Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 07_ DO THUY HANH (Trang 40 - 42)

7. Kết cấu luận văn

1.4.2.Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.4. Các nhân tố tác động đến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

1.4.2.Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhân tố bên trong doanh nghiệp là những nhân tố nội tại thuộc về doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh được như:

1.4.2.1. Nguồn nhân lực

Là nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó là cơ sở để phát huy các nhân tố khác và được biểu hiện ở:

- Trình độ quản lý: Vai trò của người quản lý, lãnh đạo được thể hiện rõ trong kết quả hoạt động kinh doanh. Nó không chỉ thể hiện qua những kiến thức rộng lớn và phức tạp mà còn ở những lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sự nhạy bén của đầu óc, sự quan sát tỉ mỉ, khả năng nắm bắt được cơ hội…của người quản lý.

- Trình độ tay nghề của công nhân: Trong doanh nghiệp, trình độ của người lao động không chỉ có tác động đến chất lượng, chi phí, độ tinh xảo của sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến năng suất lao động trong hệ thống vận hành công việc ở mỗi doanh nghiệp.

- Cơ cấu nhân sự: Đó là sự sắp xếp,bố trí lực lượng lao động trong một doanh nghiệp theo một cách linh hoạt, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, phòng ban không để xảy ra hiện tượng trồng chéo nhiệm vụ.

1.4.2.2. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp ngoài đội ngũ nhân lực tốt còn cần có một tiềm lực tài chính vững mạnh. Nguồn lực tài chính này đến từ những nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động được như: vốn chủ sở hữu, vốn vay hay từ những nguồn huy

động được. Một doanh nghiệp không có nguồn vốn đủ mạnh sẽ rất khó khăn trong việc mở rộng thị trường. Chính vì vậy có một tiềm lực tài chính mạnh sẽ là tiền đề, điều kiện cần thiết cho những hoạt động liên qua đến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Chính vì vậy để nâng cao năng lực tài chính, doanh nghiệp cần phải có các bước đi và kế hoạch trong việc phát triển nguồn vốn, tăng vốn tự có, đảm bảo được nguồn huy động vốn dưới mọi hình thức và phải xây dựng chiến lực để sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả.

1.4.2.3. Công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện nay, công nghệ sản xuất tiên tiến được xem là công cụ chiến lược quan trọng để phát triển kinh tế. Nó đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu về sự đổi mới trong công nghệ, trong dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo được ưu thế cạnh tranh… Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm đổi mới công nghệ thì chắc chắn sẽ trở lên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến sự đảo thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe dọa và trong tương lai có thể sẽ phải giải thể.

Đổi mới công nghệ giúp cho doanh nghiệp cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, nâng cao mức độ an toàn trong sản xuất, giảm tác động xấu đến môi trường tạo ưu thế cho doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh.

1.4.2.4. Uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp

Những doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu lớn có khả năng xác lập, mở rộng thị trường, thậm chí là thống lĩnh thị trường tiêu thụ tới mức không cần phân biệt vị trí địa lý, quốc gia, khu vực xa gần…. Nhưng để tạo lập được uy tín và thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp cần có cả một quá trình nỗ lực

không biết mệt mỏi, không chỉ có sức lực mà còn cả trí lực, trình độ quản lý… để tạo dựng lên uy tín và thương hiệu.

1.5. Kinh nghiệm mở rộng thị trường của một số doanh nghiệp và bài học rút ra cho Công ty trách nhiệm hữu hạn dầu thực vật Cái Lân

Một phần của tài liệu 07_ DO THUY HANH (Trang 40 - 42)