Những mục tiêu chính trong công tác quản lý thuế đối với các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 27)

nghiệp đứng đầu bảng xếp hạng V1000, 200 doanh nghiệp đứng đầu trong bảng xếp hạng đóng góp tới 80% lƣợng thuế thu đƣợc từ 1000 doanh nghiệp trong bảng. So sánh bảng xếp hạng V1000 với bảng xếp hạng VNR500-Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam có thể thấy hầu hết các doanh nghiệp VNR500 cũng lọt vào bảng xếp hạng V1000. Đại đa số Top 100 doanh nghiệp thuộc bảng V1000 cũng chính là những doanh nghiệp thuộc bảng xếp hạng VNR500. Điều này đã khẳng định, nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp lớn hay các Doanh nghiệp lớn đã và đang giữ vai trò chiến lƣợc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, các Doanh nghiệp lớn với tỉ lệ đóng góp cao trong Ngân sách nhà nƣớc ảnh hƣởng lớn đến việc đảm bảo nguồn thu. Hơn nữa, các Doanh nghiệp lớn có quy mô sản xuất lớn, đa dạng về loại hình và địa điểm kinh doanh, nhiều nghiệp vụ tài chính kế toán phát sinh, cần có bộ phận chuyên biệt để đánh giá, phân loại, hƣớng dẫn và kiểm soát, tránh rủi ro thất thu thuế, nâng cao tính tuân thủ của các Doanh nghiệp lớn, đảm bảo thu thuế đúng thời hạn.

1.5. Những mục tiêu chính trong công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn. nghiệp lớn.

1.5.1. Đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước:

Nhà nƣớc muốn tồn tại và phát triển cần phải có nguồn vật chất chi tiêu cho việc thực hiện các nhiệm vụ của mình. Nguồn vật chất ấy có thể hình

thành từ nhiều cách nhƣng quan trọng nhất, chủ yếu nhất là nguồn thu từ thuế. Hệ thống thuế đƣợc xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ kinh tế xã hội của đất nƣớc qua từng thời kỳ phát triển. Thuế còn là công cụ điều tiết và quản lý nền kinh tế vĩ mô mà chính ngƣời nộp thuế trong đó có các doanh nghiệp lớn cùng các cơ quan thuế là những ngƣời thực hiện các chính sách thuế. Do đó cần có biện pháp để đảm bảo ngƣời nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với nhà nƣớc. Công tác quản lý thuế phải đảm bảo bao quát hết các đối tƣợng nộp thuế, trong đó có doanh nghiệp lớn, nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tƣợng nộp thuế, xác định nghĩa vụ thuế cho mỗi đối tƣợng và quản lý thu thuế hiệu quả, nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, đúng hạn để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc và góp phần điều tiết hoạt động kinh tế của các đối tƣợng này.

1.5.2. Nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp lớn.

Mục tiêu chính của cơ quan thuế là quản lý, thu thuế phù hợp với luật pháp và đảm bảo niềm tin của ngƣời nộp thuế vào hệ thống thuế. Cơ quan thuế cần có chiến lƣợc và chƣơng trình để đảm bảo việc không tuân thủ pháp luật về thuế đƣợc giảm ở mức tối thiểu, nâng cao tính tự chủ, tự giác của ngƣời nộp thuế đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc trên cơ sở thự hiện đầy đủ các chính sách chế độ, kê khai đầy đủ, trung thực, nộp thuế đúng hạn.

Nâng cao tính tuân thủ của các doanh nghiệp lớn là mục tiêu hết sức quan trọng trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn. Việc quản lý thuế phải đảm bảo nâng cao tính tuân thủ của các doanh nghiệp trên cơ sở thực hiện đầy đủ các quy định về chính sách chế độ, kê khai đầy đủ, trung thực, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về thuế. Đồng thời phải đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, đảm bảo số thu vào Ngân sách nhà nƣớc trên cơ sở chi phí quản lý thu ở mức độ hợp lý.

1.5.3. Đảm bảo quản lý tốt các doanh nghiệp lớn có tính chất đặc thù trong nền kinh tế. nền kinh tế.

Những doanh nghiệp lớn thƣờng có số thu lớn, tính liên kết kinh doanh cao, phạm vi hoạt động rộng. Do vậy, cơ quan quản lý thuế cần có năng lực đủ mạnh, cần có cơ chế chính sách quản lý thuế riêng, trình độ chuyên môn của cán bộ cao, nhanh nhạy, am hiểu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thƣờng xuyên hƣớng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp cách tính thuế, kê khai, nộp thuế, phát hiện những sai phạm, gian lận khi tính thuế để tránh thất thu thuế và đặc biệt là tránh tham nhũng.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp lớn thƣờng tồn tại trong những ngành kinh tế đặc thù nhƣ dầu khí, điện lực, ngân hàng, hàng không, … cần có cơ chế chính sách quản lý thuế riêng vì hoạt động của từng ngành nghề là khác nhàu nhƣng ở mỗi ngành nghề lại đều rất đa dạng và phức tạp, thƣờng xuyên phát sinh những nghiệp vụ mới cần có sự hƣớng dẫn và quy định riêng.

1.6. Kinh nghiệm quản lý thuế doanh nghiệp lớn trên thế giới và bài học đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)