2.1.2 .Phương pháp phân tích số liệu
3.2. Phân tích thực trạng công tác quản lý tín dụng bán lẻ tại VietinBank– Ch
3.2.3. Công tác kiểm soát hoạt động tín dụng bán lẻ
3.2.3.1. Kiếm soát công tác lập kế hoạch tín dụng bán lẻ.
Định kỳ hàng quý, hàng năm, Chi nhánh đánh giá mức độ và kết quả thực hiện kế hoạch tín dụng bán lẻ theo kế hoạch đề ra. Từ đó giúp Ban lãnh đạo Chi nhánh kiểm
soát được công tác lập kế hoạch có phù hợp và sát với khả năng thực tế hay không để có sự điều chỉnh trong kỳ kinh doanh tới.
3.2.3.2 Kiếm soát công tác thực hiện kế hoạch tín dụng bán lẻ. a) Kiếm soát việc thực hiện các chỉ tiêu.
Chi nhánh thường xuyên kiếm tra, rà soát các kế hoạch đã đề ra; Hàng tháng Ban lãnh đạo Chi nhánh đều có cuộc họp giao ban, mỗi cán bộ nói chung và Cán bộ Quan hệ khách hàng bán lẻ nói riêng đều phải gửi bảng tổng hợp các chỉ tiêu, số liệu đạt được của mình trong tháng để báo cáo trực tiếp với Ban giám đốc. Ban lãnh đạo có sự động viên, khích lệ kịp thời đối với các đồng chí hoàn thành chỉ tiêu trong tháng, tuy nhiên cũng có các hình thức khiển trách và làm việc trực tiếp đối với các đồng chí còn chưa hoàn thành chỉ tiêu, đặc biệt là các đồng chí có mức hoàn thành thấp.
Hàng tháng, Ban lãnh đạo và các đồng chí Trưởng/phó phòng nghiệp vụ có cuộc họp cán bộ cốt cán để cập nhật tình hình kinh doanh của Chi nhánh, đánh giá hoạt động kinh doanh nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng.
Đối với mảng tín dụng bán lẻ, đồng chí Phó giám đốc Chi nhánh phụ trách bán lẻ là người làm việc trực tiếp với Lãnh đạo phòng bán lẻ và lãnh đạo Phòng giao dịch, đánh giá các chỉ tiêu trong tháng như: Dư nợ tín dụng bán lẻ tăng thêm, NIM bán lẻ, các chỉ tiêu bán chéo từ hoạt động tín dụng bán lẻ. Đặc biệt, các khoản nợ quá hạn, nợ xấu còn tồn đọng luôn được quan tâm sát sao. Trong năm 2016-2018, ngoài một số khoản vay phát sinh nợ quá hạn do yếu tố khách quan thì Chi nhánh đã xử lý được 12.216 triệu đồng nợ xấu bán lẻ.
Chi nhánh luôn bám sát chỉ đạo của NHCT Việt Nam trong hoạt động tín dụng bán lẻ, với định hướng tăng trưởng an toàn, tập trung vào hiệu quả, lựa chọn các sản phẩm cho vay phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng khách hàng và mang lại NIM cao.
b) Kiểm tra, kiểm soát tuân thủ quy trình, quy chế.
Trong xu thế phát triển của các ngân hàng theo hướng ngân hàng bán lẻ, hoạt động tín dụng bán lẻ là một trong những hoạt động chính của ngân hàng, hiệu quả của hoạt động cho vay phụ thuộc vào chất lượng của các khoản cấp tín dụng. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, quy chế của ngành, các quy định của
pháp luật là một trong những yêu cầu đầu tiên của hoạt động cấp tín dụng. Do đó, để nâng cao chất lượng thẩm định cũng như hạn chế những tồn tại phát sinh, những rủi ro tiềm ẩn không lường trước có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng các khoản nợ, NHCT Việt Nam đã thành lập Phòng kiểm tra, kiểm soát hoạt động độc lập với hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Bộ phận kiểm tra, kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra, rà soát tất cả các hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong đó có hoạt động cấp tín dụng bán lẻ.
Các kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề tín dụng, kiểm tra các khoản vay theo chương trình tín dụng, kiểm tra toàn diện hoạt động của chi nhánh, các phòng giao dịch... được phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ xây dựng định kỳ hàng tháng, hàng quý.
