1 .Tính cấp thiết của đề tài
5. Cấu trúc của luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa tổ chức
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa tổ chức sẽ giúp chúng ta hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến văn hóa của công sở, yếu tố nào là yếu tố trọng tâm. Từ đó đề xuất các yếu tố để giải quyết các vấn đề trên.
- Yếu tố con người: Con người luôn là trung tâm của mọi vấn đề, thế giới quanh ta chỉ có ý nghĩa khi có cuộc sống của con người. Tất cả thành quả của cuộc sống đều được xây dựng trên cơ sở niềm tin, ý chí, nghị lực của con người và “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” (Các Mác).
+ Con người (CBCC) là trung tâm của công sở: đề ra kế hoạch, phương hướng, tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy chế cơ quan.
+ Hiệu quả hoạt động tuỳ thuộc và con người: năng lực trình độ, trách nhiệm, đạo đức phẩm chất, con gnười đó có phù hơpợ với mục tiêu đề ra không?
- Mối quan hệ giữa các nhóm thành viên của công sở:
+ Quan hệ cộng tác: đây là mối quan hệ cực kỳ quan trọng, có nhiều vấn đề cần phải có sự kết hợp của các nhóm mới thực hiện tốt được nhiệm vụ. + Quan hệ điều hành, quan hệ chỉ huy: thực hiện công việc quản lý trên phương diện điều hành công việc có hiệu quả hay không, mang lại kết quả tốt hay không phụ thuộc vào kỹ năng điều hành, phân công công việc, cách chỉ đạo cấp dưới theo các mệnh lệnh khác nhau, tuỳ thuộc theo những hoàn cảnh, tính chất, mối quan hệ trong các cơ quan khác nhau.
- Muc tiêu hành động:
+ Mục tiêu tổng quát: mục tiêu chung đưa ra là gì? Phải đạt đến mức độ nào? Mục tiêu này phải bao quát được các mục tiêu cụ thể? Tác động, ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến hiệu quả công việc như thế nào?
+ Mục tiêu cụ thể: các mục tiêu này phải dựa trên mục tiêu tổng quát, phải đúng các tiêu chí cụ thể, hiện thực hoá bằng các nhiệm vụ cụ thể sát thực với các mục tiêu khi hoạch định cho hoạt động của tổ chức.
- Môi trường: Định nghĩa Môi trường (environment) là các thể chế hoặc lực lượng bên ngoài có thể tác động tới hoạt động của tổ chức.
+ Môi trường bên trong: điều kiện làm việc, CBCC, tiền lương, mối quan hệ giữa các CBCC trong công sở
+ Môi trường bên ngoài: Môi trường trong nước, mô trường quốc tế, môi trường kinh tế, môi trường kinh tế thị trường.
+ Môi trường pháp lý, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường chính trị.
- Chỉ huy: đây là yếu tố then chốt, công sở được điều hành như thế nào là do người chỉ huy; họ quyết định các vấn đề của công sở; đưa ra các mệnhu lệnh hành chính có phù hợp với chức năng nhiệm vụ công sở hay không?
- Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ: nếu cơ cấu hợp lý thì hoạt động công sở sẽ nhịp nhàng, thuận tiện, đảm bảo thực hiện công việc tốt hơn. Chức năng nhiệm vụ là yếu tố cơ bản cho công sở, đó là điều kiện thiết yếu cho công sở thực hiện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như chúng ta đã biết, mọi tổ chức ra đời đều có những nét văn hóa riêng biệt; sự tiếp cận, ảnh hưởng và giao thoa giữa văn hóa truyền thống dân tộc và văn hóa tổ chức của mỗi đơn vị có tác động đến sự trường tồn và phát triển của tổ chức đó. Mỗi tổ chức cần có sự định hướng, sự sang tạo của từng cá nhân, của từng tổ chức để biến cái cũ thành cái mới.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, bằng những tìm tòi thông qua các tài liệu và sách báo, mạng Internet, chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết, khái niệm về văn hóa, văn hóa tổ chức, đã đúc kết được văn hóa tổ chức, nó là chất keo dính giúp các thành viên hướng đến những chuẩn mực, thái độ hành vị trong tổ chức.
Dựa trên phân tích những ảnh hưởng, tác động và ảnh hưởng của văn hóa truyền thống dân tộc đến văn hóa tổ chức, đặc biệt là trong văn hóa hành chính, luận văn đã xây dựng năm kiểu mô hình văn hóa trong tổ chức. Bên cạnh đó, luận văn đã phân tích được các đặc tính và các thành tố cơ bản của văn hóa tổ chức như sau: các thành tố hữu hình, các chuẩn mực… cho đến sự tự quản của các thành viên trong tổ chức, các cơ chế tổ chức, sự hỗ trợ của lãnh đạo với nhân viên, sự đoàn kết và sự thể hiện tinh thần trong tổ chức, các thành tố hữu hình, chuẩn mực, niềm tin, giá trị và cách ứng xử và không thể không nói đến tác động lớn nhất là ảnh hưởng của nhà lãnh đạo, những tác động tích cực và tiêu cực đến hiệu quả hoạt động và quản lý tổ chức. Đây cũng chính là những lý luận cơ bản để làm nền tảng, tiền đề cho viêc phân tích thực trạng chương 2 và đề xuất những giải pháp ở chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA TỔ CHỨC TẠI SỞ LAO ĐỘNG