ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc
1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Định Nam Định
Từ một ngân hàng chủ yếu cho vay doanh nghiệp lớn, những năm gần đây, VietinBank – Chi nhánh Nam Định chuyển hướng sang cho vay cá thể với chiến lược đồng bộ từ thay đổi mô hình tín dụng đến thiết kế gói sản phẩm linh hoạt, hấp dẫn dành cho tín dụng cá nhân. Quy trình tín dụng được chuyển đổi theo hướng chuyên môn hóa. Theo đó, phân tách rõ ràng nhiệm vụ của cán bộ phòng bán lẻ, nhân viên thẩm định sẽ tập trung phân tích, thẩm định khách hàng, còn cán bộ Quan hệ khách hàng sẽ thực hiện nhiệm vụ quan hệ, chăm sóc khách hàng đã thúc đẩy việc chủ động tiếp cận, phát triển, tìm kiếm khách hàng mới. Đồng thời trong việc xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng, VietinBank – Chi nhánh Nam Định cũng có sự chuyển hướng sang tăng giao chỉ tiêu cho khối bán lẻ.
Theo phân tích của Giám đốc VietinBank – Chi nhánh Nam Định, cho vay bán lẻ với món vay nhỏ, đối tượng khách hàng có thu nhập khá ổn định, thời hạn vay của các gói sản phẩm thường là trung, dài hạn nên đảm bảo sự tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững. Tuy nhiên, do đặc thù cấp tín dụng cho đối tượng bán lẻ là khách hàng nhỏ, nên số lượng khách hàng lớn, địa bàn cho vay rộng nên công tác quản lý tín dụng phải luôn được chú trọng. Tập trung nhiều giải pháp hiệu quả, tín dụng bán lẻ đã có bước phát triển nhanh, tỷ trọng lĩnh vực này trên tổng dư nợ đã tăng từ 15% (năm 2014) lên 35% ở thời điểm hiện tại. Các sản phẩm bán lẻ được thiết kế theo các gói ngành nghề như nông nghiệp, thủy sản, tiêu dùng, trong đó, cho vay tiêu dùng hiện chiếm 25% trong hơn 1.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bán lẻ của chi nhánh.
1.3.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Ninh Bình Ninh Bình
Những năm qua, Vietcombank – Chi nhánh Ninh Bình cũng liên tục có sự điều chỉnh về nhân lực và các giải pháp để khai thác thị trường tín dụng bán lẻ tại địa bàn. Mô hình mới được áp dụng theo chủ trương của ngân hàng cấp trên trong năm
2015 của Vietcombank – Chi nhánh Ninh Bình đã rút gọn phòng khách hàng Doanh nghiệp, nâng quy mô cho phòng khách hàng bán lẻ với việc quản lý toàn bộ khách hàng cá nhân và cả các doanh nghiệp siêu vi mô, doanh nghiệp nhỏ.
Chiến lược tăng trưởng tín dụng bán lẻ cùng với sự phát triển mạnh về mạng lưới những năm gần đây đã giúp Vietcombank – Chi nhánh Ninh Bình đưa chính sách tín dụng bán lẻ vào thực tiễn. Công tác quản lý tín dụng bán lẻ luôn được Ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm; việc lập kế hoạch, triển khai, giám sát và kiểm tra thường xuyên đã giúp cho không chỉ các đối tượng là cán bộ, công nhân viên tại địa bàn tiếp cận thuận lợi các sản phẩm tiêu dùng mà hàng nghìn hộ nông dân cũng đã có cơ hội sử dụng vốn. Ngoài ra, tín dụng bán lẻ cũng tạo điều kiện để ngân hàng bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác và góp phần khẳng định thương hiệu Vietcombank trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
1.3.3 Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh nhánh Hà Tĩnh
Từ năm 2010, BIDV Hà Tĩnh đã thành lập phòng khách hàng cá nhân gắn với việc xây dựng chiến lược phát triển hoạt động bán lẻ nhằm tập trung đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân và hộ gia đình để tiêu dùng và phục vụ sản xuất, kinh doanh. Với lượng khách hàng cá nhân lớn, BIDV Hà Tĩnh hướng tới cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng, chuẩn hóa, đồng thời, thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với từng phân khúc khách hàng, bao gồm: cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở, cho vay tín chấp tiêu dùng (vay lương, thấu chi tài khoản…), mua ô tô, cho vay du học.
Với BIDV Hà Tĩnh, việc mở rộng cho vay lĩnh vực bán lẻ đã khẳng định hiệu quả, tỷ trọng cho vay lĩnh vực này chiếm hơn 30% tổng dư nợ toàn Chi nhánh, chiếm gần 40% tổng lợi nhuận. Cũng từ tính chuyên nghiệp cao trong cho vay cá nhân và khâu quản lý tín dụng bán lẻ được chú trọng nên khi tập trung thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất trong phát triển mô hình sản xuất nông thôn mới, tín dụng ưu đãi như cho vay đóng tàu theo Nghị định 67/NĐ-CP, cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, chi nhánh đã giải ngân thành công gần 1.000 tỷ đồng
trong khoảng thời gian 3 năm trở lại đây. Năm 2018, BIDV Hà Tĩnh được đánh giá là một trong số những Ngân hàng lớn trên địa bàn Hà Tĩnh cấp tín dụng hiệu quả nhất cho đối tượng khách hàng bán lẻ, mang lại NIM cao cho Ngân hàng.
