STT Thông số Đơn vị Giá trị
1 Thể tích m3 17,143
2 Chiều dài m 3
3 Chiều rộng m 2
4 Chiều cao m 3,5
62
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾT CÁC DẠNG CÔNG TÁC 4.1. Công tác thu thập tài liệu 4.1. Công tác thu thập tài liệu
4.1.1. Mục đích, nhiệm vụ
a) Mục đích
Thu thập tài liệu là một trong những công tác cần thiết trước khi thiết kế. Việc thu thập được nguồn tài liệu tốt sẽ giúp giảm bớt một phần chi phí do tận dụng được nguồn tài liệu sẵn có.
b) Nhiệm vụ
Tìm hiểu về hiện trạng nước thải gồm: lưu lượng, các thông số ô nhiễm, mức độ ô nhiễm, chất lượng nước thải đầu ra cần đạt được và hiệu suất xử lý.
Thu thập , tìm hiểu nguồn gốc phát sinh nước thải, các phương thức thu gom và các phương pháp xử lý nước thải hiện đang được áp dụng.
Thu thập các giáo trình xử lý nước thải và nước sinh hoạt, các tiêu chuẩn/quy chuẩn xả thải, các tiêu chuẩn thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng.
4.1.2. Khối lượng tài liệu thu thập
4.1.2.1. Các tài liệu liên quan đến dự án
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khi tượng, địa chất, địa chất thủy văn khu vực thành phố Hạ Long
- Bản đồ hành chính thành phố Hạ long
4.1.2.2. Các giáo trình tham khảo và các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, tính toán chi phí xây dựng
- TS.Trịnh Xuân Lai, 2009. Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. NXB Xây dựng.
- Hoàng Huệ, Trần Đức Hạ, 2001. Thoát nước tập 1, tập 2. NXB Khoa học và kỹ thuật.
- Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải – ThS. Lâm Vĩnh Sơn.
- TCXD 51:2008 – Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 7957:2008 – Thoát nước, mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế.
- Văn bản số 1751/BXD – VP ngày 14/8/2007 của Bộ xây dựng về Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
- Các tiêu chuẩn về lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu. - Một số các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác liên quan.
4.1.3. Phương pháp thu thập
63 pháp đã được áp dụng:
- Phương pháp tìm hiểu thông tin qua các thầy, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp. Phương pháp này giúp có được thông tin về bản đồ địa chất, địa chất thủy văn, một số tài liệu về tổng quan các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp
- Phương pháp thu thập từ Internet. Đây là phương pháp khá hiệu quả, tiết kiệm chi phí và công sức. Chúng ta có thể dễ dàng tìm được những tài liệu mình cần từ Internet ở mọi lúc, mọi nơi có kết nối Internet như: Các tài liệu có thể thu thập từ ảnh vệ tinh khu vực dự án (qua Google map), các tài liệu về tình hình kinh tế, xã hội của khu vực thực hiện dự án...
- Phương pháp tìm các thông tin cần thiết qua sách của các chuyên gia về lĩnh vực xử lý nước.
- Phương pháp thu thập từ chính quyền và các cơ quan chức năng về tình hình kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên khu vực phường Hồng Hải, TP Hạ Long. Phương pháp này giúp chúng ta thu thập được những tài liệu chính xác nhất về tình hình kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, dân số khu vực thực hiện dự án.
- Phương pháp tham vấn cộng đồng. Phương pháp này giúp chúng ta có những cái nhìn tổng quan nhất về hiện trạng môi trường khu vực qua những đánh giá khách quan từ những người dân trong vùng.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả điều tra, quan trắc và phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa.
4.1.4. Phương pháp chỉnh lý tài liệu
Tất cả các thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, có rất nhiều số liệu thông tin đã cũ, bị trùng lặp hoặc khác nhau, điều này là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, có thể có nguồn chưa chính xác, đặc biệt các thông tin tra cứu trên mạng Internet. Do vậy, cần phải so sánh, chọn lọc những thông tin chính xác, cần thiết và cập nhật nhất để phục vụ cho việc lập dự án theo đúng quy chuẩn bằng các phương pháp như:
- Phương pháp liệt kê: Liệt kê các tài liệu đã thu thập được theo từng loại tài liệu, nguồn gốc các tài liệu, năm ban hành.
- Phương pháp thống kê tài liệu: khi kết thúc công tác thu thập tài liệu cần tiến hành thống kê lại các loại tài liệu đã thu thập được theo hệ thống;
- Phương pháp loại trừ: Lựa chọn các tài liệu cần thiết, có độ chính xác cao, loại trừ các tài liệu không cần thiết, các số liệu phân tích quá cũ, các kết quả phân tích không chính xác hay có nguồn gốc không rõ ràng.
