thời gian tới
3.1.1. Về xu hướng phát triển của viễn thông
Các mạng viễn thông thế giới đã có một số bước tiến quan trọng trong năm 2011 và 2012. Sang những năm tiếp theo, lĩnh vực viễn thông thế giới sẽ có thêm nhiều thay đổi hơn nữa. Dưới đây là các xu hướng viễn thông chủ yếu của những năm tới.
Một là, giao tiếp 40 và 100 Gigabit Ethernet (GE)
Năm 2012, các nhà sản xuất thiết bị mạng đã cho ra mắt các thiết bị chuyển mạch tốc độ cao hơn, trong khi các nhà sản xuất máy chủ cũng sẽ cung cấp giao tiếp tốc độ 40Gbps (40Gb/giây) trên các máy chủ hàng đầu của họ. Hiện tại chỉ một số ít các thiết bị chuyển mạch hỗ trợ các cổng giao tiếp tốc độ 40Gbps.
Trong những năm tiếp theo, các nhà sản xuất thiết bị mạng sẽ cho ra mắt các thiết bị chuyển mạch hỗ trợ các cổng giao tiếp tốc độ 100Gbps.
Sự phát triển này sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ và rộng khắp bởi các giao tiếp QSFP+ với chi phí thấp. Với các cổng giao tiếp 100 Gbps trong các kết nối giữa các bộ chuyển mạch lõi, việc thử nghiệm và ứng dụng lưu lượng tốc độ 40/100Gbps sẽ được đặt ra để đảm bảo việc triển khai phần cứng mới cũng như các yêu cầu về chất lượng dịch vụ.
Hai là, kênh quang hội tụ và mạng Ethernet
Việc sử dụng rộng rãi hệ thống mạng Ethernet 10Gbps chi phí thấp kết hợp với cầu nối trung tâm dữ liệu mới (DCB) và các công nghệ kênh quang trên Ethernet (FcoE) đang tạo ra sự hội tụ giữa mạng nội bộ và mạng lưu trữ (LAN/SAN) với nhiều lợi ích kinh tế.
Cho đến nay, Brocade, Cisco, HP và Mellanox đã công bố FcoE được hỗ trợ trên các thiết bị chuyển mạch trung tâm của họ. Năm 2012, nhiều nhà sản xuất thiết bị chuyển mạch đã đi theo xu hướng này.
Ba là, an ninh mạng
Zombies, hệ thống các máy tính tấn công tự động hiện đang hoạt động tích cực trên Internet. Các thiết bị an ninh mới nhất hiện sử dụng nhiều cơ chế bảo mật khác nhau như: tường lửa, hệ thống phát hiện xâm nhập và ngăn chặn (IDS/IPS), phần mềm phòng chống virus, các bộ lọc URL, phần mềm chống spam và các bộ Gateway mạng riêng ảo (VPN).
Ixia dự báo, trước tình hình phổ biến và lan tràn các tấn công kiểu DDoS như hiện nay thì các nhà sản xuất thiết bị mạng, các nhà cung cấp dịch vụ và cả các doanh nghiệp sẽ ngày càng quan tâm hơn đến các giải pháp an ninh mà không ảnh hưởng tới hiệu suất mạng.
Bốn là, điện toán đám mây
Ixia dự báo rằng các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lưu trữ sẽ bắt đầu cạnh tranh gay gắt hơn. Để làm điều này, các nhà cung cấp đám mây cần phải đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng của họ sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tất cả các khách hàng với nhiều mức tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khác nhau. Các khách hàng doanh nghiệp cũng luôn luôn tìm cách tận dụng tối đa cam kết dịch vụ (SLA) đã ký với nhà cung cấp đồng thời thu hẹp lịch trình triển khai ứng dụng trên đám mây. Người sử dụng các dịch vụ đám mây cũng cần kiểm tra, thử nghiệm các giải pháp để xác định cần những tài nguyên nào và cần bao nhiêu tài nguyên cho các ứng dụng của mình.
