Khả năng vận dụng kinh nghiệm của các nước vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 26 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.3. Khả năng vận dụng kinh nghiệm của các nước vào Việt Nam

1.4.3.1. Đối với chính sách quản lý của nhà nước

Phát triển dạy nghề được coi là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của các nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thế kỉ 21.

Nhà nước thống nhất quản lý về dạy nghề, trong đó chủ yếu quản lí về điều kiện để mở rộng cơ sở đào tạo, tiêu chuẩn đào tạo, cấp chứng chỉ và dạy nghề; tăng cường xây dựng hệ thống văn bản pháp luật, trong đó phân cấp mạnh cho các địa phương, các cơ sở đào tạo.

1.4.3.2. Đối với doanh nghiệp

Việc đào tạo thực tế hiện nay ở các trường nghề của Việt Nam chưa phải giống với thực tế mà sau khi học sinh tốt nghiệp sẽ ra làm ở các doanh nghiệp. Chính vì vậy cần phải đầu tư để cho các thiết bị, máy móc và cách đào tạo thực tế ở trong các trường nghề phải giống như ở trong các doanh nghiệp.

Ngoài ra cũng cần có những cơ chế để thu hút nhiều hơn các doanh nghiệp sẵn sàng mở cửa cho học viên thực tập với thời gian 2 tuần, 4 tuần hay 8 tuần … ngay từ lúc bắt đầu vào học nghề.

1.4.3.3. Đối với cơ sở đào tạo nghề

Các trường nghề cần thực hiện liên thông trong dạy nghề; thực hành mô hình đào tạo nghề song hành, vừa trong nhà trường, vừa trong doanh nghiệp. Các cơ sở dạy nghề cũng cần phải tăng cường hơn nữa công tác hướng nghiệp, tuyển sinh định hướng theo nhu cầu chứ không phải theo khả năng cung cấp của cơ sở dạy nghề.

Bên cạnh đó cũng cần chú trọng phát triển các chương trình hợp tác với doanh nghiệp nhằm kết nối cung - cầu, đảm bảo yêu cầu về chất lượng sinh viên được đào tạo đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Kết luận Chƣơng 1

1. Đào tạo nghề là một phân hệ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đào tạo nghề là việc trang bị năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) hành nghề cho người lao động để người lao động có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm.

2. Thúc đẩy và phát triển tốt vai trò của doanh nghiệp trong công tác dạy nghề sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả nền kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô, cho doanh nghiệp, cho cơ sở đào tạo và cho người học. Có nhiều hình thức hợp tác khác nhau giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề. Việc lựa chọn hình thức nào cho phù hợp tùy thuộc vào quy mô, tính chất và mức độ hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề.

3. Kinh nghiệm của các nước có hoạt động dạy nghề phát triển như Đức, Malaysia... cho thấy nếu nhà nước có hệ thống chính sách thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ và mạnh mẽ của doanh nghiệp vào công tác dạy nghề, phù hợp với chiến lược phát triển toàn bộ nền kinh tế nói chung thì sẽ tạo ra những bước tiến vượt bậc trong việc xây dựng nguồn nhân lực có tay nghề và kỹ năng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA DOANH NGHIỆP VÀO ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)