Vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh hải dương (Trang 56 - 57)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

5. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng văn hóa tổ chức tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hả

2.2.5. Vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa tổ chức

Để xây dựng được môi trường làm việc tốt, mỗi cơ quan, tổ chức phải xác định đây là nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Người lãnh đạo chính là “ đầu tàu”, là người hoạch định, xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động của cơ quan. Người lãnh đạo phải gương mẫu, có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực và uy tín, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, thực hiện các nội quy, quy chế của cơ quan, các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đề ra; luôn nêu cao tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Người lãnh đạo phải có tâm, phải có ý thức trách nhiệm, năng lực tổ chức, hết lòng hết sức đối với công việc. Luôn giữ mối quan hệ gần gũi với nhân viên, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của từng CBCNV, kịp thời chỉ ra những sai phạm, thiếu sót của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Người lãnh đạo phải luôn có học thức cao, năng lực lãnh đạo và quản lý giỏi, tầm hiểu biết rộng. Có tinh thần trách nhiệm, có năng lực tổ chức, nắm vững kỹ năng lãnh đạo, ứng xử có văn hóa; có quan hệ đúng đắn; biết tự kiểm soát, kiềm chế. Bên canh đó, đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm nhìn xa trông rộng, sắp xếp công việc, phân công, bố trí nhân viên đúng người, đúng việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn 5 vấn đề mà người cán bộ lãnh đạo

phải thực hiện khi dùng người: “ mình phải độ lượng, vị tha thì mới có thể đối

bị bỏ rơi”; “ Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa”; “ Phải có tính chịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ”; “Phải thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình”; “ Phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộ tốt” .

Tóm lại là người lãnh đạo hội đủ cả 3 yếu tố: Tâm, Tầm, Tài. Các tố chất cá nhân ở trên đều là những tố chất cần thiết quan trọng cho một cán bộ lãnh đạo để tạo nên phong cách lãnh đạo dân chủ, hòa đồng biết chủ động kiểm soát trí tuệ, cảm xúc của mình thì người cán bộ đó đã và đang xây dựng thành công hình tượng, uy tín của một nhà lãnh đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và phát triển văn hóa công sở tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh hải dương (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)