CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
3.2. Đề xuất quy trình công nghệ xử lý phù hợp
3.2.1. Phương án 1: Công nghệ AO
36
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ xử lý nước bằng công nghệ AO
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Nước thải sinh hoạt từ các hộ, khu vực vệ sinh ăn uống sẽ được đưa đến Bể tách dầu mỡ. Bể có thiết kế nhiều ngăn để giữ lại các váng mỡ nổi trên bề mặt. Tại đây, một song chắn rác được đặt sẵn sẽ làm nhiệm vụ tách rác khỏi nước thải và được vệ sinh định kỳ hàng ngày. Sau khi tách mỡ, nước thải tiếp tục chảy sang bể điều hòa để tiếp tục các thao tác xử lý trước khi xả ra môi trường tiếp nhận. Bể điều hòa được thiết kế với hệ thống phân phối khí dạng ống có đục lỗ lắp đặt ở đáy bể giúp cho việc xáo trộn nước thải được tốt hơn và tăng cường lượng oxy hòa tan trong nước thải. Hơn nữa, việc cung cấp oxy sẽ làm giảm bớt BOD có trong nước thải.
Sau đó nước thải được dẫn sang bể Anoxic, tại đây nước thải sẽ được các vi sinh vật thiếu khí phân giải Nito và Photpho thông qua phản ứng Nitrat hóa và Phô-pho-rit.
Bể Aerotank: Nước thải của nhà máy có chỉ tiêu BOD và COD cao phù hợp với quá trình xử lý sinh học. Nước sau khi qua bể anoxic sẽ được bơm vào bể Aerotank để xử lý COD, BOD bằng phương pháp sinh học. Trong bể có bùn hoạt tính chứa các vi
Song chắn rác Bể tách mỡ Bể điều hòa Bểanoxic Bể aerotank Bể khử trùng Hố thu dầu B ùn tu ần hoàn Clorine khí Bể lắng Hệ thống thoát nước Nước thải, bể tự hoại Rác khí Bể chứa bùn và máy ép bùn Nước tách bùn Máy nén khí Xe hút bùn Xử lý
37 sinh vật hiếu khí, các vi sinh vật này sẽ sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải để làm chất dinh dưỡng để tăng sinh khối, nhờ đó các chất hữu cơ có trong nước thải được phân hủy nhờ các vi sinh vật, làm giảm BOD, COD trong nước. Vì là bể sinh học hiếu khí nên trong bể có hệ thống cấp khí để cung cấp khí O2 cho vi sinh vật phát triển ổn định. Ngoài ra việc cấp khí còn có vai trò khuấy trộn đều bùn trong bể và nước thải, để bùn luôn ở trạng thái lơ lửng, tăng khả năng tiếp xúc giữa bùn và nước thải, tạo thành một hỗn hợp dịch lỏng huyền phù, nâng cao hiệu suất xử lý.
Bể lắng: Qua bể Aerotank, nước được bơm vào bể lắng. Nước thải đầu ra của bể Aerotank có chứa một phần bùn hoạt tính và lượng cặn còn sót lại chưa xử lý hết ở bể lắng sơ bộ. Bể lắng 2 có vai trò giữ lại lượng cặn và bùn trong nước. Ngoài việc loại bỏ cặn lơ lửng có trong nước, bể lắng còn có vai trò làm giảm lượng vi sinh vật có trong nước. Các vi khuẩn bám về mặt các hạt cặn lơ lửng rất nhiều, việc loại bỏ cặn lơ lửng cũng giúp loại bỏ một phần các vi sinh vật gây bệnh.
Bể khử trùng: Nước thải đầu vào bị ô nhiễm bởi Coliform, bể khử trùng được cung cấp hóa chất clorin để xử lý lượng Coliform trong nước thải.
Bể chứa bùn: Sau một thời gian hoạt động, lượng bùn trong bể lắng và bể Aerotank sẽ tăng lên làm giảm thể tích chứa nước của bể và giảm hiệu suất xử lý, vì thế cần hút lượng bùn trong bể để đảm bảo hiệu suất xử lý. Bùn được hút lên sẽ được đưa qua máy ép bùn để tách lượng nước còn lại trong bùn, giúp giảm thể tích và khối lượng bùn cần xử lý. Nước sau khi tách bùn sẽ được tuần hoàn lại bể điều hòa để xử lý.
Nước thải sau hệ thống xử lý các thông số ô nhiễm đạt tiêu chuẩn cho phép thải ra nguồn tiếp nhận theo QCVN 14:2008/BTNMT Cột B.
38