Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn dầu thực vật Cái Lân

Một phần của tài liệu 07_ DO THUY HANH (Trang 48)

7. Kết cấu luận văn

2.1.Tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạn dầu thực vật Cái Lân

2.1.1. Giới thiệu chung về công ty Cái Lân (Calofic )

- Ngày thành lập: 01/01/1996

-Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn dầu thực vật Cái Lân - Tên tiếng Anh: Cai Lan Oils & Fats Industries Company

- Tên viết tắt: Calofic - Mã số thuế: 5700101362

-Trụ sở chính: Khu công nghiệp Calofic – TP. Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh

- Điện thoại: (84) 33 3846 993 - Tel: 0203-3846993

- Fax: (84) 33 3845 971

- Email: corporate@wilmar.com.vn - Website: http://www.Calofic.com.vn/

Công ty trách nhiệm hữu hạn dầu thực vật Cái Lân (CALOFIC) là công ty liên doanh giữa Tổng công ty Công Nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (VOCARIMEX), trực thuộc Bộ Công thương và Tập đoàn Wilmar, Singapore được hành lập năm 1996 với số vốn ban đầu 22 triệu đô la và tổng vốn đầu tư cho tới nay lên tới 138 triệu đô la Công ty trách nhiệm hữu hạn dầu thực vật Cái Lân là một trong những công ty liên doanh hàng đầu đã đặt nền móng cho ngành công nghiệp sản xuất và chế biến dầu thực vật tại Việt Nam. Hiện nay, CALOFIC có 2 nhà máy sản xuất tại Quảng Ninh, Hồ Chí Minh, hai văn phòng chi nhánh tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, với hơn 1.000 nhân viên tính trên toàn quốc. Mạng lưới phân phối của CALOFIC với hơn 10000 nhà phân phối và đại lý lớn nhỏ được xây dựng rộng khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.

Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty trách nhiệm hữu hạn dầu thực vật Cái Lân đã không ngừng đẩy mạnh chất lượng sản phẩm, áp dụng nhiều công nghệ mới vào sản xuất và nuôi dưỡng nhiều tài năng cho nguồn nhân lực, từng bước giúp khẳng định vị trí của công ty trên thị trường. CALOFIC đã trở thành thương hiệu quen thuộc đối với khách hàng thông qua những nhãn hiệu dầu thực vật nổi tiếng như: Neptune Gold, SIMPLY, Meizan, Kiddy, Calofic .

Bên cạnh đó, công ty còn sản xuất và bán các sản phẩm đóng trong can, thùng với nhiều kích cỡ khác nhau; shortening đóng trong bịch các tông, bơ dành cho thực phẩm và bánh kẹo.

Nhờ nỗ lực không ngừng, Công ty đã được khách hàng rất ưa chuộng và giành được giải thưởng như "Hàng Việt Nam Chất lượng cao", "Top 20 Nhãn hiệu Cạnh tranh - Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam", "Tin & Dùng" và nhiều danh hiệu khác trong và ngoài nước... Hơn thế nữa, Calofic cũng tích cực tham gia rất nhiều hoạt động xã hội, từ thiện. Bên cạnh những hoạt động cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt và xây dựng nhà tình thương được đóng góp bởi toàn bộ cán bộ công nhân viên, công ty đã xây dựng quĩ học bổng CALOFIC dành cho trẻ em nghèo của tỉnh Quảng Ninh với tổng số tiền trên 1,5 tỷ đồng, học bổng Nguyễn Thị Minh Khai, hỗ trợ phẫu thuật nhân đạo cho các trẻ em bị dị tật về mắt, sứt môi - hở vòm miệng và dị tật vận động.

Hiên nay ngoài thị trường Việt Nam, Công ty cũng đã xuất khẩu đến các thị trường như: Nhật Bản, Trung Đông, Đông Âu, Hồng Kông, Đài Loan,...

Giá trị cốt lõi Công ty thực hiện:

LIÊM CHÍNH - "Tín - trung mẫu mực, giá trị bền lâu”. XUẤT SẮC - "Nỗ lực không ngừng, thành công vượt bậc" ĐAM MÊ - "Đam mê cống hiến, vững tiến toàn cầu" SÁNG TẠO - "Sáng tạo đổi mới, vươn tới thành công" HỢP TÁC - "Đồng lòng hợp tác, chinh phục đỉnh cao" AN TOÀN - "Lao động an toàn, an tâm vững tiến

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY DẦU CALOFIC PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ GIÁM ĐỐC ĐẦU TƯ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT PHÒNG TIÊU THỤ PHÒNG KĨ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM ( KCS) PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn dầu thực vật Cái Lân

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Công ty TNHH DTV Cái Lân)

Chức năng nhiệm vụ

-Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đồng là cơ quan quyết định cao

nhất của công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan quyết định cao nhất của công ty có nhiệm vụ định hướng phát triển của công ty, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty, tổ chức lại hay giải thể công ty…

-Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông lập ra nhằm kiểm tra, giám sát

tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong hoạt động quản lý và điều hành kinh doanh Công ty của hội đồng quản trị.

- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có

toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ đưa ra giải pháp phát triển hoạt động trung và ngắn hạn của công ty, quyết định phương án đầu tư và các dự án đầu tư trong thẩm quyền, uyền quyết định cơ cấu tổ chức công ty; bầu cử, miễn nhiệm, hoặc bãi nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định.

- Tổng giám đốc: là người đại diện Công ty theo pháp luật, điều hành hoạt động của công ty theo mục tiêu, kế hoạch, nghị quyết mà hội đồng quản trị đã đề ra phù hợp với điều lệ của Công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị công ty và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Giám đốc nhà máy dầu Cái Lân: Quản lý trực tiếp nhà máy sản xuất

dầu ăn cũng như những sản phẩm khác của công ty dầu thực vật Cái Lân. Giám đốc nhà máy giám sát, kiểm tra hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, các nhà khai thác, xây dựng kế hoạch tiến độ sản xuất,thiết lập các phương pháp trong quá trình sản xuất.

-Giám đốc kế hoạch sản xuất: Quản lý công tác trong việc lập kế hoạch,

hồ sơ theo dõi, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất chung. Đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra đúng quy trình, đúng chất lượng.

-Kế toán trưởng: Quản lý việc hạch toán - phân bổ - theo dõi, thống kê

báo cáo nhanh và định kỳ, quản lý và lưu trữ hồ sơ chứng từ tài chính - kế toán theo quy định. Tổ chức quản lý kho vật tư, quỹ, tiền mặt; thực hiện chi trả lương, thưởng và các khoản chi phù hợp. Lập báo cáo kế toán, thống kê, quyết toán của công ty theo đung kỳ hạn.

- Giám đốc nhân sự: Quản lý, tham mưu, đề xuất cho cho ban lãnh đạo

công ty trong công tác quản lý nguồn nhân lực, thực hiện các chế độ, chính sách dành cho người lao động theo quy định của pháp luật, quy định của công ty, quản lý hành chính văn phòng và các nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo công ty ủy quyền.

-Giám đốc đầu tư: Quản lý triển khai hoạt động đầu tư đối với loại danh mục được phân công quản lý theo nguyên tắc và chiến lược đã được phê duyệt.

Giám đốc đầu tư có nhiệm vụ quản lý danh mục đầu từ hiện có; xây dựng kế hoạch, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động kinh doanh để tối đa hóa hiệu quả.

- Giám đốc kinh doanh: Quản lý về hoạt động kinh doanh. Giám đốc

kinh doanh có nhiệm vụ xác định định hướng kinh doanh hướng tới sự phát triển và lợi nhuận của Công ty cũng như việc xây dựng quy trình và cơ sở hạ tầng tăng trưởng hiệu quả, đảm bảo các chức năng của công ty được thực hiện đầy đủ và các mối quan hệ hợp tác làm việc trong doanh nghiệp được duy trì giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược.

2.1.2. Một số đặc điểm ảnh hưởng đến mở rộng thị trường tiêu thụ dầu dầu

ăn của Công ty dầu thực vật Cái Lân

2.1.2.1. Đặc điểm nguồn lao động Công ty

Nguồn lao động là yếu tố hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhằm đảm bảo năng suất tối đa mà người lao động đem lại cũng như giữ được những người có tay nghề và kiến thức chuyên môn cao thì Công ty cần phải có những chính sách đãi ngộ hợp lý, chế độ lương thưởng xứng đáng với công sức mà người lao động đã bỏ ra... đó sẽ là nguồn lời to lớn trong đối với các doanh nghiệp tư nhân trong hoạt động kinh tế hiện nay.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Công ty dầu thực vật Cái Lân từ năm 2019

2016 2017 2018 2019

Tiêu chí

STT Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ Số Tỷ

phân loại lượng trọng lượng trọng lượng trọng lượng trọng (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%)

