Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 là thời kỳ đẩy mạnh hiện đại hóa và công nghiệp hóa đất nƣớc, tăng trƣởng kinh tế ở mức cao, bình quân 7%- 7.5%/năm, GDP đầu ngƣời năm 2010 vào khoảng 1.240 Đô la, vƣợt qua ngƣỡng nƣớc nghèo, chuyển lên nhóm nƣớc có thu nhập trung bình thấp. An ninh, chính trị đƣợc giữ vững, thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đã cơ bản đƣợc hình thành. Vị thế nƣớc ta trên thị trƣờng quốc tế đƣợc nâng cao [11, tr. 10]. Nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã hình thành ngày càng nhiều các tập đoàn, các Tổng công ty lớn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, quy mô ngày càng lớn. Yêu cầu về môi trƣờng chính sách, pháp luật và thể chế cần đƣợc liên tục đổi mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp lớn của Việt Nam thực sự phát triển, nâng cao hiệu quả cạnh tranh, đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách nhà nƣớc.
Luật quản lý thuế đã đƣợc Quốc hội khóa IX thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 đã xác định việc quản lý thu thuế theo mô hình quản lý theo chức năng, ngƣời nộp thuế tự khai, tự nộp và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, do đó đòi hỏi về vai trò quản lý của nhà nƣớc phải đƣợc nâng cao. Các đối tƣợng Doanh nghiệp lớn, tùy theo từng chức năng sẽ đƣợc các bộ phận khác nhau của cơ quan thuế quản lý: kê khai, tuyên truyền hỗ trợ, thanh tra kiểm tra và quản lý nợ.
Năm 2009, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến kinh tế trong nƣớc, làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
và xuất khẩu giảm sút. Trong bối cảnh đó, để duy trì tăng trƣởng kinh tế, chính phủ đã dùng các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế kết hợp với giảm thu từ dầu thô. Việc này đã làm cho nguồn thu ngân sách bị giảm mạnh. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thu Ngân sách nhà nƣớc cả năm 2009 đạt 390.650 tỉ đồng, giảm 6.3% so với năm 2008. Trong khi đó, nhu cầu và áp lực chi lại tăng do kích thích tăng trƣởng và đảm bảo an sinh xã hội, tổng chi Ngân sách năm 2009 là 533.000 tỉ đồng, tăng 7.5% so với năm 2008. Tổng bội chi ngân sách nhà nƣớc ƣớc tính khoảng 115.900 tỉ đồng, bằng 6.9% GDP, cao hơn nhiều so với mức 4.95% của năm 2008 [Nguồn: Tổng cục Thuế]. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hƣởng đến tình hình kinh tế trong nƣớc, áp lực tăng chi để phục hồi kinh tế và ổn định đời sống nhân dân, tăng bội chi ngân sách là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bội chi ngân sách trong khi chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao làm ảnh hƣởng trực tiếp đến độ an toàn của ngân sách trong những năm tiếp theo.
Năm 2010, tình hình kinh tế trong nƣớc chuyển biến tích cực đã tạo điều kiện tăng thu Ngân sách nhà nƣớc. Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, thu Ngân sách nhà nƣớc năm 2010 đạt khoảng 520.000 tỉ đồng, tăng 17.6% so với năm 2009. Tổng chi Ngân sách nhà nƣớc đạt 625.000 tỉ đồng, tăng 9% so với năm 2009. Bội chi Ngân sách năm 2010 khoảng 117.000 tỉ đồng, bằng khoảng 5.95% GDP, giảm 6.9% so với năm 2009 và cũng giảm 6.2% so với kế hoạch đề ra [Nguồn: Tổng cục Thuế]. Đó là những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên bội chi ngân sách vẫn còn ở mức cao, cần phải chủ động có biện pháp để tăng nguồn thu cũng nhƣ tăng cƣờng kỉ luật cho tài chính ngân sách.
Năm 2011, theo thống kê, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ miễn giảm khoảng 4.200 tỉ đồng và gia hạn 6.900 tỉ đồng tiền thuế cho khoảng 303.200 Doanh nghiệp. Chính sách thuế do Chính phủ thực hiện đã góp phần giúp cộng đồng Doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, tác động tích cực đến
kết quả thu Ngân sách nhà nƣớc năm 2011. Thu Ngân sách nhà nƣớc năm 2011 đạt 674.500 tỉ đồng, vƣợt 13,4% dự toán, tăng 20,6% so với thực hiện năm 2010. Công tác chi Ngân sách nhà nƣớc đƣợc thực hiện theo hƣớng thắt chặt, tiết kiệm, bội chi Ngân sách nhà nƣớc đƣợc giảm xuống mức 4,9%, giảm 0,4% GDP so với dự toán. Công tác thanh tra, chấp hành kỉ cƣơng, kỉ luật tài chính đƣợc triển khai hiệu quả với 5.216 cuộc thanh tra, kiến nghị xử lý tài chính 5.864 tỉ đồng.