- Phương pháp chọn lọc: Chọn lọc kết quả phân tích có độ chính xác cao, phù hợp với yêu cầu, lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp nhất với điều kiện thực tế của địa phương.
64
4.2. Công tác khảo sát thực địa
4.2.1. Mục đích, nhiệm vụ
- Công tác khảo sát thực địa rất quan trọng và cần thiết đối với tất cả các dự án. Công tác khảo sát thực địa được thực hiện với mục đích giúp người thiết kế có được cái nhìn tổng quan, thực tế nhất về khu vực tiến hành dự án, hiện trạng môi trường khu vực xung quanh mà các tài liệu tham khảo về dự án không cung cấp được.
- Khảo sát hiện trạng và quy trình sản xuất, hệ thống thoát nước, các nguồn thải và tình hình xử lý nước thải của công ty, trên cơ sở đó lựa chọn phương án xử lý nước thải phù hợp với điều kiện khu vực.
4.2.2. Khối lượng công tác
Trước khi thực hiện dự án, bắt buộc phải tiến hành công tác khảo sát thực địa. Công tác khảo sát thực địa bao gồm các công việc như sau:
- Quan sát, chụp ảnh khu vực tiến hành dự án, nguồn xả thải, nguồn tiếp nhận, dự đoán những nơi bị ảnh hưởng khi xây dựng hệ thống…;
- Điều tra hiện trạng và khảo sát môi trường trong khu vực; - Đánh giá sơ bộ về lưu lượng, chất lượng nước thải sản xuất; - Lấy mẫu nước để phân tích (lấy 2 mẫu phân tích);
- Đánh giá sơ bộ hiện trạng môi trường nước nguồn tiếp nhận.
4.2.3. Phương pháp tiến hành
Quá trình điều tra được thực hiện trong một đợt, điều tra theo khu vực định sẵn sao cho thuận tiện với đường giao thông đi lại. Tại mỗi điểm điều tra tiến hành các công tác:
+ Định điểm bằng GPS cầm tay và trên bản đồ địa hình.
+ Đo các thông số hiện trường: pH và một số chỉ tiêu đo nhanh khác. Ghi chép nhật ký thực địa.
+ Lấy mẫu nước:
- Lấy mẫu nước thải theo đúng tiêu chuẩn lấy mẫu. Dùng nhiệt kế, giấy quỳ để xác định nhiệt độ, pH của nước thải tại thời điểm lấy mẫu. Dùng chai hoặc can nhựa đã tráng sạch bằng nước cất và xúc lại ba lần bằng nước định lấy mẫu trước khi lấy. Mỗi mẫu lấy 2 lít. Vị trí lấy mẫu đại diện cho vùng nghiên cứu, đối với mẫu phân tích vi sinh vật được bảo quản trong môi trường lạnh trước khi đem đi phân tích. Thời gian lưu không quá 24 giờ.
- Trình tự lấy mẫu: Ghi kí hiệu lên thành chai và nắp nút. Mở nút chai và giữ nút trên tay không để miệng nút chạm vào da tay hoặc các vật dụng xung quanh. Tay kia cho lọ vào mẫu nước cần lấy trong nguồn thải, tráng chai lại 3 lần bằng nước thải định lấy, sau đó để nước từ từ đi vào dụng cụ lấy mẫu. Đậy nút, xoay chặt không để không khí đi vào dụng cụ chứa mẫu.
65
4.2.4. Phương pháp chỉnh lý thông tin, dữ liệu, số liệu khảo sát
Các thông tin, dữ liệu, số liệu có được từ quá trình khảo sát là cơ sở quan trọng để đánh giá độ chính xác của các tài liệu đã thu thập, đồng thời là nền tảng để thực hiện nhiệm vụ thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Công ty.
Lập bảng giá trị các thông số chất lượng môi trường đã đo đạc được tại hiện trường, so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và đưa ra các nhận xét, đánh giá, giải thích;
Sắp xếp và dán nhãn cho các mẫu nước đã lấy, ghi lại các thông tin cần thiết (tọa độ, địa điểm, thời gian lấy mẫu, mô tả cảm quan về mẫu…) để phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này.