1 Theo giới 1.123 100 1.147 100 1.182 100 1.206 100 tính 1.1 Nam 693 61,70 711 61,98 741 62,69 749 62,10 1.2 Nữ 430 38,30 436 38,02 441 37,31 457 37,90 2 Công việc 1.123 100 1.147 100 1.182 100 1.206 100 2.1 Quản lý, văn 276 24,58 285 24,84 290 24,53 297 24,62 phòng 2.2 Kỹ thuật 271 24,13 278 24,23 286 24,19 293 24,29 viên 2.3 Công nhân 576 51,29 584 50,93 606 51,28 616 51,09 3 Trình độ 1.123 100 1.147 100 1.182 100 1.206 100 văn hóa 3.1 Cao học 13 1,17 17 1,49 21 1,77 26 2,15 3.2 Đại học 362 32,23 373 32,52 394 33,34 405 33,58 3.3 Cao đẳng, 575 51,20 584 50,91 589 49,83 594 49,25 trung cấp 3.4 Cấp 3 173 15,40 173 15,08 178 15,06 181 15,02

(Nguồn: Phòng hành chính – Công ty TNHH DTV Cái Lân ) Căn cứ vào bảng

2.1 có thể thấy được cơ cấu lao động của Công ty có sự gia tăng khá nhiều, năm 2016 chỉ có 1123 người thì đến năm 2019 đã tăng lên 1206 người tăng thêm 6,88%. Cơ cấu trên phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.

- Về cơ cấu giới tính, giới tính nam chiếm tỉ lệ lớn hơn giới tính nữ, năm 2016 chiếm 61,70% so với giời tính nữ chỉ chiếm 38,30% đến năm 2019chiếm 62,10% còn so với giới tính nữ chỉ chiếm 37,90%. Cơ cấu trên là phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.

- Về cơ cấu công việc, cũng có sự gia tăng rõ rệt do khi cần có thêm nguồn nhân lực lao động sản xuất và nhân viên kỹ thuật điều hành máy móc thiết bị. Đây là nhóm người trực tiếp phụ trách các hoạt động sản xuất cho các

nhà máy của Công ty. Vì vậy mà họ chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công việc, năm 2016 tổng số lượng nhân viên kỹ thuật và công nhân là 847 người chiếm 75,42% thì đến năm 2019 là 909 người chiếm tới 75,38% tăng thêm 62 người. Còn đội ngũ quản lý, nhân viên trong 4 năm qua ít có sự biến động về số lượng nhân sự khi năm 2016 có 276 người chiếm 24,58% thì đến năm 2019 tăng lên 297 người chiếm 24,62%.

- Về cơ cấu trình độ văn hóa ổn định qua các năm nhất là đã xuất hiện những lao động có trình độ văn hóa có trình độ cao học từ 13 người năm 2016 tăng lên gấp đôi lên 26 người năm 2019, nâng cao chất lượng trình độ công việc của công ty. Những người có trình độ từ trung cấp, cao đẳng chiếm tỉ trọng cao nhất với 575 người chiếm 51,20% vào năm 2016 đến năm 2019 tăng lên 594 người chiếm 49,25%. Tiếp đến là trình độ đại học chiếm 32,23% năm 2016 thì đến năm 2019 đã tăng lên 33,58%. Còn trình độ cấp 3 chiếm tỉ trọng vừa phải không quá lớn.

