Về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay (Trang 59 - 80)

2.3. Các kết quả đã đạt đƣợc trong công tác quản lý thuế thời gian gần đây

2.3.6. Về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với doanh

Một số hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nợ thuế:

Chƣa có quy trình nghiệp vụ quản lý nợ để thực hiện thống nhất toàn ngành làm hạn chế hiệu quả của công tác quản lý nợ

Cán bộ quản lý nợ còn thiếu về số lƣợng và chất lƣợng nên vẫn còn để thất thoát nhiều, chƣa đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn, hoạt động phức tạp.

Phối hợp giữa các cơ quan hữu quan nhƣ ngân hàng, các cơ quan pháp luật chƣa tốt.

2.3.6. Về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn nghiệp lớn

Trƣớc khi thành lập vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn, thông tin về doanh nghiệp lớn chƣa đƣợc tạo lập thống nhất thành một sơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, việc tổng hợp thông tin của các doanh nghiệp lớn có nhiều công ty con hạch toán độc lập hoạt động trên nhiều địa bàn còn chƣa đầy đủ kịp thời.

Từ khi Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn ra đời, có sự chuyên môn hóa nên công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp lớn bƣớc đầu đã có hệ thống, đƣợc xây dƣng và sắp xếp khoa học. Hệ thống Thông tin đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh

nghiệp đƣợc thực hiện từ tháng 6/2010 tới nay đã lần đầu tiên tạo đƣợc bộ cơ sở dữ liệu cập nhật và đầy đủ về hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam đã đƣợc vận hành. Ngay lập tức, số lƣợng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đƣợc cập nhật và đƣợc công bố một cách chính xác, không còn tình trạng doanh nghiệp ma nhƣ trƣớc. Cụ thể, chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2011, có 48.000 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động. Nhƣ vậy, số liệu đã cụ thể và chính xác từng ngày trên hệ thống thay vì những ƣớc đoán nhƣ trƣớc.

Hiện tại dữ liệu của các doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế trực tiếp quản lý đƣợc tổ chức theo 3 cấp :

- Thông tin định danh của doanh nghiệp : tên, địa chỉ, mã số thuế, cơ cấu tổ chức, mạng lƣới hoạt động, các công ty con, chi nhánh, công ty liên kết, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, …

- Các thông tin về tình hình nộp ngân sách chi tiết đến từng mã số thuế, từng sắc thuế của từng doanh nghiệp

- Các thông tin về tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, …

Một số hạn chế và nguyên nhận trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, tính đến thời điểm hiện tại hệ thống dữ liệu về doanh nghiệp thƣờng tồn tại sai khác giữa thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cũng nhƣ giữa thông tin trên hệ thống dữ liệu và thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp có tên trong hệ thống đăng ký kinh doanh, nhƣng không hoạt động tại địa chỉ đăng ký; hoặc những doanh nghiệp đã bị xoá tên khỏi hệ thống đăng ký kinh doanh, nhƣng vẫn có trong danh sách của cơ quan thuế do nợ đọng…

Số lƣợng doanh nghiệp giữa VCCI, Tổng cục Thuế, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, ... đang có sự chênh lệch đáng kể với nhiều lí do, trong đó có lí do sai lệch thông tin doanh nghiệp kể trên.

Bộ cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp hiện tại đƣợc xây dựng trên cơ sở thông tin hiện có của các cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế, chƣa có sự rà soát, đánh giá giữa thông tin này và thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

Đánh giá chung về công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn từ khi có vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn là đã đảm bảo ổn định và tăng thu Ngân sách nhà nƣớc. Theo thống kê của Tổng cục Thuế, năm 2008 thu ngân sách của các doanh nghiệp lớn thuộc danh sách kèm theo quyết định 856/QĐ-BTC đạt 135.500 tỉ đồng/ năm. Năm 2010, kết quả thu Ngân sách nhà nƣớc của các doanh nghiệp lớn lên đến 154.500 tỉ đồng, tăng 14% so với năm 2009, chiếm khoảng 60% tổng thu của các doanh nghiệp.

BỘ M Á Y G IÚ P V IỆ C Vụ Chính sách Tạp chí thuế Vụ Pháp chế Vụ Dự toán thu thuế Trƣởng nghiệp vụ thuế Vụ Kê khai và Kế toán thuế TỔN G C C T R Ƣ N G TỔN G C C T HU Vụ Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ Cục Công nghệ thông tin C C TH U C H I C C TH U Vụ Quản lý thuế TNCN Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn Thanh tra BỘ M Á Y G IÚ P V IỆ C Vụ tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế

Vụ Hợp tác quốc tế Ban cải cách

và hiện đại hóa

Vụ Kiểm tra nội bộ

Vụ Tổ chức cán bộ Văn phòng (Có đại diện tại Tp. HCM) Vụ Tài vụ quản trị

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của các Vụ, Văn phòng và các đơn vị trực thuộc Tổng cục thuế

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỚN Ở VIỆT NAM

TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2020

3.1. Định hƣớng về công tác quản lý thuế giai đoạn từ nay đến năm 2020

Theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020, Chính phủ và Bộ tài chính đã xác định mục tiêu về cải cách quản lý thuế nhƣ sau:

"Hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phƣơng pháp quản lý, thủ tục hành chính theo định hƣớng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cƣờng công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho ngƣời nộp thuế; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế; ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu đƣa Việt Nam thuộc nhóm các nƣớc hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020".