Năm là, mạng LTE
Vào cuối năm 2011 đã có khoảng hơn 30 hệ thống mạng LTE thương mại hoạt động và nhiều mạng thử nghiệm trên toàn thế giới. Năm 2012, số các mạng LTE thương mại đã tăng gấp đôi trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực bắc Mỹ và Châu Á.
Trong những năm tới, chúng ta sẽ thấy các nhà mạng sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề dung lượng và giảm chi phí tính trên bit dữ liệu. Mô phỏng thực tế với hàng triệu thuê bao sử dụng các ứng dụng đa phương tiện sẽ tìm ra lời giải cho vấn đề đảm bảo hiệu suất và dung lượng. Một số nhà mạng triển khai các ứng dụng thoại đầu tiên trên mạng LTE sử dụng Volte đã xuất hiện trong năm 2012 nhưng sẽ không phổ biến rộng rãi cho đến năm 2013 hoặc lâu hơn nữa.
Sáu là, truyền dẫn cho di động
Dữ liệu di động và đa phương tiện ngày càng tiêu tốn băng thông nên các nhà khai thác mạng di động đang tích cực chuyển đổi các hệ thống mạng truyền dẫn TDM truyền thống sang sử dụng mạng truyền dẫn IP/Ethernet, một mô hình hiệu quả hơn về chi phí.
Vấn đề đồng hồ đồng bộ không còn là "rào cản" đối với truyền dẫn IP/Ethernet nữa. Theo Infonetics, vấn đề chức năng và tương thích giữa các nhà sản xuất theo chuẩn IEEE 1588v2 (giao thức thời gian chính xác) đã và đang được chứng minh trong các thử nghiệm công khai suốt 2 năm qua, có tới 58% các nhà cung cấp dịch vụ có kế hoạch triển khai IP/Ethernet thay thế cho TDM vào năm 2013.
Bảy là, đa dạng dữ liệu
Vấn đề da dạng dữ liệu thực sự là thách thức lớn đối với các nhà mạng. Những người sử dụng điện thoại thông minh luôn yêu cầu thông tin và giải trí 24 giờ mỗi ngày ở mọi lúc, mọi nơi. Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục chuyển sang sử dụng công nghệ đám mây, chỉ còn lại các ứng dụng quan trọng trên các mạng truy cập đã được đảm bảo về độ an toàn. Mô hình thử nghiệm sẽ là kiểm định thực tế với một số lượng lớn các ứng dụng doanh nghiệp, ứng dụng gia đình, ứng dụng cá nhân như: web, email, video VoIP trong các hoàn cảnh đặc biệt cũng như hoàn cảnh bất thường.
Như vậy, khi hội nhập vào thị trường quốc tế, ngành viễn thông Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các tập đoàn viễn thông nước ngoài. Các quy định trong hiệp định thương mại Việt Nam -
Hoa Kỳ và các cam kết của Việt Nam với các nước trong quá trình đàm phán gia nhập WTO sẽ là những thách thức khó nhất từ trước đến nay cho ngành viễn thông Việt Nam. Bên cạnh đó, những tồn tại trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn 2001 - 2010 hiện nay về chỉ tiêu tạo cạnh tranh, trình độ nhân lực, mức độ đa dạng dịch vụ sẽ buộc ngành viễn thông phải có những thay đổi thích ứng trong thời gian tới.
3.1.2. Xu hướng phát triển của công nghiệp phần mềm
Trong những năm gần đây, thị trường thế giới có xu hướng tăng cầu về gia công sản phẩm phần mềm. Tính đến năm 2012, nhu cầu gia công phần mềm của thế giới cần đến khoảng hơn ba triệu lập trình viên. Hiện nay, Ấn Độ đang là nước cung cấp gia công phần mềm lớn nhất thế giới với thị phần trên 80%. Tuy vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, cung của Ấn Độ sẽ không đủ để đáp ứng được cầu thế giới. Điều này mở ra một cơ hội lớn cho các nước phát triển nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng.