2.1.2.2. Tinh hình tài chính và kết quả kinh doanh

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2016-2019

ĐVT: tỷ VNĐ

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

Tổng tài sản 6.721,311 7.121,883 7.554,216 8.011,634

Vốn chủ sở hữu 3.665,178 3.785,663 3.791,524 3.917,874

Doanh thu thuần 10.974,908 11.456,083 12.387,631 12.984,146

Chi phí 862,766 851,517 947,811 1.136,045

Lợi nhuận trước 1.223, 631 1.318,261 1.415,243 1.463,829 thuế

Lợi nhuận sau thuế 887,962 962,311 1.033,128 1.068,595

Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế 2016 – 2019

(Nguồn: Phòng kế toán- Công ty TNHH DTV Cái Lân) Dựa vào bảng 2.2 và

biểu đồ 2.1 có thể thấy tổng doanh thu bán hàng của Calofic trong 4 năm luôn đạt trên 10 nghìn tỷ VNĐ. Có thể nói tính đến nay Calofic Trong vòng 4 năm từ 2016 – 2019 tăng 2.009,238 tỷ VNĐ tăng gần 25%, doanh thu tăng nhiều đồng nghĩa với chi phí cũng tăng đã cho thấy chi phí cũng tăng lên đáng kể, việc sản xuất ra nhiều sản phẩm tạo ra doanh thu cao thì việc chi trả các chi phí tất yếu sẽ xảy ra. Mỗi năm một sự thay đổi mới, một cải tiến mới mà Calofic mang lại cho người tiêu dùng đều được ghi nhận. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, các khoản giảm trừ và các loại thuế, phí phải nộp nhà nước Calofic đạt lợi nhuận luôn ở mức khá cao bỏ xa các đối thủ cạnh tranh cùng ngành, cụ thể năm 2016 đạt 887,962 tỷ đồng đến năm 2019 mức lợi nhuận đạt lên 1.068,595 tỷ đồng.

Đặc biệt, theo thống kê năm 2015 lợi nhuận của Calofic đặt bên cạnh một số công ty cùng nhóm ngành cụ thể như sau: gấp gần 13 lần so với dầu thực vật Tường An, gấp 44 lần dầu ăn Golden Hope – Nhà Bè và 119 lần dầu thực vật Tân Bình. Mặc dù ra đời chậm hơn đối đối thủ nhưng Calofic đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường và hiện nay Calofic đã và đang đứng ở vị trí dần đầu trong nhóm ngành sản xuất và kinh doanh dầu thực vật.

2.1.2.3. Đặc điểm về quy trình sản xuất H2O hoặc dung dịch điện ly Rửa H2O dầu Dầu thô Xử lý sơ bộ Hydrat hóa Trung hòa Sấy khử nước Lọc Cặn dầu NaOH Tẩy màu Đất, than hoạt tính Hơi quá nhiệt

trong chân không

Khử mùi Lọc

Dầu tinh luyện

Bã hấp phụ

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hoạt động sản xuất Dầu thực vật của công ty

(Nguồn: Phòng kĩ thuật- Công ty TNHH DTV Cái Lân)

Xử lý sơ bộ: Bắt đầu từi nguyên liệu dầu thô việc sử lý sơ bộ được

tiến hành bằng phương pháp lọc nguội, nguyên lý của phương pháp là: dựa vào sự khác nhau về kích thước các phân tử, người ta cho hỗn hợp đi qua các màng lọc, các tạp chất sẽ bám lên bề mặt màng lọc thành lớp bã lọc, và lớp bã lọc này cũng dần trở thành màng lọc (Tiến hành lọc ở nhiệt độ trong khoảng 15 – 20 phút)

Hydrat hóa: Dựa vào phản ứng hydrat hóa để tăng độ phân cực

của các tạp chất keo hòa tan trong dầu mỡ, do đó làm giảm độ hòa tan của chúng trong dầu. Ngoài ra, tác dụng hydrat hóa còn có khả năng làm giảm chỉ

số acid của dầu do tạp chất keo có tính acid như protein bị kết tủa sẽ kéo theo các tạp chất keo hòa tan khác, làm giảm mức tiêu hao dầu trung tính khi luyện kiềm, tách được một lượng sáp đáng kể.

Trung hòa: Phương pháp chủ yếu dựa vào phản ứng trung hòa acid bằng base. Dưới tác dụng của dung dịch kiềm, các acid béo tự do và các tạp chất có tính acid sẽ tạo thành muối kiềm, chúng không tan trong dầu mỡ nhưng có thể tan trong nước nên có thể phân ly ra khỏi dầu bằng cách lắng (trung hòa gián đoạn) hoặc rửa nhiều lần (dùng máy ly tâm trung hòa liên tục).

Rửa dầu: Nhằm loại bỏ hết xà phòng có trong dầu (ngoài ra protein và các tạp chất nhầy khi gặp nước nóng sẽ trương nhũ ra và tạo thành dạng không hòa tan và tất cả sẽ được tách ra khỏi dầu).

Sấy dầu: Nhằm tách ẩm ra khỏi dầu sau khi rửa, tránh quá trình ôi

hóa do thủy phân, tăng thời gian bảo quản dầu.

Tẩy màu

• Mục đích:

- Loại các hợp chất tạo màu không mong muốn. - Tách loại khỏi dầu lượng phosphoslipid.

- Các sản phẩm oxy hóa và xà phòng còn lại trong dầu.

- Tăng phẩm chất của dầu và tạo được dầu có màu như mong muốn.

Một phần của tài liệu 07_ DO THUY HANH (Trang 48)