Kinh nghiệm quản lý thuế doanh nghiệp lớn trên thế giới và bài học đố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 31)

Bảo đảm nguồn thu là lý do quan trọng nhất để thiết lập hoạt động của bộ phận quản lý doanh nghiệp lớn nhằm nâng cao tính tuân thủ, cải thiện hiệu quả quản lý của cơ quan thuế.

Vai trò bao quát và xuyên suốt đối với quản lý thuế là thiết lập hệ thống, cơ chế giám sát và kiểm soát tuân thủ của Doanh nghiệp lớn trong toàn bộ các khâu quản lý thuế: kê khai, nộp thuế, dịch vụ hỗ trợ, thanh tra cƣỡng chế thu nợ.

Thực tiễn ở các nƣớc cho thấy việc thành lập bộ phận Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn cần có đủ điều kiện kinh tế, chính trị, pháp lý. Doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự nộp theo thực tế phát sinh và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan thuế từ khâu đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế,…

Trên thế giới, việc xác định Doanh nghiệp lớn thƣờng dựa vào mức doanh thu, tài sản, số nhân viên, lĩnh vực hoạt động. Trong đó chỉ tiêu doanh thu là quan trọng nhất. Các tiêu chí tiếp theo là số thuế phải nộp, loại hình ngành hoặc các doanh nghiệp đặc thù, sự độc quyền, sự phức tạp trong tổ chức doanh nghiệp, tầm quan trọng trong khu vực kinh tế, …

Mô hình quản lý thuế ở các nƣớc rất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm cơ cấu tổ chức của ngành thuế, số lƣợng và quy mô của các Doanh nghiệp lớn, các nguồn nhân lực và tài chính có sẵn, trình độ ứng dụng tin học trong Quản lý thuế, cơ cấu hành chính của mỗi nƣớc,…

Theo nhận định của các chuyên gia trên thế giới, không có một mô hình mẫu cho bộ phận Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn nào trên thế giới để áp dụng cho một quốc gia đang tìm kiếm, lựa chọn thành lập mà tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn ở mỗi nƣớc.

Bảng 1.2: Tiêu thức xác định Doanh nghiệp lớn của một số nƣớc

Tên nƣớc Tiêu chí xếp hạng Doanh nghiệp lớn

Anh Doanh thu, sô thuế đã nộp, loại hình hoạt động

Ác – hen – ti – na Doanh thu, sô thuế đã nộp, loại hình hoạt động

Bun-ga-ry Doanh thu, sô thuế đã nộp, giá trị TSCĐ

Hà Lan Doanh thu, giá trị TSCĐ

Niu-Di-Lân Doanh thu, loại hình hoạt động

Úc Doanh thu

Phi-líp-pin Doanh thu, số thuế phải nộp

(Nguồn: Tổng cục thuế)

Mô hình tổ chức quản lý thuế ở các nƣớc trên thế giới có 3 mô hình chủ yếu

Mô hình 1. Có một bộ phận quản lý thuế Doanh nghiệp lớn duy nhất tại

Mô hình 2. Có bộ phận quản lý thuế Doanh nghiệp lớn tại Trung ƣơng và

các chi nhánh ở các địa phƣơng. Phù hợp với các nƣớc có số Doanh nghiệp lớn phân tán trên đại bàn rộng. Ví dụ ở Anh, Mỹ, Phi-líp-pin, Mê-hi-cô,…

Mô hình 3. Thành lập nhiều bộ phận quản lý thuế Doanh nghiệp lớn độc

lập, phân bố trên toàn quốc, hoạt động tƣơng đƣơng với cơ quan thuế địa phƣơng và chịu quản lý trực tiếp của Trung ƣơng. Mô hình này thƣờng đƣợc áp dụng ở các nƣớc có nhiều Doanh nghiệp lớn, quy mô hoạt động rộng nhƣ Bun-ga-ry, Nhật, Hà Lan, …

Ngoài ra, ở một số nƣớc, bộ phận quản lý thuế doanh nghiệp lớn chỉ đƣợc tổ chức ở các thành phố lớn, các chi nhánh do cơ quan thuế địa phƣơng quản lý. Nhìn chung, các nƣớc đều có bộ phận quản lý thuế doanh nghiệp lớn cấp trung ƣơng để giám sát các bộ phận quản lý thuế doanh nghiệp lớn ở các chi nhánh tại các cơ quan thuế địa phƣơng.

Phạm vi quản lý các sắc thuế: Đa số các bộ phận quản lý thuế doanh nghiệp lớn các nƣớc chỉ tập trung quản lý các sắc thuế chính nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Một số bài học cho công tác Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn ở Việt Nam

1. Việc thành lập riêng bộ phận Quản lý thuế đối với Doanh nghiệp lớn là cần thiết và mang lại hiệu quả cao, phù hợp với xu thế cải cách và hiện đại hóa quản lý thuế, đảm bảo sự ổn định, kiểm soát và phát triển đƣợc nguồn thu, mặt khác nó đáp ứng đòi hỏi của các doanh nghiệp lớn về cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về thuế, có bộ phận chuyên biệt giải đáp các vƣớng mắc trong cơ chế, chính sách thuế, nâng cáo hiệu quả công tác quản lý thuế.

2. Việt Nam chƣa thể áp dụng ngay việc quản lý thuế tập trung với tất cả các doanh nghiệp lớn mà phải thực hiện thí điểm với quy mô nhỏ, sau đó rút kinh nghiệm để áp dụng với quy mô lớn.

3. Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ và khoa học về các đối tƣợng nộp thuế, đặc biệt là các Doanh nghiệp lớn để có cơ sở đánh giá, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp quản lý phù hợp.

4. Tổ chức thực hiện mô hình quản lý thuế doanh nghiệp lớn phải đảm bảo phù hợp với hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc, trong phạm vi pháp luật hiện hành và phù hợp với tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng đang áp dụng nhƣ hiện nay.

5. Ngoài ra, quản lý thuế phải phù hợp với quy định về phân cấp quản lý Ngân sách nhà nƣớc, không gây xáo trộn lớn đến nguồn thu của các địa phƣơng và từng bƣớc hoàn thiện khi có điều kiện thay đổi các quy định ràng buộc liên quan, tiến tới mô hình hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỚN Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)