Căn cứ vào xu hướng biến động của thị trường phần mềm thế giới và năng lực cạnh tranh của phần mềm Việt Nam, có thể dự báo được triển vọng phát triển của hoạt động xuất khẩu phần mềm nước ta. Đúng như chiến lược về thị trường mục tiêu hiện nay, Mỹ, Nhật và Tây Âu là những thị trường lớn nhất. Mỹ là một nước có trình độ phần mềm lớn nhất thế giới song không phải là không còn khe hở thị trường cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam thâm nhập, tận dụng để đẩy mạnh xuất khẩu. Các hãng phần mềm của Mỹ chủ yếu cung cấp sản phẩm cho các lĩnh vực đòi hỏi một trình độ công nghệ rất cao mà bỏ qua các nhu cầu cấp thấp và đơn lẻ. Mặt khác chi phí nhân công của nước Mỹ cũng rất cao nên phần nào làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hoá Mỹ. Do vậy, cùng thuận lợi từ Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Việt Nam nên tận dụng những khe hở và các điểm yếu này. Trước mắt, việc xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm phần mềm của Việt Nam có thể chưa thực hiện được do trình độ công nghệ và khả năng nắm bắt thị trường còn kém, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác với các công ty phần mềm của Mỹ, gia công xuất khẩu cho thị
trường này. Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu phần mềm tương đối lớn. Theo tính toán do Nhật Bản công bố, nhập khẩu phần mềm hiện tại mới chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu thực sự. Trong nhiều năm qua một số công ty phần mềm Việt Nam đã xây dựng được quan hệ đối tác với các công ty Nhật Bản. Đây là cơ sở để đẩy mạnh hình thức xuất khẩu gia công sang thị trường này. 3.2. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ viễn thông và xuất khẩu phần mềm trong bối cảnh Việt Nam hội nhập WTO
3.2.1. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ viễn thông
Trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, dịch vụ xuất khẩu chính là viễn thông, hiện nay Việt Nam đã có trang bị hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực, tuy nhiên giá cước viễn thông của ta vẫn còn cao, sản phẩm dịch vụ xuất khẩu kém cạnh tranh. Trong thời gian tới, các biện pháp cụ thể để tăng cường xuất khẩu các dịch vụ viễn thông cần được thực hiện là:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của viễn thông trong
mọi ngành kinh tế quốc dân, an ninh, quốc phòng và nâng cao năng lực sử dụng viễn thông thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về viễn thông trên Internet và các phương tiện thông tin đại chúng. Phát động phong trào cách mạng sâu rộng, cả nước tiến quân vào xã hội thông tin và kinh tế tri thức, cả nước thành trường học lớn, khuyến khích văn hoá chia sẻ thông tin, hình thành xã hội học tập suốt đời.
Thứ hai, nâng cao năng lực ứng dụng và phát triển viễn thông
- Đối với xã hội: Ban hành chính sách đầu tư của Nhà nước cho ứng dụng viễn thông, các chính sách thu hút sự tham gia rộng rãi của các công ty đa quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các công ty trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển viễn thông. Tập trung đầu tư cho một số dự án trọng điểm có tính đột phá và tạo nền móng cho phát triển công dân điện tử, Chính phủ điện tử, giao dịch và thương mại điện tử. Trước mắt ưu tiên cho phát triển Chính phủ điện tử. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho một số cơ sở đào tạo viễn thông tương đương các nước tiên
tiến trong khu vực để đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học về viễn thông.
- Đối với các doanh nghiệp viễn thông trong nước cần có chính sách thuế, tài chính, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất các phần mềm quản trị doanh nghiệp; chính sách đặc biệt khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng viễn thông, chính sách sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trong nước trong các dự án ứng dụng viễn thông của Chính phủ; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tăng đầu tư cho ứng dụng viễn thông. Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp viễn thông, có chính sách ưu đãi ứng dụng phần mềm vào công nghiệp, khuyến khích tạo ra các sản phẩm viễn thông mang thương hiệu Việt Nam. Ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp mới tham gia thị trường viễn thông. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung cơ sở hạ tầng sẵn có, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cả ngành viễn thông.
