Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho nhân viên tại viện khoa học thủy lợi việt nam (Trang 88 - 90)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá vềcông tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Viện

3.3.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất: Viện sử dụng các công cụ kích thích vật chất nhằm đem lại thu nhập cho nhân viên. Trƣớc tiên thu nhập của nhân viên là tiền lƣơng, theo nguồn số liệu thống kê của Ban Tài chính - Kế toán, thu nhập bình quân của nhân viên tại viện năm 2013 là 8,3 triệu đồng/một ngƣời/một tháng. Bên cạnh đó, viện sử dụng các hình thức tiền thƣởng khác nhau nhằm tăng thêm thu nhập cho nhân viên nhƣ: tiền thƣởng cuối năm, tiền thƣởng nhân những ngày lễ tết lớn, tiền thƣởng cho tập thể, cá nhân khi đạt các danh hiệu thi đua khen thƣởng. Các mức tiền thƣởng không chỉ bổ sung thu nhập cho nhân viên mà quan trọng hơn nữa nó có tác dụng động viên, khích lệ nhân viên hăng hái và nhiệt tình trong công việc. Ngoài tiền lƣơng, tiền thƣởng các khoản phúc lợi cũng đƣợc viện quan tâm nhƣ: phụ cấp tiền ăn trƣa, phụ cấp tiền học phí, BHXH, BHYT, BHTN, các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, đƣợc tặng quà ngày tổ chức đám cƣới, sinh nhật và các khoản phúc lợi khác. Các khoản phúc lợi không những bổ sung thêm vào thu nhập cho nhân viên mà còn thể hiện sự quan tâm của viện đến việc chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần cho nhân viên để họ tích cực hơn trong quá trình làm việc.

Thứ hai: Phân công công việc và đánh giá thực hiện công việc luôn đƣợc viện quan tâm nhằm giúp cho nhân viên phát huy đƣợc khả năng, năng

lực, sở trƣờng của mình và làm cơ sở cho việc trả lƣơng, xét thƣởng thành tích cho nhân viên cũng nhƣ việc thực hiện các mục tiêu của viện.

Thứ ba: Đảm bảo điều kiện làm việc tiện nghi, an toàn cho nhân viên, hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ đáp ứng nhu cầu cho nhân viên một cách hoàn thiện nhất. Bên cạnh đó đƣợc trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị, công cụ quản lý đảm bảo cho nhân viên thực hiện công việc. Điều này giúp nhân viên phát huy hết khả năng, năng lực trong công việc, đảm bảo chất lƣợng, tiến độ.

Thứ tư: Sự quan tâm của lãnh đạo có tác dụng khích lệ tinh thần không nhỏ đến nhân viên. Điều này thể hiện qua việc cấp trên biết lắng nghe ý kiến nhân viên, luôn thân thiện, tôn trọng nhân viên. Giữa các đồng nghiệp luôn có sự thân thiện, vui vẻ, tinh thần hợp tác, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc. Điều này đã tạo nên sự gắn bó trong tập thể và nhân viên với tổ chức.

Thứ năm: Viện luôn đề cao công tác đào tạo đối với đội ngũ nhân viên, việc đào tạo đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và thu hút sự tham gia của nhiều nhân viên. Mọi nhân viên đều đƣợc tạo điều kiện học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và đƣợc tham gia các chƣơng trình hội thảo, hội nghị, học tập chuyên đề về thủy lợi. Chính điều này giúp cho họ vừa tiếp thu đƣợc những kiến thức mới, cách làm mới để áp dụng vào công việc, vừa tạo điều kiện để họ thể hiện tài năng của mình từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của tổ chức.

Thứ sáu: Nhân viên tại viện có nhiều cơ hội đƣợc đề bạt, bổ nhiệm thăng tiến trong công việc. Hàng năm viện đã làm tốt việc rà soát và bổ sung quy hoạch cán bộ, xây dựng các chức danh cán bộ, xây dựng quy chế làm việc của cán bộ, đƣa ra các tiêu chuẩn đề bạt, bổ nhiệm và định hƣớng phấn đấu cho đội ngũ nhân viên. Điều này giúp viện khai thác đƣợc khả năng lao động của nhân viên và tạo động lực rất lớn cho họ sẵn sàng cống hiến, đóng góp ý tƣởng.

Nhƣ vậy, với những kết quả đạt đƣợc của công tác tạo động lực cho nhân viên tại viện đã góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các hoạt động

nghiên cứu khoa học cũng nhƣ các hoạt động sản xuất kinh doanh của viện và giúp viện đạt đƣợc nhiều thành tựu nổi bật trong ngành thủy lợi nói chung và các đơn vị nghiên cứu khoa học khác nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho nhân viên tại viện khoa học thủy lợi việt nam (Trang 88 - 90)