Với các chỉ tiêu cụ thể về quản lý thuế:

- Giai đoạn 2011 - 2015:

+ Giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế để phấn đấu đến năm 2015 là một trong năm nƣớc đứng đầu khu vực Đông Nam Á đƣợc xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế;

+ Đến năm 2015 tối thiểu có: 60% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 50% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 70% số ngƣời nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp;

+ Tỉ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 90%; tỉ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 85%; tỉ lệ tờ khai thuế đƣợc kiểm

- Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế đến năm 2020 là một trong bốn nƣớc đứng đầu khu vực Đông Nam Á đƣợc xếp hạng có mức độ thuận lợi về thuế;

+ Đến năm 2020 tối thiểu có: 90% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 65% doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; 80% số ngƣời nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp;

+ Tỉ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 95%; tỉ lệ tờ khai thuế đúng hạn đạt tối thiểu là 95%; tỉ lệ tờ khai thuế đƣợc kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế là 100%.

3.2. Các kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn của Việt Nam

3.2.1. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp lớn phát triển sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp lớn thƣờng có đóng góp lớn vào Ngân sách nhà nƣớc, đồng thời cũng là chủ thể thƣờng có các giao dịch kinh tế phức tạp trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Việc chấp hành nghĩa vụ thuế là một bộ phận trong tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp và có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác thuế cũng chính là hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngƣợc lại, khi các doanh nghiệp đƣợc hỗ trợ, tạo điều kiện tốt, họ sẽ chấp hành tốt nghĩa vụ thuế.

Bằng cách cung cấp thông tin về cơ chế pháp lý, quy định, giải thích luật, xây dựng mối quan hệ theo hƣớng hợp tác, cơ quan thuế cùng đồng hành với ngƣời nộp thuế để doanh nghiệp lớn sẵn sàng tìm đến cơ quan thuế khi họ gặp khó khăn để đƣợc trợ giúp, ngƣợc lại, cơ quan thuế có sự giám sát chặt chẽ đối với từng doanh nghiệp lớn nhằm đảm bảo mọi hành vi không tuân thủ sẽ bị phát hiện và xử lý nhanh chóng. Cấp độ và chất lƣợng của dịch vụ hỗ trợ

Doanh nghiệp lớn phải cao hơn, cơ quan thuế cần chủ động liên hệ với doanh nghiệp lớn và tìm kiếm nhu cầu tƣ vấn, hỗ trợ doanh nghiệp.

3.2.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý có liên quan đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn

Hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, tránh chồng chéo, tạo điều kiện hỗ trợ cho công tác quản lý thuế doanh nghiệp lớn. Quy định pháp

lý có ảnh hƣởng đến toàn bộ xã hội và chi phối mọi hoạt động của ngành thuế, là điều kiện tiên quyết để cải cách hệ thống thuế cũng nhƣ công tác quản lý thuế.

Hiện nay các quy định về quản lý thuế doanh nghiệp lớn vẫn chƣa cụ thể, cần tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện tình hình thực hiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn trên phạm vi cả nƣớc. Trên cơ sở đánh giá phân tích thực tiễn quản lý, kiểm nghiệm cơ sở lý luận, rà soát lại toàn bộ hệt hống văn bản pháp luật thuế, pháp luật chuyên ngành có quy định về thuế, phân cấp quản lý Ngân sách nhà nƣớc kết hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội trong nƣớc và kinh nghiệm quốc tế để phục vụ cải cách đồng bộ công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn.

Cần sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn để làm cơ sở cho việc hoàn thiện bộ máy tổ chức và chức năng kiểm tra, hỗ trợ, giải đáp chính sách, xây dựng cơ sở dữ liệu của Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn

Hoàn thiện các quy định cụ thể về quản lý thuế doanh nghiệp lớn phù hợp với hệ thống pháp luật và định hướng triển khai công tác quản lý thuế doanh nghiệp lớn trong thời gian tới. Mục đích chính là tập trung quản lý các

Doanh nghiệp lớn có đóng góp số thu nhiều nhất trong tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có văn bản pháp quy nào quy định cụ thể để xác định một doanh nghiệp thế nào là Doanh nghiệp lớn. Việc xác định doanh

nghiệp lớn chỉ là sự vận dụng Nghị định số 56/2009-NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nghị định này chỉ quy định một số tiêu thức để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ tùy theo tính chất, mục tiêu của từng chính sách, chƣơng trình trợ giúp mà cơ quan chủ trì có thể cụ thể hóa các tiêu chí nêu trên cho phù hợp. Do đó, việc xác định Doanh nghiệp lớn để phục vụ công tác quản lý thuế chỉ mang tính ƣớc lƣợng, tƣơng đối. Cần xây dựng tiêu chí phù hợp và cụ thể để lựa chọn doanh nghiệp lớn, mở rộng danh sách Doanh nghiệp lớn đƣa vào diện quản lý của Tổng cục thuế.