Thứ ba, huy động các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để thực
hiện từng phần các chương trình trọng điểm. Tập trung vốn cho triển khai thực hiện các dự án ưu tiên cấp quốc gia và các dự án ưu tiên cấp Bộ, ngành, địa phương. Tích cực tìm kiếm nguồn vốn ODA, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi nhất thu hút nguồn vốn FDI để thực hiện các dự án lớn. Phấn đấu đến năm 2020 dành 2% ngân sách đầu tư cho ứng dụng và phát triển viễn thông và tổng đầu tư từ các thành phần kinh tế và các nguồn vốn đạt 4% GDP.
Có các chính sách đặc biệt nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế cho ứng dụng và phát triển viễn thông. Tạo lập môi trường thuận lợi để Việt Nam trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn viễn thông lớn. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, các hình thức đầu tư nước ngoài, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài tham gia phát triển công nghiệp viễn thông.
Thứ tư, phát triển nguồn nhân lực cho viễn thông. Cần rà soát các
chương trình đào tạo về viễn thông, kiên quyết loại bỏ các chương trình lạc hậu. Biên soạn chương trình đào tạo mới về phần mềm, tăng tỷ lệ thực
hành ở các môn học viễn thông. Có chế độ thích hợp cho từng loại cơ sở đào tạo viễn thông để thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực. Khuyến khích các trường đại học giảng dạy về viễn thông bằng tiếng Anh, có chính sách thu hút giáo viên nước ngoài trong đào tạo. Đẩy mạnh chương trình dạy đại học bằng tiếng Anh cho sinh viên viễn thông theo hướng 1 năm học tiếng Anh và 3 - 4 năm học chuyên môn bằng tiếng Anh.
Lựa chọn sinh viên học giỏi hoặc những người đã tốt nghiệp đại học đang làm việc trong lĩnh vực viễn thông có triển vọng phát triển, có đủ điều kiện về trình độ học vấn đưa đi đào tạo ở nước ngoài để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông và quản lý viễn thông. Các doanh nghiệp hợp tác trực tiếp với các công ty lớn của nước ngoài về viễn thông để phát triển nguồn nhân lực viễn thông và đào tạo chuyên gia cấp cao về viễn thông.
Thứ năm, nâng cao năng lực nghiên cứu triển khai của các cơ sở
nghiên cứu về viễn thông. Có chính sách trọng dụng cán bộ khoa học về viễn thông, ưu đãi đặc biệt các công ty quốc tế thiết lập các trung tâm nghiên cứu viễn thông ở Việt Nam. Đẩy mạnh liên kết nghiên cứu giữa các doanh nghiệp viễn thông với các trường đại học, viện nghiên cứu, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu triển khai. Triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ về viễn thông tạo tiềm lực và năng lực công nghệ quốc gia.
Thứ sáu, hoàn thiện môi trường pháp lý hỗ trợ phát triển và ứng dụng
viễn thông. Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật tạo môi trường cho việc hỗ trợ ứng dụng và phát triển viễn thông. Xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp viễn thông thuộc mọi thành phần kinh tế. Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường viễn thông và Internet. Phân định rõ hoạt động sản xuất kinh doanh với hoạt động mang tính công ích trong lĩnh vực viễn thông.
Thứ bảy, tăng cường hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế. Tranh thủ
sự hỗ trợ, chia sẻ thông tin và tri thức, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, sản xuất, kinh doanh, đào tạo của các
tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia, các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm tư vấn, các chuyên gia, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài. Thường xuyên củng cố và phát huy mối quan hệ gắn bó, hợp tác và liên kết giữa ba chủ thể Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng, chú ý quan tâm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phát huy vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp về viễn thông trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng và phát triển viễn thông.
Tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác song phương, chú trọng tạo dựng quan hệ và tìm kiếm khả năng hợp tác với những đối tác