7. Kết cấu của luận văn
3.1. Bối cảnh mới tác động tới sự tham gia của doanh nghiệp vào đào tạo
3.1.1 Bối cảnh quốc tế
Toàn cầu hoá kinh tế đang là xu thế khách quan, tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức cho dạy nghề. Quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá liên quan đến giáo dục dạy nghề là điều kiện tốt để giáo viên trường nghề và người học nghề các nước có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm với nhau nên cần phải xây dựng chuẩn đào tạo và định hướng cho người lao động để họ đạt được các tiêu chí đã đề ra đồng thời có thể so sánh trên thị trường lao động quốc tế và được thị trường chấp nhận.
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trên thế giới đang phát triển với tốc độ rất nhanh, đòi hỏi dạy nghề phải thích ứng. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu sắc, bên cạnh sự hợp tác là sự cạnh tranh và ngày càng quyết liệt; việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế; chất lượng nguồn nhân lực sẽ là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và sự thành công của mỗi quốc gia.Việc mở cửa thị trường lao động tạo ra sự dịch chuyển lao động giữa các nước, đòi hỏi các quốc gia phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình; mặt khác, đòi hỏi người lao động phải có năng lực cạnh tranh cao (trên cơ sở nâng cao vốn nhân lực, năng lực nghề nghiệp). Người lao động phải thường xuyên câp nhật kiến thức, kỹ năng nghề và phải có năng lực sáng tạo, có khả năng thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của công nghệ và đòi hỏi người lao động phải học tập suốt đời. Hiện nay hầu hết
các nước đã chuyển đào tạo từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động. Chương trình việc làm toàn cầu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), đã khuyến cáo các quốc gia tổ chức đào tạo nghề linh hoạt theo hướng cầu của thị trường lao động, nhằm tạo việc làm bền vững.
3.1.2. Bối cảnh trong nước
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) tiếp tục khẳng định một trong ba đột phá chiến lược trong Chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2011 - 2015 là "phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn chặt chẽ phát triển nguồn lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ" và "Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội" cũng được xác định là giải pháp quan trọng của Chiến lược [1]. Bên cạnh đó, theo mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình (tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP; tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 30% trong lao động xã hội) [10] cũng là thách thức to lớn đối với dạy nghề và đòi hỏi dạy nghề phải đi trước một bước để chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước trong giai đoạn mới này.
Quá trình CNH, HĐH dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đòi hỏi phải đổi mới dạy nghề. Đào tạo nghề phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường lao động nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực cho nền kinh tế xã hội đang chuyển dịch theo hướng trở thành nước công nghiệp; một mặt, dạy nghề phải phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu lao động, nhất là khu vực nông
nghiệp, nông thôn gắn với giải quyết việc làm cho người lao động; mặt khác, cần phát triển dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá.
Luật Dạy nghề đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực từ 1/6/2007 là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện cho dạy nghề phát triển nhanh và bền vững, đồng thời là công cụ, kim chỉ nam cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề. Hiện nay, trước những yêu cầu thực tiễn đã cho thấy những điểm chưa phù hợp của Luật Dạy nghề 2006. Ví dụ như Luật cần quy định cụ thể hơn nữa trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc cho học sinh, sinh viên thực hành, thực tập tại doanh nghiệp cũng như những chế độ đãi ngộ phù hợp đối với những lao động đã qua học nghề. Luật dạy nghề cũng chưa xác định chế độ chính sách đối với người lao động sau khi tham gia đánh giá kỹ năng nghề và được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề. - Về kiểm định chất lượng dạy nghề: Khoản 2 Điều 74 Luật Dạy nghề chỉ quy định 2 hình thức kiểm định mà không có hình thức tổ chức kiểm định chất lượng dạy nghề độc lập của các tổ chức. Không thoả mãn yêu cầu về khuyến khích xã hội hoá trong hoạt động dạy nghề. Vì vậy, cần bổ sung quy định này trong Luật Dạy nghề. Bên cạnh đó, Luật Dạy nghề chỉ đề cập đến hội đồng trường công lập và hội đồng quản trị trường tư thục mà không đề cập đến hội đồng quản trị trường có vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, cần quy định nội dung này trong Luật Dạy nghề sửa đổi để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của trường có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, trước yêu cầu của toàn cầu hóa, quốc tế sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, giáo dục… đòi hỏi Luật Dạy nghề đang được sửa đổi để đảm bảo sự phù hợp, thống nhất của pháp luật dạy nghề Việt Nam trong thực tiễn và so với các nước trong khu vực ASEAN.
Mục tiêu tổng quát phát triển dạy nghề là đến năm 2020 dạy nghề đáp ứng nhu cầu về nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh với
trình độ cao, lành nghề, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp và thể chất phục vụ cho các ngành kinh tế, vùng kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm và xuất khẩu lao động; mở rộng quy mô dạy nghề cho người lao động, phục vụ có hiệu quả cho chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, tạo nhiều việc làm có thu nhập cao, cải thiện đời sống cho người lao động. Đến năm 2020 trong lực lượng lao động có 27,5 triệu người được đào tạo nghề, trong đó khoảng 10 triệu lao động nông thôn; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55%, trong đó 28% - 30% có trình độ từ trung cấp nghề trở lên; khoảng 90% số người học nghề có việc làm và 70% có việc làm đúng với nghề được đào tạo [6].
Phát triển dạy nghề là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của người sử dụng lao động và toàn xã hội, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư cho dạy nghề, đồng thời huy động mọi nguồn lực xã hội, sư tham gia của doanh nghiê ̣p, các tổ chức xã hô ̣i cho phát triển dạy nghề. Chính phủ Việt Nam đang thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và tập trung phát triển thị trường lao động. Điều này sẽ có tác động lớn đến doanh nghiệp và người lao động.
Trong tình hình hiện nay chất lượng lao động là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại trong cạnh tranh quốc tế. Trong những năm gần đây Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi trong cạnh tranh.Yếu tố quan trọng của sự hạn chế này là Việt Nam có một lực lượng lao động có chất lượng thấp.Vì vậy việc nâng cao chất lượng lao động nước ta đang là một đòi hỏi cấp thiết. Chất lượng lao động chỉ có thể được nâng cao thông qua quá trình giáo dục đào tạo,trong đó đào tạo nghề là một cấu thành quan trọng.Yêu cầu này đòi hỏi công tác dạy nghề phải phát triển nhanh cả về quy mô lần chất lượng