1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh - Chi nhánh Hà Tĩnh
Qua phân tích kinh nghiệm quản lý tín dụng bán lẻ tại VietinBank – Chi nhánh Nam Định là chi nhánh trong cùng hệ thống VietinBank có nhiều điểm tương đồng với Chi nhánh Hà Tĩnh, hay kinh nghiệm tại Vietcombank - Chi nhánh Ninh Bình là chi nhánh mạnh về tín dụng bán lẻ trong hệ thống của Vietcombank, và kinh nghiệm tại BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh là đối thủ cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho thấy các ngân hàng hiện nay đang tập trung mạnh vào tín dụng bán lẻ bởi những lợi ích và hiệu quả mang lại. VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh với những lợi thế sẵn có về nguồn lực và thương hiệu phải tập trung khai thác tốt thị trường tín dụng bán lẻ tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, lựa chọn và triển khai đa dạng các sản phẩm cho vay mang lại hiệu quả cao để áp dụng. Cụ thể, Chi nhánh cần triển khai cấp tín dụng các đối tượng khách hàng đáp ứng điều kiện cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn với lãi suất cạnh tranh và đạt được mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn. Mặt khác, từ kinh nghiệm của VietinBank – Chi nhánh Ninh Bình, VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh có thể phân tích thị trường, phát triển cho vay tiêu dùng, trong đó tăng cường cho vay tín chấp thông qua các đơn vị có trả lương qua VietinBank bởi đây là đối tượng khách hàng có thu nhập ổn định, NIM cho vay từ sản phẩm cho vay này ở mức cao. Ngoài ra, VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác marketing để quảng bá các sản phẩm tín dụng đến với đông đảo khách hàng trên địa bàn; tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn, kỹ năng xử lý công việc và đạo đức tốt. Mặt khác, Ban lãnh đạo Chi nhánh cần phải tập trung quan tâm đến công tác quản lý tín dụng bán lẻ để luôn bám sát mục tiêu, hướng đến tăng trưởng tín dụng bán lẻ một cách an toàn, hiệu quả, góp phần khẳng định vị thế và uy tín của VietinBank tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu.
2.1.1.Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu thứ cấp; được thu thập từ phòng tổng hợp, phòng bán lẻ thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh trong giai đoạn nghiên cứu.
Các số liệu còn được thể hiện ở báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh năm 2016-2018
Các số liệu khác về tình hình huy động vốn, tình hình cấp tín dụng bán lẻ của VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh như: Dư nợ bán lẻ, tỷ trọng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu … được cập nhật theo các chương trình khai thác số liệu trên hệ thống của VietinBank.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng thông tin, số liệu từ những tài liệu, nghiên cứu của các tác giả đã được công bố rộng rãi.
2.1.2.Phương pháp phân tích số liệu.
- Phương pháp thống kê mô tả
Sau khi thu thập dữ liệu, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng xuyên suốt để hệ thống hóa các dữ liệu về phát triển tín dụng bán lẻ tại VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh, từ đó rút ra nhận xét, đánh giá về thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh.
- Phương pháp so sánh
Trên cơ sở số liệu đã được thu thập, phương pháp so sánh được dùng so sánh số thực hiện của năm nay và năm trước để thấy được xu hướng biến động cả về số tuyệt đối lẫn tương đối của các chỉ tiêu trong 3 năm gần đây. Dựa trên nội dung, ý nghĩa của các chỉ tiêu, các tỷ số phản ánh quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng để phân tích, đánh giá những biến đổi của các chỉ tiêu và các tỷ số đó. Qua đó thấy được những kết quả của phát triển tín dụng bán lẻ trong thời gian qua để có những
biện pháp điều chỉnh thích hợp nhằm phát triển hơn nữa tín dụng bán lẻ tại VietinBank – Chi nhánh Hà TĨnh.
2.2. Các bƣớc thực hiện và thu thập số liệu
Tác giả thực hiện luận văn theo tuần tự các bước nghiên cứu sau:
Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về tín
dụng ngân hàng thương mại và quản lý hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại. Bước này chủ yếu phục vụ nghiên cứu tại chương 1. Trong chương này, tác giả chủ yếu thu thập các khái niệm, quy định trên các giáo trình, tài liệu về ngân hàng thương mại, tín dụng ngân hàng thương mại và khoa học về quản lý…
Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu, sách báo, website, các văn bản pháp luật của ngân hàng nhà nước, các bài viết, các luận án thạc sỹ tham khảo trên thư viện luận văn…
Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng công tác quản lý
hoạt động tín dụng bán lẻ tại VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2016 -2018 Bước này chủ yếu phục vụ cho chương 3. Trong bước này tác giả thu thập số liệu trên các báo cáo tổng kết kinh doanh hàng năm của VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh. Các số liệu này được xử lý bằng phần mềm Excel.
Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động tín dụng
bán lẻ tại VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh, những tồn tại và hạn chế, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng bán lẻ của VietinBank - Chi nhánh Hà Tĩnh đến 2025.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TĨNH
3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh
VietinBank - Chi nhánh Hà Tĩnh hiện là Chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, được thành lập vào tháng 10 năm 2004. Trải qua 15 năm hoạt động, VietinBank - Chi nhánh Hà Tĩnh nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và theo định hướng tập trung vào khách hàng. Cùng với sự phát triển của đất nước, VietinBank - Chi nhánh Hà Tĩnh thực hiện kinh doanh đa tổng hợp, hoạt động đầy đủ các chức năng của Ngân hàng thương mại, kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phục vụ các khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh có địa bàn hoạt động trải rộng gồm: trụ sở chính tại Thành phố Hà Tĩnh và 05 Phòng giao dịch tại các huyện, thị xã gồm: Thị xã Kỳ Anh, huyện Hương Khê, huyện Đức Thọ và Thị xã Hồng Lĩnh. Tuy nhiên, thị trường hoạt động còn có nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế chưa có sự bứt phá, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, công nghiệp vẫn chủ yếu là sản xuất vừa và nhỏ, tốc độ phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch và cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được yêu cầu, việc thu hút vốn đầu tư vẫn còn hạn chế.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh.
Hiện nay, VietinBank - Chi nhánh Hà Tĩnh có hơn 100 cán bộ với tuổi đời bình quân là 33, trong đó tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 83%. Các Phòng giao dịch của Chi nhánh hoạt động theo chức năng riêng đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc. Các đơn vị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để thực hiện tốt các hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của các đơn vị ngày càng được cải tiến đảm bảo sự thuận lợi cho
việc triển khai các sản phẩm mới, đáp ứng và phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng trong cơ chế thị trường theo định hướng của một Ngân hàng đa năng, hiện đại.
Đến cuối năm 2018, VietinBank - Chi nhánh Hà Tĩnh có mạng lưới ngân hàng tại thành phố và các huyện bao gồm:
- Trụ sở chính tại: Số 82, Phan Đình Phùng, Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. - 05 Phòng Giao dịch gồm:
+ PGD Hương Khê tại Khối phố 07 – Thị trấn Hương Khê – huyện Hương Khê. + PGD Đức Thọ tại Thị trấn Đức Thọ - H. Đức Thọ
+ PGD Kỳ Anh tại phường Sông Trí – Thị xã Kỳ Anh. + PGD Vũng Áng tại phường Kỳ Long – Thị xã Kỳ Anh. + PGD Hồng Lĩnh tại Phường Nam Hồng – Thị xã Hồng Lĩnh.
Về mô hình hoạt động, VietinBank - Chi nhánh Hà Tĩnhthực hiện triển khai hoạt động theo mô hình hiện đại hoá, gồm 1 cửa và 5 khối (Sơ đồ 3.1).
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh
(Nguồn: VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh 2018
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
3.1.3. Thực trạng hoạt động tín dụng của VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh.
3.1.3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng.
Trong giai đoạn 2016 -2018 thực hiện định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh và sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam, VietinBank - Chi nhánh Hà Tĩnh đã chủ động mở rộng cho vay, tìm kiếm dự án, tìm kiếm khách hàng thực hiện gia tăng doanh số hoạt động tín dụng, tích cực trong việc cơ cấu lại tín dụng, đặc biệt đẩy mạnh cho vay lĩnh vực tiêu dùng, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ và cho vay các lĩnh vực ưu tiên của chính phủ, cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra Chi nhánh cũng tăng cường hỗ trợ các hộ kinh doanh bị ảnh hưởng của sự cố môi trường biển để vượt qua khó khăn, tạo bước phát triển ổn định, bền vững. Đồng thời, Chi nhánh tiếp tục mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, tích cực triển khai thực hiện nghị quyết 18/NQ-CP của Chính Phủ và Chỉ thị 02 của Ngân hàng nhà nước, tiếp tục thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại thông tư 27/2014/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động tín dụng của VietinBank - Chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2016 -2018 TT Chỉ tiêu Năm 2016 (tỷ đ) Năm 2017 (tỷ đ) Năm 2018 (tỷ đ) So sánh (%) 2017/ 16 2018/ 17 2018/ 16 1 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 4,052 4,568 5,287 112.7 115.7 130.5 Cơ cấu tín dụng 1.1 Theo kỳ hạn
Dư nợ cho vay ngắn hạn 3,082 3,552 4,227 115.2 119.0 137.2 Dư nợ cho vay trung và
dài hạn 970 1,016 1,060 104.7 104.3 109.3