò thiết yếu của viễn thông đối với việc tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, phát triển kinh tế và phục vụ cuộc sống của mọi người đã được công nhận rộng rãi. Các phương tiện viễn thông hiện đại, được tăng cường nhờ cạnh tranh, sẽ tạo khả năng cho tất cả các nước tham gia đầy đủ hơn nữa vào thương mại quốc tế, đặc biệt nếu được tự do cung cấp xuyên biên giới nhiều dịch vụ phân phối điện tử. Đổi mới trong viễn thông là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho sự tăng trưởng của thương mại điện tử sẽ được hiện thực hoá hoàn toàn. Nhiều chính phủ ở các nền kinh tế đang nổi lên tham gia xây dựng các cam kết GATS đối với viễn thông cơ bản đã nhận thức được rằng các dịch vụ và mạng lưới viễn thông không phù hợp sẽ là một trở ngại để phát huy hết tiềm năng kinh tế của mình. Thêm vào đó, khả năng truy nhập tăng lên và hàng loạt các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng sẽ là nền tảng cho thành công của các sáng kiến xã hội thông tin quốc gia và toàn cầu cũng như các lợi ích mà các sáng kiến này mang lại.

Vào thời điểm tháng 11/1998, 89 thành viên WTO đã đưa các dịch vụ viễn thông vào lộ trình cam kết. Con số này có thể tăng lên khi có thêm các chính phủ hoàn tất quá trình gia nhập WTO trong những tháng sau đó. Tất cả các nước công nghiệp đã cam kết về các dịch vụ viễn thông cơ bản và hầu hết các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. Hiện tại, 52 nước có nền kinh tế đang nổi lên đã thực hiện các cam kết về viễn thông cơ bản; trong khi khá nhiều nước trong số này cũng đã cam kết về các dịch vụ giá trị gia tăng còn một vài nước thì vẫn chưa cam kết. Cũng vậy, một số nước có nền kinh tế đang nổi lên trước đây không tham gia đàm phán về viễn thông cơ bản thì nay đã cam kết về các dịch vụ giá trị gia tăng ở Vòng Urugoay hoặc khi gia nhập WTO.

Xét theo chiều ngang của các phân ngành dịch vụ viễn thông, W/120 có tổng cộng 15 phân ngành để thực hiện các cam kết. Như đã nêu, xấp xỉ một phần tư số thành viên đã cam kết về viễn thông tại hơn 14 phân ngành. 40% khác đã cam kết tham gia từ 10 đến 13 phân ngành. Chỉ khoảng hơn

một phần tư cam kết tham gia từ 6 đến 9 phân ngành. Những thành viên cam kết tham gia dưới 5 phân ngành chỉ chiếm xấp xỉ dưới một phần mười số thành viên tham gia cam kết viễn thông.

Viễn thông cơ bản được bao gồm trong các cam kết của 83 thành viên WTO. Trong đó bao gồm cam kết của 69 thành viên trong Nghị định thư thứ tư về viễn thông cơ bản, 4 thành viên đệ trình sau đó kế hoạch cam kết, 2 nước mới gia nhập gần đây có các cam kết giống với các nước trong Nghị định thư thứ tư và 8 thành viên đã đưa các cam kết dịch vụ viễn thông cơ bản trong kế hoạch của mình tại Vòng Urugoay. Trong một số trường hợp, cam kết của các nước ở Vòng Urugoay có thể không được rõ ràng do thực tế là các nước này không được hưởng lợi từ các điều khoản diễn giải và các kỹ năng dự thảo lộ trình tại các cuộc đàm phán viễn thông cơ bản.