4.2.5. Khối lượng công tác
- Lấy mẫu nước thải và tiến hành kiểm tra xác định pH, nhiệt độ ngay tại hiện trường. - Gửi mẫu về phòng thí nghiệm Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam để phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước theo cột B QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
4.3. Công tác thiết kế hệ thống xử lý
4.3.1. Nhiệm vụ, mục đích
Mục đích: Từ kết quả phân tích chất lượng nước thải của tòa nhà chung cư Hồng Hải– TP Hạ Long, đề xuất dây chuyền xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép với chất lượng nước thải đầu ra quy định tại cột B, QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Nhiệm vụ:
- Tính toán, thiết kế chi tiết hệ thống xử lý;
- Thành lập, xây dựng các bản vẽ thiết kế - Tính toán hiệu quả bài toán kinh tế
4.3.2. Khối lượng thực hiện
- Từ dây chuyền hệ thống xử lý đã đề xuất tính toán chi tiết từng bể của hệ thống. - Thành lập, xây dựng các bản vẽ thiết kế gồm:
Bản vẽ bố trí mặt bằng hệ thống xử lý; Bản vẽ chi tiết từng bể xử lý;
Bản vẽ lắp đặt thiết bị;
- Tính toán hiệu quả kinh tế, chi phí xây dựng, chi phí vận hành hệ thống, chi phí xử lý mỗi mét khối nước thải.
4.4. Công tác chỉnh lý tài liệu và viết báo cáo tổng kết
4.4.1. Mục đích và nhiệm vụ
- Làm cơ sở cho việc lập báo cáo;
- Tất cả các tài liệu thu thập được trong quá trình công tác đều được tiến hành chỉnh lý, đánh giá để đề ra phương hướng cho các công tác còn lại;
66 - Giúp cho việc kiểm tra và phát hiện được những sai sót có thể xảy ra để có biện pháp khắc phục kịp thời;
- Chỉnh lý tài liệu sau khi đã hoàn thành tất cả các công tác để làm báo cáo.
4.4.2. Phương pháp chỉnh lý tài liệu để viết báo cáo
Đánh giá tổng hợp tài liệu làm cơ sở cho công tác thiết kế và viết báo cáo tổng kết, đưa ra nhận xét, những vấn đề đã làm được cũng như những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết, từ đó đưa ra phương hướng giải quyết. Các phương pháp áp dụng trong quá trình chỉnh lý tài liệu để viết báo cáo tổng kết bao gồm:
Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền và mức độ tác động. Các số liệu thu thập được sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của Việt Nam hiện hành, từ đó rút ra những kết luận về hiện trạng và những ảnh hưởng của nước thải đối với môi trường.
Sử dụng phương pháp toán học để xác định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm, giá trị này (trừ pH, độ màu, coliform) được xác định bằng công thức sau:
Cmax = C × Kq × Kf
Trong đó
Cmax: Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xả vào nguồn nước, (mg/l).
C: Giá trị của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, được quy định trong cột B của QCVN 14:2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Kq: Hệ số lưu lượng dung tích nguồn tiếp nhận nước thải. Kf: Hệ số lưu lượng nguồn thải.
Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy của nguồn tài liệu. Các tài liệu thu thập được sẽ được phân loại theo các mức độ tin cậy khác nhau.
Phương pháp thiết kế: Công tác thiết kế được thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn và tài liệu thiết kế hiện đang được áp dụng.
Dựa trên cơ sở tài liệu thu thập được cùng kết quả nghiên cứu ngoài thực địa, tiến hành hệ thống hóa toàn bộ các tài liệu cần thiết để đánh giá mức độ ô nhiễm và đề ra phương án thiết kế xử lý phù hợp.
Lập báo cáo: Bản đồ án phải thể hiện được tất cả các mục tiêu đã đề ra, bao gồm: MỞ ĐẦU
Chương 1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
67 Chương 3. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho tòa nhà chung cư Hồng Hải TP hải Phòng với lưu lượng 250 m3/ ngày đêm
Chương 4. Thiết kế các dạng công tác
Chương 5. Tính toán dự trù nhân lực và kinh phí KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
68
CHƯƠNG 5. TÍNH TOÁN DỰ TRÙ NHÂN LỰC VÀ KINH PHÍ 5.1. Cơ sở tính toán
-Công văn 1776 /BXD-VP, ngày 16 tháng 08 năm 2007. Công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng;
-Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
-Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ Về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
-Thông tư số 83/2002/TT-BTC ngày 25/9/2002 của Bộ Tài Chính về quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
-Thông tư số 2256/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 12/03/2015 quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện;
-Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản;
-Thông tư số 06/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công;
-Nghị định 157/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/11/2018 : Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
-Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;
-Nghị quyết số 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang;
-Nghị định 05/2016/TT-BXD của Chính phủ ban hành ngày 20/3/2016: Hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lí chi phí đầu tư xây dựng;
-Định mức dự toán xây dựng công trình phần lắp đặt ban hành kèm theo văn bản số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng;
-Nghị định số 158/2003/NĐ - CP ngày 10/12/2003 của chính phủ Quy định chi tiết thi hành luật thuế VAT và sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế VAT;
- Quyết định số 4737/QĐ-UBND – UBND Tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành đơn