STT Thành phần Chi phí (đồng)
1 Chi phí nhân lực 157.017
2 Chi phí điện năng 378.594
3 Chi phí dầu mỡ 26.501
4 Chi phí hóa chất 18.900
Tổng chi phí vận hành trong ngày 580.012
5.5.6. Giá thành xử lý 1 m3 nước thải
Giá thành xử lý một m3 nước thải được tính bằng tổng khấu hao xây dựng toàn bộ trong trình trong một ngày và chi phí vận hành, quản lý trong một ngày chia cho lưu lượng xử lý nước thải trong 1 ngày.
- Khấu hao xây dựng toàn bộ công trình (5% công trình trong 10 năm) = (528.479.714× 5%):365:10 = 7.239(VNĐ)
Giá thành xử lý 1 m3 nước thải là: G = C
Q=
580.012 + 7.239
250 = 2,349 (VND/m
3)
Trong đó: C: Chi phí khấu hao và quản lý hàng ngày Q: Công suất lớn nhất của trạm xử lý, Q = 500 m3/ngày
84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sau hơn ba tháng thực hiện, đồ án đã hoàn thành đúng thời gian với các nội dung và cầu trúc đồ án theo đúng quy định của Bộ môn Địa sinh thái và Công nghệ Môi trường. Đồ án đã thể hiện được:
- Đặc điểm về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án.
- Thu thập và khảo sát chất lượng nước thải của chung cư Hồng Hải Hạ Long: lượng nước thải của tòa nhà trung bình 250 m3/ngày, một số chỉ tiêu vượt quá mức quy định như:…..
- Từ chất lượng nước thải đã đánh giá và phân tích các chỉ tiêu cần xử lý và đưa ra dây chuyền công nghệ xử lý phù hợp đảm bảo hiệu quả kinh tế và kỹ thuật bao gồm:
Nước thải SCR Bể tách dầu mỡ Bể điều hòa Bể Anoxic Bể Aerotank Bể lắng Bể khử trùng Bể chứa bùn
- Tính toán và thiết kế hệ chi tiết các công trình đơn vị trong dây chuyền xử lý đã đề xuất.
- Xác định được như cầu nhân lực vận hành hệ thống và đánh giá được hiệu quả kinh tế của dự án. Chi phí xử lý cho 1 m3 nước thải đối với phương án đề xuất là 2.349 đồng/1m3.
Với công nghệ xử lý trên, nước thải sản xuất sau xử lý của tòa chung cư Hồng Hải sẽ được xử lý triệt để, đạt quy chuẩn Việt Nam cho phép đối với nước thải sinh hoạt khi xả vào nguồn tiếp nhận quy định tại cột B của QCVN 14/2008/BTNMT.
2. Kiến nghị
Để hệ thống xử lý đi vào vận hành đạt chất lượng cao nên lưu ý một số vấn đề:
Sau khi xây dựng hoàn tất, nước phải được kiểm tra đạt tiêu chuẩn mới đưa vào sử dụng.
Nhân viên vận hành nhà máy phải được đào tạo về mặt chuyên môn.
Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định vận hành của hệ thống xử lý, thời gian chu kỳ xử lý, tốc đô xử lý, để chất lượng nước thải luôn ổn định và đảm bảo tuổi thọ của vật liệu.
Cần kiểm tra chất lượng nước thải định kỳ nhằm đảo bảo chất lượng nước cho mạng lưới. Thường xyên kiểm tra quá trình vận hành của hệ thống để phát hiện kịp thời các sự cố.
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Biểu giá điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN.
[2]. Bảng báo giá của các công ty nhập khẩu máy bơm nước, máy khuấy trộn hóa chất, máy bơm định lượng.
[3]. Bộ Tài nguyên và môi trường, QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.
[4]. TCXDVN 51:2008 của Bộ Xây Dựng - Thoát nước, mạng lưới bên ngoài và công trình, tiêu chuẩn thiết kế.
[5]. TCVN 7957:2008 của Bộ Xây Dựng - Thoát nước, mạng lưới bên ngoài và công trình, tiêu chuẩn thiết kế.
[6]. Trịnh Xuân Lai (2009). Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây dựng, Hà Nội.
[7]. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải – Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga – NXB Khoa học và kỹ thuật;
[8]. Giáo trình thoát nước tập 2 – Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ - NXB khoa học kỹ thuật, 2011;
[9]. Quyết định số 4737/QĐ-UBND – UBND Tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành đơn giá quan trắc và phân tích môi trường