Số lượng và cơ cấu cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề lớn nhƣng doanh nghiệp chƣa

2.1.2. Số lượng và cơ cấu cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp

Số lượng CSDN tăng lên khá nhanh trong vòng 10 năm trở lại đây, đặc biệt là các trung tâm dạy nghề. Các nhóm nghề được nhiều CSDN triển khai đào tạo là nhóm nghề công nghệ kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và nhóm nghề công nghệ thông tin… Tuy nhiên, các nhóm nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp còn được ít trường đào tạo, nhất là khối trường cao đẳng nghề.

Các CSDN được phân bố chưa đồng đều giữa các vùng kinh tế - xã hội và giữa các địa phương trong từng vùng. Các CSDN, nhất là các trường cao đẳng nghề và trung cấp nghề tập trung chủ yếu ở các địa bàn đô thị. Tuy nhiên, mạng lưới dạy nghề chưa gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia cũng như của địa phương, phân bố còn nhiều bất cập giữa các vùng miền. Chưa quy hoạch mạng lưới CSDN theo nghề; các CSDN đang theo hướng đa ngành nghề, chưa chú ý đến việc đào tạo các nghề chuyên ngành; chưa hình thành được những trường nghề chất lượng cao, nhất là trường nghề đạt đẳng cấp quốc tế; chưa hình thành được ở các vùng những trung tâm lớn về đào tạo nghề tạo sự đột phá về chất lượng nguồn lao động cho các địa phương trong vùng.

Hiện nay, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đã thành lập trường đào tạo nghề hoặc trung tâm dạy nghề để đào tạo cho lao động tuyển mới, đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho lao động. Ví dụ như Khu công nghiệp Hà Nội, Khu công nghiệp Vĩnh Phúc, Khu công nghiệp Bắc Ninh, v.v…

Các Tập đoàn kinh tế lớn cũng đã tham gia tích cực vào đào tạo nghề và có quy mô đào tạo khá lớn. Ví dụ như trường nghề của LILAMA đã cung ứng hàng năm khoảng 3-4.500 người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp nghề.

Trường Cao đẳng nghề Dầu khí đã đào tạo được hơn 70.000 lượt người, hơn 15.000 công nhân kỹ thuật với 27 nghề khác nhau…

Các CSDN ngoài công lập tuy có xu hướng tăng, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số các CSDN và chủ yếu đào tạo những nhóm nghề đầu tư thấp. Đến nay, cả nước có gần 200 CSDN thuộc các doanh nghiệp, trong đó có 119 trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề (chiếm 27% trong tổng số trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề) bao gồm 34 trường cao đẳng nghề (chiếm 25% trong tổng số các trường cao đẳng nghề) và 85 trường trung cấp nghề (chiếm 28% trong tổng số các trường trung cấp nghề)[16].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nghề ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)