7. Kết cấu của luận văn
2.1. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề lớn nhƣng doanh nghiệp chƣa
2.1.1. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghềở nước ta hiện nay
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến 1/1/2012, cả nước có 541.103 doanh nghiệp, trong đó có 375.732 doanh nghiệp đang hoạt động thực tế (có 9385 doanh nghiệp FDI), thu hút khoảng 10 triệu lao động làm việc. Trong khi đó, theo Quy hoạch nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, chỉ tính riêng số lao động trong các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sẽ tăng lên 15 triệu người vào năm 2015 và đến năm 2020 tăng lên 20 triệu người. Nhu cầu đào tạo nghề mới cho lao động mới tuyển dụng này là rất lớn, chưa kể nhu cầu đào tạo, đào tạo lại cho số lao động hiện có [2].
Nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề đến năm 2020 của một số ngành mũi nhọn và tập đoàn, tổng công ty lớn khoảng 834.000 người. Nhu cầu nhân lực trình độ tay nghề cao cho một số tập đoàn kinh tế khi mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ ngày càng tăng lên. Nhu cầu về lao động qua đào tạo nghề của một số khu công nghiệp, khu kinh tế cũng khá lớn. Khu kinh tế Dung quất từ nay đến 2015 cần khoảng 28.000 lao động qua đào tạo nghề; Khu kinh tế Chu Lai đến năm 2015 cần gần 34.000 lao động qua đào tạo nghề... [16]
Một số nhóm ngành đang có nhu cầu cao về lao động qua đào tạo nghề như dệt may, da giày, cơ khí lắp ráp, xây dựng, đồ gỗ, lắp ráp thiết bị điện và điện tử, ... Trong khi một số nhóm ngành khác mặc dù nhu cầu chưa cao nhưng vẫn thiếu như lập trình viên, cơ - điện tử, chế biến công nghiệp... Theo
Quy hoạch nguồn nhân lực đến năm 2015, tổng số nhân lực ngành công nghệ thông tin khoảng 556.000 người, và đến năm 2020 là 758.000 người [2].