Đối với viễn thông giá trị gia tăng, có tổng cộng 70 thành viên đã thực hiện cam kết. Trong đó nổi bật là các cam kết thực hiện trong Vòng Urugoay và cũng bao gồm một số cam kết được thực hiện trong quá trình gia nhập của các nước, các cam kết trong Nghị định thư thứ tư và các đệ trình cam kết sau đó về viễn thông cơ bản. Phương pháp tiếp cận trung lập về công nghệ đối với việc xây dựng các lộ trình cam kết đã được đưa ra trong các cuộc đàm phán về viễn thông cơ bản tiến hành sau khi kết thúc Vòng Urugoay. Kết quả của điều đó, trong một số trường hợp, có thể sai lầm nếu giả định rằng phương pháp này áp dụng thay thế cho các cam kết dịch vụ giá trị gia tăng. Ví dụ, các cam kết trong Vòng Urugoay không đề cập tới việc các hãng có thể xây dựng, sở hữu hoặc vận hành các thiết bị mạng của họ để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng đã được cam kết. Bên cạnh đó, một thực tế đơn giản là số lượng các chính phủ đã thực hiện cam kết về các dịch vụ giá trị gia tăng ít hơn số lượng các chính phủ cam kết về các dịch vụ viễn thông cơ bản. Thực tế này không nên xem xét như một sự phản ánh của tình hình thể chế hiện nay. Các thể chế của quốc gia nói chung thường cho phép tự do hơn đối với các dịch vụ giá trị gia tăng so với các dịch vụ cơ bản. Số lượng các cam kết nhiều hơn về dịch vụ cơ bản là kết quả chủ yếu của các cuộc đàm phán

mở rộng. Có 75 thành viên của WTO đã tiến hành cam kết viễn thông trong và sau các cuộc đàm phán về viễn thông cơ bản. Do đó, các thành viên này ở vị trí xem xét việc đưa ra các cam kết bổ sung theo các nguyên tắc thể chế dựa trên cơ sở của một văn bản đàm phán thông thường gọi là Thoả thuận tham chiếu (Reference Paper). Sáu mươi tám hoặc chín phần mười những thành viên này đã cam kết trên một số hoặc toàn bộ các khía cạnh của Thoả thuận tham chiếu. Điều này đại diện cho khoảng một nửa tổng số thành viên WTO. Sáu mươi hai thành viên đã cam kết toàn bộ hoặc chỉ với những sửa đổi nhỏ của Thoả thuận tham chiếu. 52 nền kinh tế đang nổi lên nằm trong nhóm 75 nước. Trong đó 45 nước, hay 87%, đã đưa ra các cam kết bổ sung về các vấn đề thể chế. Tất cả 45 nước có nền kinh tế đang nổi lên này, trừ sáu nước, đã xây dựng lộ trình theo Thoả thuận tham chiếu với rất ít sửa đổi. Đáng chú ý là điều này có nghĩa rằng các cam kết về thể chế đã được thực hiện nhiều hơn trong kế hoạch của chính phủ các nước có nền kinh tế đang nổi lên hơn ở bất kỳ phân ngành dịch vụ viễn thông cơ bản nào ngoại trừ dịch vụ truyền số liệu.

2.2.1.2. Mức độ cam kết theo các phương thức cung cấp

Từ góc độ các cam kết mở rộng tiếp cận thị trường theo các phương thức cung cấp khác nhau, có những khác biệt đáng kể khi các dịch vụ cơ bản được so sánh với các dịch vụ giá trị gia tăng.Nhìn chung, có ít các hạn chế hơn đối với các dịch vụ giá trị gia tăng cho tất cả các phương thức cung cấp. Đối với phương thức cung cấp qua biên giới của nhiều dịch vụ giá trị gia tăng, từ 31- 37% các thành viên cam kết không hạn chế, trong khi đối với các dịch vụ cơ bản chỉ có 12-20% cam kết không hạn chế hoàn toàn. Đối với tiêu dùng ở nước ngoài, các dịch vụ giá trị gia tăng không hạn chế bởi 44-51% các thành viên cam kết, trong khi con số tương ứng cho các dịch vụ cơ bản là từ 31- 49%. Cũng như vậy, hiện diện thương mại cho các dịch vụ giá trị gia tăng được tự do hoá hoàn toàn không hạn chế ở 17-21% các cam kết, nhưng chỉ từ 9-11% cho các dịch vụ viễn thông cơ bản. Tuy nhiên, số lượng các thành viên cố tình không cam kết (tức là đưa ra "không ràng buộc") đối với hiện diện

thương mại ít hơn số thành viên không cam kết đối với các phương thức cung cấp khác. Điều này đúng cho cả dịch vụ cơ bản và giá trị gia tăng.

