Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là việc làm cần thiết và thƣờng xuyên của mỗi doanh nghiệp, nhƣng trong giai đoạn đổi mới tổ chức quản lý của Công ty hiện nay cần tập trung trọng điểm vào một số vấn đề sau:
3.2.3.1. Đào tạo cán bộ mới
Phòng Tổ chức lao động có thể tham gia thực hiện đào tạo nhân viên trong thời gian ngƣời lao động thử việc. Thời gian đào tạo phụ thuộc vào các đợt tuyển dụng khác nhau trong năm. Với những thông tin, tài liệu đã đƣợc hình thành dùng để phục vụ các chƣơng trình đào tạo đối với nhân viên ký hợp đồng lao động chính thức trong Công ty, Phòng Tổ chức lao động và Ban Giám Đốc có thể tổ chức 2 đến 4 buổi đào tạo nhỏ về Công ty. Do số lƣợng lao động thử việc mỗi năm là con số không quá lớn, nên chi phí bỏ ra không đáng kể. Lợi ích thu đƣợc chính là sự tin tƣởng về sự phát triển bền vững của Công ty, định hƣớng công việc cho chính lao động thử việc, giúp họ có hình ảnh tốt đẹp về Công ty ngay khi mới bƣớc vào môi trƣờng làm việc.
Phòng Tổ chức lao động chịu trách nhiệm lên lịch và bố trí đào tạo.
Bảng 3.3: Chương trình đào tạo thử việc
Chƣơng trình Nội dung đào tạo
PHỔ CẬP Mô hình tổ chức của Công ty Loại hình dịch vụ của VDC
Lịch sử hình thành VDC
Nội quy lao động, kỷ luật lao động Các quy định, quy trình của VDC
An toàn lao động, Phong cách chuyên nghiệp,… Phòng Tổ chức lao động thực hiện theo quy trình đào tạo đã xây dựng của VDC. Sau quá trình đào tạo, sẽ phỏng vấn ngƣời lao động tham gia, cho ý kiến thoả mãn hay không thoả mãn. Từ đó, phát huy những ƣu điểm, hạn chế nhƣợc điểm cho đợt đào tạo tiếp theo.
3.2.3.2. Đào tạo cán bộ quản lý
Để thực hiện tốt công việc quản lý, loại công việc phức tạp bậc cao cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đồng bộ cả về số lƣợng và chất lƣợng. Để làm đƣợc điều này công ty cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất: phải tổ chức hệ thống đào tạo rộng lớn, khoa học, đầu tƣ cho việc đào tạo dƣới nhiều hình thức. Công ty cần tiến hành tổ chức cho cán bộ quản lý đi học tại các trung tâm chuyên đào tạo về quản lý chất lƣợng cao.
Thứ hai: Phải có chƣơng trình, cơ cấu, kiến thức đào tạo phù hợp cho từng loại cán bộ quản lý. Theo kinh nghiệm của các tập đoàn kinh tế lớn và các Công ty lớn trên thế giới thì nguyên tắc đào tạo bồi dƣỡng cán bộ cấp càng cao là tỉ lệ kiến thức về kinh tế, về quản lý cao nhƣng kiến thức kỹ thuật thì vừa phải. Cụ thể đối với tổng giám đốc tỉ lệ đó là: 4-5-1, giám đốc là 4,5- 4-1,5 với quản đốc là 4-3-3 và tổ trƣởng là 3-2,5-4,5. Với tỉ lệ kiến thức nhƣ vậy thì các nhà quản lý ở từng cấp mới phát huy tốt năng lực của mình, tiến hành tổ chức và vận hành công việc một cách trôi chảy và hiệu quả.
Thứ ba: khi đào tạo cán bộ quản lý, cần tuyển chọn những ngƣời có trí thông minh, có năng khiếu tƣ duy quản lý. Vì quản lý đã trở thành một lĩnh vực chuyên ngành khoa học, trên thực tế nó đã trở thành một nghề. Nghề
quản lý có những đặc điểm nổi bật và những đòi hỏi riêng đối với những ngƣời thực hiện. Do đó những cán bộ đƣợc tuyển chọn để đào tạo trở thành cán bộ quản lý cần có những tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Ngƣời có xu hƣớng, định hƣớng về quyền lực, về quản lý kinh tế. - Ngƣời có năng khiếu bẩm sinh về điều khiển ngƣời khác, hợp tác với ngƣời khác.
- Ngƣời có khả năng tƣ duy tổng hợp, tƣ duy nhân quả liên hoàn, có khả năng phát hiện nhanh và giải quyết dứt điểm vấn đề trọng yếu. Công ty cần có các biện pháp và các "Phép thử" để phát hiện và lựa chọn những ngƣời có phẩm chất và tƣ cách nhƣ vậy để tiến hành đào tạo. Có nhƣ vậy việc đào tạo mới có hiệu quả và công ty mới có đƣợc những cán bộ quản lý tài năng.
Thứ tư: Đào tạo cán bộ quản lý phải theo hình thức riêng mang tính đặc thù và thích hợp, cụ thể là:
- Cung cấp các kiến thức cơ bản về kinh tế, về quản lý qua các bài giảng.
- Thảo luận theo các cách khác nhau nhƣ: thảo luận theo nhóm, thảo luận theo kiểu "Bàn tròn", thảo luận theo kiểu "tấn công trí não". Nhằm giúp cho các học viên có tƣ duy sắc bén, có cách nhìn vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Biết cách lật ngƣợc vấn đề để hiểu vấn đề một cách sâu sắc và toàn diện, từ đó đƣa ra cách giải quyết vấn đề một cách triệt để và hiệu quả.
- Xây dựng, phân tích và xử lý các tình huống điển hình trong quản lý. - Sử dụng các phƣơng pháp mô phỏng (hài kịch, trò chơi quản lý). - Đào tạo thông qua việc tập dƣợt xây dựng các đề án cải tiến phƣơng thức quản lý.