Thông qua công tác kiểm tra kiểm soát, bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ đã tham mưu kịp thời cho ban lãnh đạo Chi nhánh trong việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế tối đa các sai sót phát sinh, ngăn chặn và xử lý kịp thời các sai phạm góp phần đưa hoạt động kinh doanh tuân thủ đúng quy chế, quy trình nghiệp vụ của ngành và các quy định của pháp luật.
Tại VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh, theo số liệu các cuộc kiểm tra, kiểm soát của khu vực cũng như các đoàn kiểm tra toàn diện, lỗi phát sinh từ quá trình tác nghiệp của chi nhánh giảm dần qua các năm. Cụ thể: Năm 2016, tỷ lệ lỗi phát sinh là 25%, năm 2017 là 20% và đến năm 2018 tỷ lệ lỗi giảm xuống còn 16%; Đa phần các lỗi tác nghiệp được bộ phận kiểm tra kiểm soát phát hiện đã được Chi nhánh khắc phục kịp thời, đồng thời Chi nhánh thường xuyên tổ chức họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với những lỗi phát sinh được Đoàn kiểm tra chỉ ra.
c) Kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng bán lẻ.
Cũng giống như các NHTM khác trong hệ thống ngân hàng, VietinBank cũng có quy trình riêng về nội dung kiểm tra, kiểm soát sau vay nhằm giảm thiểu rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng nói chung và khách hàng bán lẻ nói riêng. Bởi vậy, quy trình này được VietinBank – Chi nhánh Hà Tĩnh thực hiện theo quy định.
- Đánh giá và theo dõi mục đích sử dụng vốn vay
Sau khi nguồn vốn vay được giải ngân cho khách hàng, chi nhánh thường xuyên theo dõi mục đích sử dụng vốn vay nhằm kiếm soát mục đích vay của khách
hàng đồng thời nắm rõ được việc tạo ra nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng của khách hàng. Theo quy định hiện hành của NHCT Việt Nam, Chi nhánh đã tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vay vốn đối với:
- Giải ngân bằng tiền mặt, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày giải ngân;
- Giải ngân chuyển khoản, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay trong vòng 01 tháng kể từ ngày giải ngân;
- Đối với cho vay dự án, vay tiêu dùng, định kỳ 6 tháng/lần kiểm tra tình hình thực hiện dự án, sử dụng vốn.
- Đối với bảo lãnh, định kỳ chi nhánh yêu cầu kiểm tra tình hình thực hiện bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ phát sinh bảo lãnh. Căn cứ vào từng loại bảo lãnh mà Chi nhánh sẽ có quy định cụ thể. Có thể thấy so với các Tổ chức tín dụng khác thì đối với cấp tín dụng bảo lãnh Chi nhánh thực hiện kiểm soát mục đích cấp tín dụng chặt chẽ hơn.
Việc kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn trong nhằm tránh tình trạng khách hàng sau khi được tài trợ vốn lại sử sụng vào mục đích khác nhất là với giải ngân bằng tiền mặt, tuy nhiên thời gian kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay trong trường hợp giải ngân tiền mặt, chuyển khoản là hơi dài, dẫn đến một số trường hợp chi nhánh không thẻ kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.
- Kiểm tra hoạt động SXKD và tình hình tài chính định kỳ khách hàng.
Theo quy định, định kỳ 6 tháng/lần Chi nhánh phải kiểm tra tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng để từ đó có đề xuất tín dụng phù hợp với khách hàng. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì việc quy định kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần là tương đối dài, bởi cần phải đề phòng trường hợp trong vòng 6 tháng đủ để nhiều doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, di chuyển địa điểm kinh doanh...
Đối với các khách hàng bán lẻ, hiện chi nhánh chưa có quy định về định kỳ kiểm tra nguồn thu nhập của Khách hàng cá nhân trong khi đó nguồn thu nhập của các khách hàng cá nhân ảnh hưởng lớn tới khả năng trả nợ của khách hàng.
Thực tế tại Chi nhánh, cán bộ tín dụng chưa thực sự nghiêm túc trong việc kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng, thậm chí là không kiểm tra hoặc nếu có kiểm tra thì chỉ mang tính chất đối phó và nội dung sơ sài chưa đáp ứng được yêu cầu.