Mô hình cam kết của các nền kinh tế công nghiệp đối với tiếp cận thị trường cho tất cả các phương thức cung cấp có sự khác nhau ở một mức độ nào đó như được trình bày khái quát ở trên. Các nền kinh tế công nghiệp có khả năng gấp hai hoặc ba lần so với mức chuẩn để cam kết tiếp cận thị trường không hạn chế cho cung cấp qua biên giới các dịch vụ viễn thông cơ bản; từ 36-43% trong số các nước đó đã đạt mức như vậy rồi. Hơn nữa, các nền kinh tế này có khả năng gấp hai lần để có thể đưa ra cam kết không hạn chế về cung cấp các dịch vụ viễn thông cơ bản thông qua hai phương thức cung cấp khác, 64-70% cho tiêu dùng ở nước ngoài và 14% cho hiện diện thương mại. Cuối cùng, tất cả các nước công nghiệp đã cam kết hoàn toàn hoặc từng phần về tất cả các dịch vụ cơ bản, không có các trường hợp đưa ra "không ràng buộc" cho bất kỳ dịch vụ hay phương thức cung cấp nào. Điều này có nghĩa rằng tất cả các tác động của việc đưa ra "không ràng buộc" về các dịch vụ cơ bản đối với các phương thức cung cấp cụ thể được đưa ra bởi các nền kinh tế đang nổi lên. Điều này thường được thực hiện đối với phương thức cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ở nước ngoài hơn so với sự hiện diện thương mại.

Phân tích trên chỉ ra rằng các ưu tiên về phương thức cung cấp là khác nhau giữa các nền kinh tế công nghiệp và đang nổi lên. Đối với các nền kinh tế công nghiệp, cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ở nước ngoài được cởi mở hơn rất nhiều so với hiện diện thương mại, trong khi các nền kinh tế đang nổi lên, mặc dù ghi nhận rất ít hạn chế về cung cấp qua biên giới và tiêu dùng ở nước ngoài, có tỷ lệ cam kết cao hơn về hiện diện thương mại xét cả các cam kết hoàn toàn và từng phần. Các công nghệ mới liên quan tới vệ tinh và các các kỹ thuật bán lại đơn giản sẽ tạo khả năng cung cấp các dịch vụ viễn thông bằng phương thức cung cấp qua biên giới và tiêu dùng nước ngoài để giả định rằng những phương thức này sẽ chiếm vai trò quan trọng hơn rất nhiều so với trong quá khứ. Tuy nhiên, các lợi

ích kinh tế của xu hướng này chỉ có thể trở thành hiện thực ở hầu hết các thị trường được tự do hoá. Hiện diện thương mại dưới hình thức này hay hình thức khác sẽ vẫn là một tiền đề quan trọng cho các nhà cung cấp dịch vụ muốn tham gia vào các thị trường đang nổi lên. Các cam kết của các nền kinh tế này minh họa cho tầm quan trọng của việc họ gắn đầu tư trực tiếp nước ngoài như một công cụ để cải thiện và mở rộng mạng viễn thông quốc gia và truy nhập toàn cầu.

2.2.1.3. Các hình thức hạn chế được duy trì

Về tổng thể, có ba loại hạn chế tiếp cận thị trường thường được ghi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin trong bối cảnh việt nam hội nhập WTO (Trang 64 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)