Nên sử dụng doanh thu hàng năm làm tiêu chí đầu tiên để lựa chọn, vì sẽ thâu tóm đƣợc cả Doanh nghiệp lớn có số thuế nộp cao và Doanh nghiệp lớn có số thuế nộp thấp nhƣ các doanh nghiệp lớn đang trong thời kỳ ƣu đãi thuế; các Doanh nghiệp xuất khẩu lớn đƣợc hoàn thuế với giá trị lớn; các Doanh nghiệp lớn mới thành lập vẫn chƣa phát sinh lợi nhuận. Ngoài ra, có thể dùng giá trị tài sản của Doanh nghiệp lớn làm tiêu chí thứ cấp để lựa chọn hay nhóm ngành nghề có tầm quan trọng về kinh tế của ngành nhƣ các công ty bảo hiểm và ngân hàng, các Doanh nghiệp dầu khí, điện lực, đóng tàu… Tiếp đến là sử dụng một số tiêu chí lựa chọn khác thể hiện khái quát hơn tiềm năng nộp thuế của Doanh nghiệp lớn bao gồm: doanh thu hàng năm; thu nhập hay lợi nhuận hàng năm; giá trị tài sản; giá trị nhập khẩu/xuất khẩu; số nhân viên và loại hình hoạt động kinh doanh.

Số Doanh nghiệp lớn cần đƣợc lựa chọn một cách thận trọng, thông thƣờng chỉ chiếm dƣới 1-2% tổng số đối tƣợng nộp thuế và đóng góp tới 70- 80% tổng thu ngân sách. Ở nƣớc ta, lựa chọn số lƣợng Doanh nghiệp lớn trong phạm vi từ 800-1.200 Doanh nghiệp là tối ƣu để có thể thực hiện những dịch vụ và hoạt động cƣỡng chế có chất lƣợng cao hơn.

Giao quyền cho các cơ quan thuế trong việc điều tra, khởi tố các vụ vi phạm về thuế và cưỡng chế thu nợ. Hầu hết các cơ quan thuế trên thế giới đều

có thẩm quyền điều tra trốn thuế và bộ phận điều ra trốn thuế thƣờng tập trung ở cấp trung ƣơng. Riêng Nhật Bản, cấp vùng cũng có thẩm quyền điều tra trốn thuế, Mỹ là quốc gia có thẩm quyền điều tra rộng nhất: Ban điều tra của Mỹ chịu trách nhiệm điều tra các vi phạm thuế mang tính hình sự, có các chi nhánh cả trong và ngoài nƣớc.

Ở Việt Nam, cơ quan Thuế chƣa đƣợc giao quyền điều tra, khởi tố, xử lý đối với các vi phạm về thuế. Do đó việc xử lý vi phạm chƣa đƣợc thực hiện dứt điểm, ảnh hƣởng đến tính nghiêm minh trong việc thực thi pháp luật thuế. Vì vậy, ngành thuế nên đƣợc giao quyền này và phải có bộ máy riêng để thực hiện chức năng này. Muốn làm đƣợc nhƣ vậy, ngành thuế cần đào tạo chuyên sâu để đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức có chuyên môn nghiệp vụ tốt.

Bổ sung nhiệm vụ đầu mối tổng hợp, đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho bộ phận thực hiện chức năng kiểm tra thuế. Việc

quản lý theo chức năng đã chuyên môn hóa công tác quản lý thuế, tuy nhiên nó có hạn chế là không có bộ phận nào chịu trách nhiệm chung tổng hợp đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ của ngƣời nộp thuế phục vụ việc tổng hợp báo cáo, tham mƣu cho các cấp lãnh đạo để điều hành và định hƣớng.

3.2.3. Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý, phân cấp quản lý và quy chế phối hợp trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn

Khi đã có tiêu thức cụ thể để phân loại doanh nghiệp lớn, mở rộng danh sách các doanh nghiệp lớn. Vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn cần thƣờng xuyên đào tạo bổ sung những cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có kinh nghiệm, tăng cƣờng đội ngũ cán bộ đảm bảo đủ ngƣời để quản lý thuế đối với những doanh nghiệp có đủ điều kiện là doanh nghiệp lớn. Cần thành lập phòng quản lý thuế doanh nghiệp lớn tại các cục thuế tỉnh, thành phố tập trung nhiều doanh nghiệp lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dƣơng để trực tiếp

quản lý những doanh nghiệp lớn tại địa phƣơng nhằm giảm tải cho vụ quản lý thuế trung ƣơng đồng thời hỗ trợ và kiểm soát chặt chẽ hơn, kịp thời hơn các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay (Trang 59 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)