Năm 2012 với nhiều thách thức từ những khó khăn của nền kinh tế trong nƣớc và thế giới, nhƣng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trƣởng hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội.
Ngày 19/2/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trƣởng theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020. Trong đó, tập trung tái cơ cấu đầu tƣ công, các tổ chức tín dụng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc. Đề án nêu rõ mục tiêu là nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, tạo lập hệ thống đòn bẩy khuyến khích hợp lý, ổn định và dài hạn, nhất là ƣu đãi về thuế và các biện pháp khuyến khích đầu tƣ khác, thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo cơ chế thị trƣờng vào các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh. Đồng thời, góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; phát triển các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao, từng bƣớc thay thế các ngành công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp để trở thành các ngành kinh tế chủ lực. Về tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn, tổng
công ty nhà nƣớc. Đề án nêu rõ, sẽ thực hiện phân loại, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nƣớc, tập trung vào các lĩnh vực chính gồm công nghiệp quốc phòng, các ngành, lĩnh vực công nghiệp độc quyền tự nhiên hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn; đẩy mạnh cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu các doanh nghiệp nhà nƣớc mà Nhà nƣớc không cần nắm giữ 100% sở hữu.
Đối với từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc, thực hiện cơ cấu lại danh mục đầu tƣ và ngành nghề kinh doanh, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính; đẩy nhanh thực hiện theo nguyên tắc thị trƣờng việc thoái vốn nhà nƣớc đã đầu tƣ vào các ngành không phải kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan đến ngành kinh doanh chính và vốn nhà nƣớc ở các công ty cổ phần mà Nhà nƣớc không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Đồng thời, đổi mới, phát triển và tiến tới áp dụng đầy đủ khung quản trị hiện đại theo thông lệ tốt của kinh tế thị trƣờng đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc. Thực hiện nghiêm pháp luật, kỉ cƣơng hành chính nhà nƣớc và kỉ luật thị trƣờng, đổi mới hệ thống đòn bẩy khuyến khích bảo đảm doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động theo cơ chế thị trƣờng và cạnh tranh bình đẳng nhƣ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tƣ nhân; khuyến khích hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tƣ nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
Năm 2014, huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ƣớc đạt 33.268 tỉ đồng, tăng 17%; tổng dƣ nợ ƣớc đạt 44.502 tỉ đồng, tăng 11% so với đầu năm. Trần lãi suất huy động ngắn hạn giảm xuống còn 7%/năm; lãi suất cho vay giảm mạnh so với đầu năm và việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp thuận lợi hơn. Tổng thu ngân sách ƣớc đạt 5.166 tỉ đồng, bằng 79% dự toán,
trong đó: thu nội địa ƣớc đạt 4.851 tỉ đồng, vƣợt 5,9%; thu tiền sử dụng đất ƣớc đạt 965 tỉ đồng, vƣợt 0,9%. Chi ngân sách Nhà nƣớc ƣớc đạt 21.064 tỉ đồng, đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Trong năm đã thành lập mới 1.056 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 4.617 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 18% về số doanh nghiệp và 16% về vốn đăng ký. Hoạt động của các doanh nghiệp bớt khó khăn hơn, doanh thu của các doanh nghiệp ƣớc đạt 76.650 tỉ đồng, tăng 28%; nộp ngân sách 2.913 tỉ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ.
Với bối cảnh kinh tế - xã hội trong nƣớc nhƣ trên, xu thế hội nhập, liên kết phát triển kinh tế trong khu vực và tiến tới toàn cầu hóa kinh tế ngày càng ở mức cao là tất yếu khách quan. Bên cạnh đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trƣởng hợp lý và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lƣợc là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh nguồn nhân lực; và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cải thiện môi trƣờng kinh doanh. Bảo đảm quốc phòng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Sự khác biệt của Việt Nam và các nƣớc tiên tiến cả về chính sách thuế và hệ thống quản lý thuế hiện nay còn một khoảng cách rất xa, buộc ngành thuế phải cải cách để tránh tụt hậu so với các nƣớc trong khu vực và nâng cao vị thế công tác quản lý thuế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế.