7. Kết cấu của luận văn
2.1. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề lớn nhƣng doanh nghiệp chƣa
2.1.3. Tuyển sinh và tuyển dụng sau đào tạo nghề
Kết quả Báo cáo điều tra Lao động Việc làm năm 2011 cho thấy tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp. Trong tổng số 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có hơn 8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,6% tổng lực lượng lao động [3]. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp. Hiện cả nước có hơn 43,4 triệu lao động (chiếm 84,4% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó [16]. Con số này đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Bảng 2.1: Tỷ lệ lao động đang làm việc từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt đƣợc
Năm 2007 2009 2010 2011 Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được:100,0100,0100,0 100,0
Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 82,3 82,4 85,3 84,4 Dạy nghề 5,3 6,3 3,8 4,0 Trung học chuyên nghiệp 5,6 4,4 3,5 3,7 Cao đẳng 1,9 1,7 1,7 1,8 Đại học trở lên 4,9 5,2 5,7 6,1
Nguồn: Báo cáo Lao động Việc làm 2011 - Bộ KHĐT và Tổng cục Thống kê
Ở Việt Nam, theo truyền thống, học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở chủ yếu sẽ tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc học bổ túc trung học phổ thông tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. Năm học 2007 - 2008, gần 80% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông, chỉ có 1 tỷ lệ nhỏ học sinh học vào học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (các CSDN là 2,5% và trung cấp chuyên nghiệp là 1,8%), còn lại 17,5% (tương ứng khoảng 275.000 học sinh) không tiếp tục học tập.
Phần lớn học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thường dự thi đại học, cao đẳng khi không đỗ mới chuyển sang học trung cấp chuyên nghiệp hoặc học nghề. Số còn lại có thể ở nhà ôn tập và chờ năm sau thi tiếp hoặc tìm kiếm việc làm khác. Điều này cho thấy tâm lý coi trọng bằng cấp của xã hội Việt Nam và học nghề luôn không phải là lựa chọn đầu tiên của học viên và
gia đình. Theo con số thống kê năm học 2007 - 2008, 43,8% học sinh sau tốt nghiệp trung học phổ thông vào học các trường đại học, cao đẳng; 30,3% vào trung cấp chuyên nghiệp. So sánh tỉ lệ phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam với một số nước trên thế giới có thể thấy tỉ lệ này ở nước ta còn rất thấp. Ở Đài Loan, hệ thống giáo dục được phân thành 2 luồng rất rõ rệt, sau trung học cơ sở chỉ khoảng 20% vào giáo dục phổ thông, còn 80% sẽ vào giáo dục nghề nghiệp. Còn ở Indonesia, một vài năm gần đây, chính phủ Indonesia đã quyết định phải giảm dần tỉ lệ học sinh sau trung học cơ sở vào trung học phổ thông và tăng dần tỉ lệ học sinh sau trung học cơ sở vào học nghề. Năm 2007, tỉ lệ học sinh sau trung học cơ sở vào trung học phổ thông chỉ còn 57% và 43% vào học nghề [16].
Một trong những mục tiêu cụ thể trong Chiến lược Phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 là: Thực hiện đào tạo nghề để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, tương đương 23,5 triệu người vào năm 2015 (trong đó trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ là 20%) và 55% vào năm 2020, tương đương 34,4 triệu người (trong đó trình độ tỷ lệ trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề là 23%). Như vậy, việc thu hút học sinh tốt nghiệp vào học nghề quả là một thách thức lớn để có thể đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược [6].
Năm 2007 là năm đầu tiên thực hiện dạy nghề theo đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh của các CSDN, trên cơ sở năng lực đào tạo của CSDN, nhu cầu của xã hội và của người học nghề và đây cũng là năm đầu tiên triển khai dạy nghề theo 3 cấp trình độ đào tạo thay vì dạy nghề ngắn hạn và dạy nghề dài hạn.Việc tuyển sinh học nghề được thực hiện chủ yếu theo hình thức xét tuyển. Riêng đối với trình độ cao đẳng nghề có thể thực hiện theo hình thức
lượng các kỳ thi, lần đầu tiên Tổng cục Dạy nghề tổ chức thi tốt nghiệp cao đẳng nghề theo ngân hàng đề thi chung cho 7 nghề, năm 2011 tăng lên là 15 nghề (trên tổng số 66 nghề thi tốt nghiệp). Như vậy, trong hai năm 2010 và 2011, ở trong cùng một trường cao đẳng nghề , việc tổ chức thi tốt nghiệp cao đẳng nghề được tiến hành theo 2 hình thức: theo ngân hàng đề thi chung và nhà trường tự tổ chức ra đề thi.
- Thi theo ngân hàng đề thi chung : Đề thi tốt nghiệp dùng chung được biên soạn theo mẫu thống nhất, trên cơ sở mẫu đề thi của Hội thi tay nghề ASEAN. Tổng cục Dạy nghề giao cho một số trường chủ trì và phốihợp với các trường để biên soạn, thẩm định đề thi, có sự tham gia của các chuyên giađến từ các doanh nghiệp. Nội dung đề thi gồm hai phần: bắt buộc và tự chọn; nội dung phần bắt buộc chiếm 70% nội dung của đề thi, tương ứng với 70% số điểm của toàn bài; phần tự chọn chiếm 30% nội dung của đề thi. Như vậy, mặc dù thi theo đề thi chung nhưng vẫn có 30% nội dung thi là do các trường tự xây dựng căn cứ vào chương trình đào tạo của từng trường.
- Thi theo đề thi riêng của từng trường: Đề thi tốt nghiệp cho từng nghề do từng trường biên soạn. Bộ đề thi của mỗi nghề gồm 10 đề lý thuyết và 10 đề thực hành, nội dung đề thi căn cứ vào chương trình đào tạo của từngnghề và của từng trường. Năm 2011, có 101 trường tổ chức kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa 2 bao gồm 78 trường cao đẳng nghề và 23 trường cao đẳng, đại học có dạy cao đẳng nghề, trong đó 75 trường đã tổ chức thi tốt nghiệp theo ngân hàng đề thi chung này (tăng 31 trường so với năm 2010) [16].
Nhiều trường thuộc các tập đoàn kinh tế lớn có quy mô đào tạo khá lớn. Thời gian gần đây chỉ tính riêng các trường của tổng công ty đã tham gia đào tạo nghề với số lượng ngày càng tăng lên: năm 2006: 60.102 người, năm 2010 khoảng 100.000 người.
Tính đến tháng 12/2011 cả nước có trên 283 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (gọi chung là khu công nghiệp) đã thu hút gần 2 triệu lao động đang làm việc (cả trực tiếp và xung quanh các khu công nghiệp) [21]. Ở nước ta đã có những trường thiết lập được các mối quan hệ tốt với doanh nghiệp. Ví dụ như Trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông nghiệp ở Vĩnh Phúc (trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Trường có mạng lưới hợp tác với hơn 100 doanh nghiệp lớn như Honda, Toyota, Prime Group, Nisin, Vinaxuki, v.v… Nhờ vậy, việc đào tạo của trường đã đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Công tác đào tạo phối hợp với giải quyết việc làm thực hiện rất có hiệu quả. Trong quá trình đào tạo, học viên được phân công thực tập tại các doanh nghiệp trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp. Tất cả các học viên đang trong thời gian còn học tại trường đều được các doanh nghiệp đặt hàng, một số doanh nghiệp còn hỗ trợ Trường chi phí đào tạo. Chính vì vậy, sau khi tốt nghiệp ra trường, hầu hết sinh viên và học sinh của trường đều nhận được công việc phù hợp với chuyên môn đào tạo.
Bảng 2.2: Tỷ lệ tốt nghiệp và làm việc tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp